Bé bị rối loạn tiêu hoá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bé bị rối loạn tiêu hoá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

Bác sĩ chuyên khoa Nha

Bé bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài nếu không được xử lý kịp thời. Vậy tình trạng này có các triệu chứng nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con nhanh chóng phục hồi? Hãy tìm hiểu ngay!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng xảy ra khi các cơ vòng trong hệ tiêu hóa không hoạt động đúng cách. Dẫn đến các dấu hiệu như đau vùng bụng, khó chịu và thay đổi quá trình hấp thu dinh dưỡng. Tuy rằng rối loạn hệ tiêu hóa thường không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Rối loạn tiêu hóa kéo dài có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề như suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong những năm đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Khi hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên khó khăn sẽ khiến trẻ không nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này ở trẻ có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Từ đó ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe đường ruột. Đồng nghĩa với việc trẻ có khả năng cao sẽ phải đối mặt với các vấn đề tiêu hóa khi trưởng thành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sau này.

Triệu chứng khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Những triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ phổ biến gồm:

  • Nôn trớ

Nôn là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống đẩy các chất trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Hiện tượng trớ thường xảy ra khi trẻ ăn quá no hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ sinh lý này khá phổ biến trong những tháng đầu đời của trẻ và không cần quá lo lắng. Nếu trên 1 tuổi vẫn liên tục bị nôn trớ, tăng cân, kém ăn, có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và đánh giá sức khỏe đầy đủ.

dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa
Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu trẻ lên 1 tuổi vẫn hay nôn trớ thì đó là dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa
  • Tiêu chảy

Đây là tình trạng trẻ đi ngoài có phân lỏng từ ba lần trở lên trong ngày. Thường xuất phát từ nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Khi tiêu chảy kéo dài, trẻ dễ bị mất nước và thiếu hụt điện giải nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mất cân bằng cơ thể. Việc bổ sung nước và điện giải kịp thời là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

  • Táo bón

Đây là một dấu hiệu phổ biến của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đây là hiện tượng trẻ đi vệ sinh không đều đặn, có thể từ 2-3 ngày mới đi một lần. Khi đó, phân thường khô cứng, rắn và có kích thước lớn, gây khó khăn cho trẻ khi đi đại tiện. Trẻ có thể cảm thấy đau ở vùng bụng, gặp khó khăn trong quá trình đi vệ sinh, cảm thấy buồn đi nhưng không thể đi được. Kéo dài tình trạng này có thể khiến trẻ cảm thấy sợ ăn, mất cảm giác ngon miệng. Thường xuyên đau bụng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

vì sao trẻ bị táo bón
Táo bón là một trong những dấu hiệu phổ biến của tình trạng rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng. Hoặc tiêu thụ thực phẩm khó tiêu như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, cứng hoặc quá giàu đạm. Thiếu chất xơ, uống không đủ nước và ít ăn trái cây cũng là các yếu tố khiến trẻ dễ mắc phải tình trạng này. Ngoài ra, yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo lắng cũng có thể góp phần làm trẻ bị táo bón.

Trẻ sinh non, mắc các bệnh lý bẩm sinh (phình đại tràng, suy giáp), hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,… cũng có thể gây nên tình trạng này.

  • Ợ hơi, đầy bụng

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, bé có thể biểu hiện qua các triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi. Bụng của trẻ có thể cảm thấy căng cứng và bé có thể ợ hơi nhiều lần trong ngày. Do tích tụ khí trong dạ dày, trẻ thường xuyên đánh hơi và đôi khi gặp phải tình trạng hôi miệng.

trẻ bị ợ hơi đầy bụng
Tình trạng đầy bụng, chướng hơi do rối loạn tiêu hóa gây khó chịu cho trẻ

Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy chán ăn, thậm chí lười ăn, do hệ tiêu hóa không thể hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất và sức khỏe của trẻ bị suy giảm.

