Bệnh động mạch vành tim

Bệnh động mạch vành tim

Bệnh động mạch vành tim là tình trạng bệnh lý xảy ra trên hệ thống động mạch vành (hệ thống động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng tim) và hậu quả là làm hẹp hoặc tắc lòng động mạch vành đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí.

Trong năm 2001, bệnh mạch vành gây 7,2 triệu người trường hợp tử vong trên thế giới và mỗi năm có 5,8 triệu trường hợp mắc bệnh mới. Ở Việt Nam, bệnh động mạch vành đang ngày càng tăng lên rõ rệt. Theo thống kê của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh thì riêng năm 2012 đã có gần 4,000 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và đã tử vong hơn 200 trường hợp.

Về nguyên tắc, tim chúng ta hoạt động giống như một cái bơm để bơm máu, đưa máu tới khắp các mô cơ quan trong cơ thể. Để đảm bảo được chức năng bơm máu một cách đều đặn khoảng 70-80 lần/phút trong suốt cuộc đời, tim phải có một cấu tạo đặc biệt và được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu riêng.

Xơ vữa thành mạch máu
Xơ vữa thành mạch máu

Bệnh mạch vành thường liên quan đến tình trạng tắc nghẽn trong lòng mạch vành hoặc do co thắt mạch vành. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng xơ vữa động mạch làm cho các tế bào mỡ tích tụ ở thành trong của động mạch, dẫn đến thành mạch máu dày lên. Sự dày lên dần dần của các mảng xơ vữa này làm hẹp lòng mạch máu và đưa đến sự giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim, gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ.

Mảng xơ vữa ở thành động mạch vành làm viêm mạch máu, rất dễ bị nứt hay vỡ ra làm tiểu cầu kết tập lại, rồi hồng cầu dính lại và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể làm nghẽn lòng mạch tại chỗ hoặc di chuyển đến những đoạn đã hẹp sẵn làm tắt nghẽn thình lình một đoạn động mạch vành gây ra nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh động mạch vành tim

Sự thiếu máu nuôi cơ tim sẽ gây nên tình trạng đau ngực. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện ở vùng cạnh xương ức hay vùng trước tim. Bệnh nhân có cảm giác bị đè nặng, xiết chặt và có một sức ép lan lên cổ, vai trái và xuống cánh tay, kéo dài khoảng 2-5 phút. Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim cấp, có thể gây tử vong. Đôi khi người mắc bệnh mạch vành có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ được phát hiện khi đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Một số trường hợp có triệu chứng đau ngực và có bệnh mạch vành nhưng đo điện tâm đồ hoàn toàn bình thường, khi đó cần làm thêm một số biện pháp khác như đo điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức hoặc chụp MSCT mạch vành tim 64 lát cắt để chẩn đoán.

Sự thiếu máu nuôi cơ tim sẽ gây nên tình trạng đau ngực. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện ở vùng cạnh xương ức hay vùng trước tim. Bệnh nhân có cảm giác bị đè nặng, xiết chặt và có một sức ép lan lên cổ, vai trái và xuống cánh tay, kéo dài khoảng 2-5 phút. Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim cấp, có thể gây tử vong. Đôi khi người mắc bệnh mạch vành có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ được phát hiện khi đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Một số trường hợp có triệu chứng đau ngực và có bệnh mạch vành nhưng đo điện tâm đồ hoàn toàn bình thường, khi đó cần làm thêm một số biện pháp khác như đo điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức hoặc chụp MSCT mạch vành tim 64 lát cắt để chẩn đoán.

Đau thắt ngực
Đau thắt ngực

Bệnh thường gặp ở những người tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm. Béo phì, uống rượu bia nhiều cũng là một trong những nguyên nhân được nhắc đến. Hút thuốc, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Để giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tích cực điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, để luôn luôn giữ ổn địnhhuyết áp và lượng đường trong máu, nên ăn ít chất béo và ăn nhiều rau, trái cây mỗi ngày. Luôn luôn tham khảo với bác sĩ nếu bị đau ngực hay có những triệu chứng nghi ngờ. Nhưng tốt hơn hết là chúng ta nên bắt đầu ngay từ lúc chưa mắc bệnh mạch vành với một cuộc sống điều độ, tập thể dục, chơi thể thao, không hút thuốc, chế độ ăn kiêng mỡ, tránh ăn mặn… để giảm áp lực cho tim và có một trái tim luôn khỏe mạnh.

(Nguồn sử dụng hình ảnh và tư liệu từ: internet)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+