Bệnh đái tháo đường (Phần I)

Bệnh đái tháo đường (Phần I)

ĐỊNH NGHĨA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Theo tổ chức y tế thế giới WHO)

Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa, do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mãn tính, với các rối loạn chuyển hóa đường đạm, mỡ, hậu quả của sự thiếu Insulin.

Có thể thiếu Insulin tuyệt đối do tế bào ß tuyến tụy bị hủy, hay thiếu Insulin tương đối do đề kháng Insulin

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

Phân loại của bệnh đái tháo đường (Theo tổ chức y tế thế giới WHO)

  1. Bệnh đái tháo đường type I gặp người trẻ <30 tuổi
  2. Bệnh đái tháo đường type IIgặp người ≥ 40 tuổi
  3. Bệnh đái tháo đường thai kỳ
  4. Bệnh đái tháo đường thứ phát: Do kiếm khuyết gen, do bệnh lý tuyến tụy và những bệnh lý khác…

BỆNH CẢNH LÂM SÀNG

Bệnh đái tháo đường type I

Xuất hiện thình lình triệu chứng khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn gầy, suy kiệt.

Đôi khi khởi đầu bằng nhiễm toan và tăng ceton máu do tăng đường huyết đưa đến tăng áp lực thẩm thấu máu, khi đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ có đường trong nước tiểu. Đường là chất có áp lực thẩm thấu cao – gây ra tình trạng đa niệu thẩm thấu, dẫn đến mất nước và chất điện giải, tiểu nhiều có thể đưa đến tiểu đêm và tiểu giầm ở trẻ am.

Bệnh đái tháo đường type II

Cũng có những triệu chứng của tăng đường huyết như tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, dị cảm.

Tuy nhiên đa số trường hợp triệu chứng thường âm ỉ nên bệnh chỉ được phát hiện nhân lúc đi thử máu thường quy như trước khi phẫu thuật hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Một số yếu tố gợi ý như nhiễm trùng da kéo dài, bệnh nhân nữ bị ngứa vùng âm hộ do nhiễm nấm, bệnh nhân nam bị bất lực. Ngoài ra béo phì, nhất là vùng bụng nhiều mỡ, tiền căn có người bị đái tháo đường type II, phụ nữ sinh con trên 4 Kg, có tiền căn thai đa ối, sản giật, thai chết không rõ nguyên nhân.

Nhiễm ceton acid không xảy ra đột ngột mà thường có stress như nhiễm trùng…

NHỮNG DẤU HIỆU SỚM NHẬN BIẾT ĐÁI THÀO ĐƯỜNG

  1. Khát nước và tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, chất lỏng được thu về các mô, dẫn đến khát nước -> uống nhiều nước và khát nhiều.
  2. Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ Insulin để chuyển hóa đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng, gây nên đói dữ dội.
  3. Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói nhưng vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường, có thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất và glucose dư thừa được bài tiết vào nước tiểu.
  4. Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể bị thiếu chất đường, cơ thể sẽ mệt mỏi.
  5. Mờ mắt: Nếu đường máu quá cao, chất lỏng có thể chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt ảnh hưởng khả năng tập trung và tầm nhìn của mắt, nên có cảm giác nhìn mờ.
  6. Vết thương lâu lành: biến chứng của đái tháo đường lên mạch máu và thầm kính gây nên vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.
  7. Da sẫm màu: Một số người đái tháo thường type II có các mảng da sẫm màu ở vùng da gấp nhiều gọi là gai đen, có thể là một dấu hiệu của đề kháng Insulin.

ĐỂ NGĂN CHẶN HOẶC TRÌ HOÃN SỰ BẮT ĐẦU CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Ăn một chế độ ăn hợp lý
Ăn một chế độ ăn hợp lý

  • Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục để cải thiện hoạt động của Insulin, di chuyển Glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Ăn một chế độ ăn hợp lý
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: kiểm tra cân nặng, huyết áp, mỡ máu, đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ
Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày
Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày

TIÊN CHUẨN CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  • Đường huyết đói sáng ≥ 126mg/DL (≥ 7ml/L) xét nghiệm 2 lần cách nhau 2 – 6 tuần
  • Đường huyết bất kỳ hay nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/DL (11.1 mol/L)
  • Có thể có hoặc không các triệu chứng lâm sàng kèm theo:
  • Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân không giải thích được.
  • Nhìn mờ, có thể mệt mỏi

Đường huyết (đói)

100 mg/DL (5.6mmol/L)

Rối loạn đường huyết đói

126mg/DL (7.2 mmol/L)

Bình thường Đái tháo đường

Nghiệm pháp dung nạp Glucose

140 mg/DL (7.8 mmol/L)

Rối loạn dung nạp Glucose

200 mg/DL (11.2mmol/L)

Nghiệm pháp dung nạp Gluco

  • Ba ngày trước khi làm nghiệm pháp, ăn khẩu phần giàu Carbonhydrat > 150 gram/ ngày và luyện tập thể lực bình thường.
  • Nghiệm pháp được thực hiện vào buổi sáng sau 12 giờ nhịn ăn, không hút thuốc lá trong lúc làm xét nghiệm. Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc, bất động hay nhiễm trùng.
  • Sau khi lấy máu xét nghiệm đường huyết đói, bệnh nhân uống 75 gram glucose pha với 250 ml – 300ml nước (không nóng, không lạnh) uống hết trong 5 phút.
  • Thời gian được tính trong lúc bắt đầu uống, 2 giờ sau lấy máu thử đường huyết.

(Một số hình ảnh được thu thập từ internet)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+