  • Đi ngoài phân nát

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến khi trẻ em gặp phải tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không hiệu quả. Từ đó, khiến cho thức ăn không được hấp thụ đầy đủ và chuyển hóa đúng cách, dẫn đến tình trạng phân lỏng hoặc nát. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe lâu dài của bé.

  • Đi ngoài phân sống

Hệ tiêu hóa của trẻ em có thể bị mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Đặc biệt, khi lượng vi khuẩn có hại phát triển mạnh, dẫn đến sự rối loạn trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, và kết quả là hiện tượng phân sống.

Trẻ gặp tình trạng này thường có phân lỏng, đôi khi có chất nhầy. Trong trường hợp phân có lẫn máu, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

bé đi ngoài phân nát bị gì
Bé bị rối loạn tiêu hóa thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến hiện tượng đi phân nát hoặc phân sống
  • Đau bụng

Là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bé bị rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ lớn, khi bụng bị đau, bé có thể dễ dàng diễn đạt tình trạng sức khỏe của mình cho ba mẹ hiểu. Với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, do chưa thể giao tiếp rõ ràng, ba mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu để nhận diện.

Các biểu hiện phổ biến mà ba mẹ có thể nhận thấy bao gồm: trẻ khóc nhiều hơn bình thường, bụng bị chướng lên, khuôn mặt đỏ, hoặc chân co lại về phía bụng. Thêm vào đó, trẻ có thể nắm tay lại, điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải cơn đau.

  • Chậm tăng cân

Chậm tăng cân là một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến khi trẻ gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu các dưỡng chất sẽ bị suy giảm. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và khiến trẻ không thể đạt được cân nặng mong muốn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và sức khỏe tổng thể của trẻ.

vì sao trẻ chậm tăng cân
Chậm tăng cân cũng là một dấu hiệu cảnh báo có thể bé đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa

Ngoài việc theo dõi cân nặng, phụ huynh cũng cần chú ý đến các biểu hiện khác như phân, nước tiểu hay thói quen ăn uống. Việc phát hiện sớm những bất thường sẽ giúp bố mẹ can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa

Dưới đây là những nguyên nhân bé bị rối loạn hệ tiêu hóa mà ba mẹ cần lưu ý:

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và trong quá trình phát triển, điều này khiến cho cơ thể bé gặp khó khăn khi tiếp xúc với những thực phẩm mới hoặc không đảm bảo chất lượng. Nếu ăn phải thức ăn khó tiêu hoặc có vi khuẩn, hệ tiêu hóa dễ bị quá tải gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Thêm vào đó, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây hại xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ virus có trong thực phẩm.

Tác động của kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi, dẫn đến sự suy giảm các lợi khuẩn trong ruột. Hệ quả là trẻ có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy. Khi đó, hệ vi sinh bị tổn thương, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của trẻ.

dùng kháng sinh nhiều ảnh hưởng tiêu hóa
Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều và trong thời gian dài cũng là nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa

Thực phẩm không đảm bảo an toàn

Trẻ em rất dễ gặp phải bệnh này nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, chưa nấu chín. Những tình trạng này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra các dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể gặp phải tình trạng đi vệ sinh ra máu và cần được can thiệp y tế ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý đến nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, cũng như đảm bảo chế biến đúng cách.

Môi trường sống kém vệ sinh

Khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Vi khuẩn từ không khí ô nhiễm hoặc từ nguồn nước không sạch sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây ra rối loạn hệ tiêu hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức đề kháng của hệ tiêu hoá mà còn dẫn đến các bệnh lý nếu không được xử lý kịp thời.

môi trường sống ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Biến chứng từ các bệnh lý tiêu hóa khác

Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, bệnh lý đại tràng hay viêm ruột có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa. Việc điều trị kịp thời và dứt điểm các bệnh lý này sẽ giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa. Từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tránh các bệnh về tiêu hoá.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh ruột đóng vai trò như một “lá chắn bảo vệ”, duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và hại. Một hệ vi sinh khỏe mạnh là yếu tố then chốt giúp trẻ có một hệ tiêu hóa ổn định. Tuy nhiên, khi sự cân bằng này bị xáo trộn, có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, như chướng bụng, hoặc phân có chất nhầyphân sống.

