Bệnh đa niệu về đêm
Bệnh đa niệu về đêm
1. Tổng quan:
- Bệnh đa niệu về đêm, tiếng Anh là NOCTURRAL POLYURIA; được hiểu nôm na là bạn phải thức dậy ban đêm một vài lần đi tiểu với số lượng nước tiểu gần 50% lượng nước tiểu trong ngày, hiện tượng này gặp ở cả 2 phái nam và nữ, nó trở nên phổ biến hơn ở những người cao tuổi.
- Bệnh đa niệu về đêm hay nói cách khác là chứng tiểu nhiều về đêm mà hậu quả được y học đúc kết nghiên cứu gọi là tiểu đêm. Có tới gần 20 nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tiểu đêm, chắc chắc không một loại thuốc nào có thể điều trị chung cho từng ấy bệnh lý, vì vậy chúng ta phải thực hiện tiêu chí “Chữa bệnh đúng thầy, đúng thuốc”, tốt nhất là khuyên bạn nên đi khám Bás sĩ chuyên khoa nội-ngoại tiết niệu để được chuẩn đoán và điều trị hợp lý mang lại kết quả tốt, đừng tự mình điều trị và nguy hiểm hơn là làm theo lời đồn thổi của quảng cáo hay nghe theo hướng dẫn từ người quen, để rồi tiền mất mà bệnh không khỏi.
- Mất ngủ còn ảnh hưởng về mặt tinh thần, dần dần đưa đến rối loạn lo âu và tăng nguy cơ Stress. Vì vậy đừng nghĩ rằng chứng tiểu nhiều về đêm là “ chuyện nhỏ” mà cần được tham vấn của Bác Sĩ niệu khoa.Tiểu nhiều về đêm gây ra nhiều phiền toái, là biểu hiện của rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Mất ngủ do phải đi tiểu nhiều là yếu tố thúc đẩy các bệnh khác từ rối loạn Nội – Ngoại sinh góp phần làm gia tăng các bệnh Tim mạch, Tăng huyết áp, Đái tháo đường…
Bệnh đa niệu về đêm
Muốn chữa khỏi bệnh đa niệu về đêm cần phải điều trị nguyên nhân, để tìm nguyên nhân gây bệnh chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân sau đây:
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân không do bệnh lý
- Uống quá nhiều nước: thường gặp ở người có thói quen uống nhiều nước vào ban đêm vì nghĩ rằng khi ngủ thận dễ dàng loại bỏ chất độc hại. Uống nhiều nước vào ban đêm sẽ đi tiểu nhiều là điều tất nhiên.
- Do chất kích thích: nếu bạn uống rượu, bia, trà, cafe nhất là vào chiều tối thì bạn sẽ đi tiểu nhiều về đêm do các chất nêu trên có tác dụng lợi tiểu, kích thích co bóp bàng quang gây tiểu nhiều.
- Người lớn tuổi: Các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Kyoto Nhật Bản (Ông Osamu Ogawa) xác định nguyên nhân người già hay đi tiểu đêm là do sự thiếu hụt protein trong cơ thể, protein này có tên là CONNEXIN 43, CONNEXIN 43 có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sinh học trong cơ thể khiến người lớn tuổi đảo lộn hoạt động, họ không ngủ được vào ban đêm mà chỉ ngủ ban ngày. Khi lượng connexin 43 xuống thấp, các cơ trơn của bàng quang nhạy cảm và truyền đi tín hiệu sai lệch: báo cảm giác bàng quang đã đầy nước tiểu, buộc người già phải tỉnh giấc và đi tiểu tiện. Mặt khác do khả năng tái hấp thu ở thận kém, bài tiết giảm dẫn đến phải đi tiểu nhiều lần hơn cả ngày lẫn đêm.
- Trẻ nhỏ: Thường tiểu đêm hay chứng đái dầm ban đêm ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (bé gái), dưới 6 tuổi (bé trai) nếu trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu trong lúc ngủ thì coi như là bệnh lý mãn tính. Nguyên nhân được các nhà khoa học nghĩ đến là do sự thay đổi cơ chế sinh học trong cơ thể trẻ nhỏ đó là sự suy yếu của vỏ não hay sự chậm phát triển của võ nào (một phần của bộ não) dẫn đến sự nhận tín hiệu kích thích từ bàng quang hoặc trong quá trình sản xuất các hormone bài niệu (sản sinh nước tiểu) vào ban đêm.
- Do mang thai: Thường gặp ở nhiều thai phụ, do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to chèn ép vào bàng quang gây kích thích đi tiểu nhiều, tiểu đêm.
- Do thuốc: Một số thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, suy thận, xơ gan, … Người bệnh phải chấp nhận những phản ứng phụ của thuốc nên tiểu nhiều cả ban ngày và đêm. Các thuốc nhóm ức chế canxi điều trị cao huyết áp nếu dùng buổi tối có thể gây tiểu đêm.
Nguyên nhân bệnh lý
- Suy tim sung huyết
- Tăng huyết áp
- Suy dãn tĩnh mạch
- Đái tháo đường, Đái tháo nhạt
- Bướu tuyến tiền liệt tuyến
- Bệnh lý thận, suy thận, sỏi thận
- Bệnh lý bàng quang: nhiễm trùng, bướu bàng quang, bàng quang thần kinh…
- Rối loạn giấc ngủ – tâm thần
3. Các xét nghiệm
Để phát hiện chứng bệnh Đa niệu về đêm bạn nên gặp bác sĩ của mình để được tư vấn và làm xét nghiệm chuẩn đoán bệnh, chuẩn đoán nguyên nhân, quan trọng là nguyên nhân bệnh lý nêu ở trên.
- Thử máu
- Thử nước tiểu
- Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm mạch máu
- Siêu âm tim Doffler màu
- Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp UIV thận, xạ hình thận.
4. Điều trị:
- Điều trị bệnh đa niệu về đêm quan trọng nhất là bạn cần phát hiện tình trạng bất thường này và nhờ bác sĩ giúp xác định bệnh và xác định nguyên nhân gây ra bệnh đa niệu về đêm.
- Nếu do các nguyên nhân không phải do bệnh lý (thói quen uống nước vào ban đêm, các chất kích thích rượu, bia, cafe thì nên hạn chế bớt từ 5 giờ chiều); nếu dùng các thuốc lợi tiểu thì phải cân nhắc và dùng đúng liều lượng bác sĩ đã cho.
- Nếu do các nguyên hân bệnh lý (cao huyết áp, suy tim, suy thận, xơ gan…) thì phải điều trị bệnh lý cơ bản. Bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định loại thuốc và liều dùng thích hợp cho bạn, bạn không nên tự ý tham khảo thuốc và tự điều trị vì sẽ gây nguy hiểm cho bạn nhiều hơn.
(Nguồn sử dụng hình ảnh và tư liệu từ Internet)
Khi cần Tư vấn, tầm soát bệnh lý tiểu đường và hướng dẫn y tế, Bạn có thể liên lạc Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn để được khám chữa bệnh tận tình.
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|