Nếu vi sinh trong ruột bị mất cân bằng, cơ thể trẻ dễ gặp phải các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho trẻ, việc duy trì một hệ vi sinh ổn định là cực kỳ quan trọng.

vì sao bé bị rối loạn tiêu hóa
Hệ vi sinh đường ruột nếu không đảm bảo được sự cân bằng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Phương pháp điều trị bé bị rối loạn hệ tiêu hoá

Một số cách điều trị rối loạn tiêu hoá ở bé

Rối loạn tiêu hóa không chỉ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn các hoạt động thường ngày. Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Các bậc phụ huynh cần lưu ý nhận biết sớm các dấu hiệu để có biện pháp can thiệp kịp thời. Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ hữu ích cho bé:

Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm

Để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ, việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm là điều vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ. Trước khi chế biến, thực phẩm cần được rửa sạch kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có thể tồn tại. Nước dùng để chế biến thức ăn cho bé phải đảm bảo độ tinh khiết. Tránh sử dụng nguồn nước không rõ ràng hoặc có thể nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, thực phẩm sống, tái hoặc những món ăn để qua đêm cần tuyệt đối tránh vì chúng có thể chứa các tác nhân gây bệnh. Nấu chín thực phẩm là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Từ đó giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khỏi các nguy cơ bệnh tật.

an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm đảm bảo sức khỏe toàn diện cho con

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn và tránh tình trạng quá tải dạ dày. Bên cạnh ba bữa chính, bố mẹ có thể bổ sung các bữa phụ với những món ăn nhẹ nhàng như trái cây tươi, sữa chua. Điều này không chỉ giúp cung cấp thêm năng lượng mà còn hạn chế hiện tượng đầy hơi, khó tiêu khi bé ăn quá nhiều trong một lần. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giúp bé luôn cảm thấy thoải mái trong suốt ngày dài.

Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu

Hệ tiêu hóa của trẻ thường chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương nếu ăn phải những thực phẩm khó tiêu. Để hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp hoặc canh thịt hầm sẽ là lựa chọn lý tưởng. Những món ăn này không chỉ giúp bé tiêu hóa dễ dàng mà còn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Các món giàu chất xơ hòa tan như khoai tây nghiền, cà rốt nấu nhừ rất tốt, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ quá trình hấp thụ dưỡng chất.

điều trị bé bị rối loạn tiêu hóa
Cho trẻ ăn các món mềm như cháo, súp,… sẽ giúp bé dễ tiêu hóa hơn

Ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất và có lợi cho hệ tiêu hoá là điều vô cùng quan trọng. Các thực phẩm như sữa chua, rau xanh, trái cây chứa nhiều chất xơ, và các sản phẩm có men và lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng của lợi khuẩn. Những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện sức khỏe tổng thể. Việc bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bé tiêu hóa hiệu quả hơn và duy trì một sức khỏe tốt.

Cho bé hoạt động thường xuyên

Vận động là yếu tố quan trọng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc các hoạt động vui chơi ngoài trời như đạp xe, chạy nhảy không chỉ giúp bé vui vẻ mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Khi bé hoạt động thường xuyên, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra hiệu quả hơn, bé sẽ cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn, từ đó hạn chế tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa. Việc duy trì thói quen vận động là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo bé luôn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

làm gì để hệ tiêu hóa khỏe hơn
Khuyến khích trẻ hoạt động thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và tốt hơn

Áp dụng một số mẹo trị bé bị rối loạn tiêu hóa

Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Để giúp trẻ cải thiện tình trạng tiêu hóa, không cần phải sử dụng thuốc, các mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian đơn giản, an toàn và hiệu quả, đã được nhiều bậc phụ huynh tin dùng.

  • Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa: Một chế độ ăn giàu lợi khuẩn như sữa chua là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Sữa chua là thực phẩm giàu probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa của trẻ. Việc bổ sung sữa chua vào bữa ăn hàng ngày giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Sử dụng lá ổi: Lá ổi chứa tanin có tác dụng làm dịu các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể lấy một vài búp ổi non, rửa sạch và nấu cùng nước sôi, sau đó cho trẻ uống từ từ khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.
  • Uống trà hoa cúc và lá bạc hà: Hoa cúc và lá bạc hà đều có tác dụng làm dịu các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Hoa cúc giúp giảm viêm, mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ, trong khi lá bạc hà chứa tinh dầu có khả năng giảm co thắt dạ dày, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi gặp vấn đề về tiêu hóa.
tác dụng của trà hoa cúc
Trà hoa cúc và lá bạc hà trị được các triệu chứng đầy hơi
  • Nước chanh tươi: Nước chanh tươi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau bữa ăn. Tuy nhiên, để tránh làm tổn thương dạ dày của trẻ, mẹ nên cho trẻ uống nước chanh pha loãng với nước ấm sau bữa ăn, tránh uống khi bụng đói.
  • Gừng tươi: Gừng là một phương pháp dân gian hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi và buồn nôn. Các mẹ có thể lấy vài lát gừng tươi, pha với nước ấm cho bé uống từ từ. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng lượng vừa phải để tránh làm nóng cổ họng của bé.
  • Chuối tiêu xanh: Chuối tiêu xanh là thực phẩm giàu chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Mẹ có thể xay nhuyễn chuối tiêu xanh, nấu cùng cháo cho bé ăn, duy trì trong 2-3 ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
  • Cam thảo: Cam thảo có tính năng chống viêm và làm dịu co thắt dạ dày, giúp giảm thiểu tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể pha cam thảo với nước ấm cho bé uống hoặc cho bé nhai nhẹ. Việc nhai cam thảo trước bữa ăn khoảng 30 phút, hoặc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để cải thiện tình trạng tiêu hóa.
bé bị rối loạn tiêu hóa uống gì
Nước ép cà rốt giúp cải thiện tiêu chảy
  • Đu đủ chín hỗ trợ ngăn ngừa táo bón hiệu quả: Đu đủ chín chứa enzyme papain có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động trơn tru. Việc bổ sung đu đủ chín cho trẻ sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng khó đi vệ sinh.
  • Hồng xiêm xanh giúp giảm tiêu chảy: Với đặc tính chát, hồng xiêm xanh là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ. Mẹ có thể thái lát mỏng hồng xiêm, sao vàng và phơi khô để dùng dần. Khi trẻ có dấu hiệu này, chỉ cần pha 10 lát hồng xiêm với nước nóng cho bé uống 2 lần mỗi ngày.
  • Cà rốt nấu nước giảm tiêu chảy: Chất xơ hòa tan pectin trong cà rốt giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Mẹ có thể cạo vỏ, cắt nhỏ cà rốt và nấu với nước đến khi nước cạn còn một nửa. Sau đó cho bé uống hoặc nấu cháo cà rốt để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, điều quan trọng là cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm để xác định nguyên nhân chính xác và nhận được phương pháp điều trị phù hợp. Việc khám bệnh kịp thời sẽ giúp tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Trong một số tình huống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhẹ để kiểm soát nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nhưng phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng thuốc và liều lượng nhằm tránh các vấn đề tiêu hóa trầm trọng hơn.

bé bị rối loạn tiêu hóa nặng làm gì
Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ kéo dài cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất

Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như tiêu chảy có máu, sốt cao, mất nước hoặc mệt mỏi nặng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để can thiệp y tế kịp thời. Việc không xử lý sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc đưa trẻ đi khám đúng thời điểm không chỉ giúp cải thiện tình trạng mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh cho bé trong tương lai.

Các loại thực phẩm nên và không nên ăn cho trẻ

Thực phẩm tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục của hệ tiêu hóa trẻ em. Cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin và chất xơ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, có thể cải thiện triệu chứng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Chuối: Chuối là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ khi bị rối loạn hệ tiêu hóa. Chúng chứa pectin, một chất giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đại tiện. Đặc biệt, chuối cung cấp kali – một loại khoáng chất quan trọng giúp bổ sung điện giải và duy trì cân bằng nước trong cơ thể, nhất là khi trẻ bị mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Sốt táo: Sốt táo là món ăn dễ tiêu hóa, lý tưởng cho trẻ gặp phải rối loạn hệ tiêu hóa. Thành phần pectin trong táo giúp làm dịu cơn đau ở bụng và giảm cảm giác khó chịu trong dạ dày. Sốt táo dễ tiêu hóa hơn so với táo tươi và cũng cung cấp nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của bé.
bé bị rối loạn tiêu hóa ăn gì
Sốt táo có hàm lượng pectin cao giúp làm dịu các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu,…
  • Thực phẩm từ gạo: Các món ăn từ gạo như cơm trắng, cháo xay, hoặc cháo hạt là lựa chọn lý tưởng cho trẻ bị tình trạng này. Gạo dễ tiêu và nhẹ nhàng cho dạ dày, giúp điều chỉnh tình trạng tiêu chảy và cung cấp năng lượng cho bé.
  • Rau xanh: Việc tăng cường khẩu phần rau trong bữa ăn của trẻ sẽ giúp bổ sung vitamin và chất sơ thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, rau củ còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa.
  • Thịt gà: Thịt gà là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và ít béo, rất phù hợp cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Khi chế biến hợp lý, thịt gà giúp giảm cảm giác khó chịu trong dạ dày và cung cấp dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.
  • Sữa chua: Sữa chua có chứa các lợi khuẩn (probiotics) rất tốt cho hệ tiêu hóa. Việc tiêu thụ sữa chua có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá ở trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ không dung nạp lactose, phụ huynh cần thận trọng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ, protein và các loại dầu thực vật tự nhiên, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
  • Thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ: Để giúp trẻ dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, hãy hạn chế các món chiên, rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hay thực phẩm có gia vị mạnh. Những món như cháo, súp, khoai tây hấp, cá hấp, rau củ luộc đều là những lựa chọn lý tưởng. Chúng giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
món nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Hãy ưu tiên cho trẻ ăn những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu để giúp bé bị rối loạn tiêu hóa cảm thấy dễ chịu hơn
  • Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước cho trẻ là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động tiêu hóa ổn định. Nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc các loại nước không chứa đường hóa học sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn trong việc uống nước và tránh được tình trạng táo bón.
  • Hạn chế thực phẩm gây kích thích: Các loại thực phẩm chứa caffeine, chocolate, đồ ngọt, nước có gas hay thức ăn có chất kích thích đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, gây khó chịu cho dạ dày và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hạn chế các thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định hơn.

Thực phẩm cần kiêng cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn hệ tiêu hóa, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các loại thực phẩm mà cha mẹ cần tránh để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của trẻ:

  • Đồ ăn nhanh và thực phẩm khó tiêu: Các món ăn chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, pizza, thịt xông khói và hamburger là những thực phẩm chứa nhiều chất béo và gia vị, khó tiêu hóa. Chúng có thể gây kích ứng dạ dày và làm tình trạng ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và chất xơ khi trẻ bị tiêu chảy: Các thực phẩm như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt và các loại đậu có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Các loại thực phẩm này sẽ khiến ruột phải làm việc nhiều hơn, dễ gây đầy bụng và khó chịu.
  • Thực phẩm giàu tinh bột và chất béo khi trẻ bị táo bón: Khi trẻ gặp tình trạng khó đi vệ sinh, các loại thực phẩm như đậu, bắp và thực phẩm chứa nhiều chất béo cần được hạn chế. Chúng có thể khiến phân trở nên khô cứng và gây khó khăn trong việc đại tiện.
  • Sữa chứa lactose khi trẻ không dung nạp lactose: Với những trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa do không dung nạp lactose, sữa và các sản phẩm từ sữa chứa lactose cần được kiêng. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại sữa ít lactose hoặc sữa thay thế phù hợp, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ khỏi những cơn khó chịu.
bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên tránh xa các món ăn nhanh hoặc quá nhiều dầu mỡ

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ

Bé bị rối loạn tiêu hóa không chỉ gây ra những cơn đau bụng khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý và chủ động phòng ngừa từ sớm để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích để bảo vệ sức khỏe của con yêu:

  • Cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh, cung cấp đầy đủ vi-ta-min và các kháng thể tự nhiên. Những dưỡng chất này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng của bé mà còn hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, cho trẻ bú mẹ là một trong những biện pháp phòng ngừa rối loạn hệ tiêu hóa rất hiệu quả.
  • Có một chế độ dinh dưỡng hằng ngày cân bằng: Một chế độ thực phẩm lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất như đạm, tinh bột, chất béo, và khoáng chất sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Cha mẹ cần đảm bảo rằng các bữa ăn của bé được đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn lựa thực phẩm sạch, tươi ngon và chế biến đúng cách là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh. Cha mẹ cần đảm bảo rằng thực phẩm luôn được nấu chín và sử dụng nguồn nước sạch khi chế biến, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Vệ sinh không gian sống và đồ chơi: Không gian sống và đồ chơi của trẻ cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Thường xuyên lau dọn nhà cửa và vệ sinh đồ dùng sẽ giúp giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ khỏi sự lo lắng bé bị rối loạn tiêu hóa.
  • Ăn uống theo chế độ khoa học: Để trẻ có thể tiêu hóa tốt, cha mẹ nên khuyến khích bé ăn từ từ và nhai kỹ. Quá trình nhai giúp thức ăn hòa trộn với enzyme tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm bớt các biểu hiện khó chịu.
  • Khuyến khích hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ phát triển cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Các hoạt động như chạy nhảy, bơi lội hay chơi thể thao giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Bổ sung men vi sinh: Đây là một cách giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần rèn luyện thói quen đi vệ sinh đều đặn cho trẻ. Tốt nhất hãy cho trẻ đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, để duy trì sự ổn định và sức khỏe hệ tiêu hóa.
biện pháp phòng bé bị rối loạn tiêu hóa
Bổ sung men vi sinh và lợi khuẩn cũng là một cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở trẻ

Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa và đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng này vẫn không được cải thiện, ha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Những câu hỏi thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Cách phân biệt giữa rối loạn hệ tiêu hóa và bệnh lý nghiêm trọng?

Nếu trẻ chỉ có các dấu hiệu nhẹ như khó chịu trong bụng và đi vệ sinh không đều, có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu trẻ có triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, đi vệ sinh ra máu, hoặc tình trạng nôn mửa kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.

Có cần kiêng hoàn toàn sữa cho bé bị rối loạn tiêu hóa không?

Không cần phải kiêng hoàn toàn sữa. Nhưng nếu trẻ bị bất dung nạp lactose, cha mẹ nên cân nhắc chuyển sang sữa không chứa lactose hoặc các loại sữa thực vật để đảm bảo trẻ vẫn nhận đủ dưỡng chất.

Có nên sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ không?

Thuốc nhuận tràng chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng để tránh gây ra tình trạng phụ thuộc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.

 

Bé bị rối loạn tiêu hóa cần được đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán là rất cần thiết. Qua thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, cha mẹ cần chú trọng chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đảm bảo cân bằng với rau xanh, trái cây, ngũ cốc và protein chất lượng cao. Cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường xung quanh để bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) là một trong những địa chỉ chuyên khám rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ nói riêng. Và các bệnh thường gặp ở trẻ em nói chung. Sử dụng dịch vụ thăm khám tại SIGC, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm với trải nghiệm dịch vụ và sự chăm sóc tốt nhất. Liên hệ ngay với số hotline hoặc website của SIGC để đặt hẹn ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+