Những bệnh lý ở phụ nữ thường được phát hiện sau tuổi 40

Những bệnh lý ở phụ nữ thường được phát hiện sau tuổi 40

UNG THƯ VÚ – BỆNH LÝ Ở PHỤ NỮ

  • Có tới 18% phụ nữ tuổi 40 được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú tăng 77% so với lứa tuổi trên 50, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh béo phì, ăn uống thiếu khoa học.
  • Ung thư vú là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ác tính tạo thành 1 khối u, cho nên phụ nữ nên đi kiểm tra ngực định kỳ nhằm phát hiện sớm những khối u ở ngực, các triệu chứng ung thư vú để có những biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú:

  • Khối u không đau ở ngực
  • Thường xuyên ngứa và rát quanh vú.
  • Núm vú rỉ máu hoặc tiết dịch khác thường.
  • Làn da trên vú phình ra và dày lên, lún đồng tiền hoặc có nếp gấp.
  • Núm vú thụt vào hoặc co lại.

Khối u không đau ở ngực

Nguyên nhân gây ung thư vú:

  • Tuổi tác: càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, đây là lý do phụ nữ từ 50 – 74 tuổi cần làm xét nghiệm để phát hiện ung thư sớm.
    Những người dậy thì sớm (có kinh nguyệt trước 12 tuổi) và thời kỳ mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) nhóm người này có lượng estrogen dồi dào và kéo dài hơn so với người khác.
  • Phụ nữ không có con hoặc sinh con muộn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người sinh con và cho con bú trong độ tuổi sinh sản bình thường.
  • Dùng thuốc điều trị hormone hơn 10 năm.
  • Yếu tố di truyền: trong một số gia đình có 1 gen đột biến có thể phát triển thành bệnh lý ung thư.

càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao

CHỨNG LOÃNG XƯƠNG – BỆNH LÝ Ở PHỤ NỮ

Những dấu hiệu xương yếu đều là vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe của tất cả phụ nữ. Tổ chức Loãng xương thế giới cho biết, chứng loãng xương xảy ra ở phụ nữ cao gấp 4 lần so với đàn ông và có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Nếu gia đình bạn có tiền sử về bệnh loãng xương, hoặc có cấu trúc xương nhỏ, mỏng thì nên đến bác sĩ để kiểm tra. Việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và phát hiện sớm chỗ xương bị yếu có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và khả năng phát triển của bệnh này.

Những dấu hiệu xương yếu đều là vấn đề đáng lo ngại

HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH

Do quá trình trao đổi chất giảm ảnh hưởng của hormone, dao động của estrogen và progesterone nên xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như bốc hỏa, thay đổi tâm lý, ra mồ hôi, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.

BỆNH TIM MẠCH

Theo thống kê hơn một nửa phụ nữ trên 45 tuổi mắc chứng cao huyết áp, thủ phạm gia tăng bệnh tim. Lượng estrogen đột ngột giảm, lượng cholesterol tăng cao nên rủi ro mắc bệnh là rất lớn. Do đó, phụ nữ cần đi khám huyết áp và kiểm tra lượng cholesterol đặc biệt những người trong gia đình có tiền sử bệnh lý tim mạch.

phụ nữ trên 45 tuổi mắc chứng cao huyết áp

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

  • Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau 10 năm tại nước ta tăng từ 2.7% lên gần 6%, đây là con số đáng báo động.
  • Nguyên nhân:
    • Là sự thay đổi về lối sống dẫn đến thay đổi về dinh dưỡng, thu thập năng lượng dư thừa và tỷ lệ bữa ăn thay đổi với tỷ lệ protein và lipid chiếm ưu thế hơn so với rau xanh và khoáng chất.
    • Lối sống ít hoạt động thể lực.

TÌNH TRẠNG DƯ CÂN

Người trên 45 tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II cao gấp 4 lần người dưới 45 tuổi. Người cao huyết áp có nguy cơ gấp lần so với người bình thường. Người có vòng eo lớn nguy cơ cao hơn 2.6 lần.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường: mệt mỏi, tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo….

Phụ nữ tuổi 40 rất dễ dàng dư cân, béo phì. Béo phì là vấn đề y tế lớn trong các nước đang phát triển như nước ta, khi đời sống kinh tế nâng cao, tỷ lệ đô thị hóa tăng cao thì tỷ lệ béo phì cũng tăng theo, nước ta càng có ít người chết về bệnh truyền nhiễm nhưng càng có nhiều người chết vì những bệnh có liên quan đến “eo bụng” như cao huyết áp, tim, tiểu đường, viêm khớp xương.

Phụ nữ tuổi 40 rất dễ dàng dư cân, béo phì

Có một số thuốc có tác dụng phụ làm dư cân:

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm, an thần.
  • Nhóm thuốc corticoid gây giữ muối trong mô, kích thích sản xuất mỡ và rối loạn hấp thu đường làm mặt tròn, bụng phệ, béo phì.
  • Nhóm thuốc nội tiết nữ dùng cho phụ nữ mãn kinh, thuốc tránh thai.
  • Nhóm thuốc kháng viêm steroid sử dụng trong bệnh lý khớp.
  • Cho nên cần cân nhắc khi dùng những loại thuốc trên vì tác dụng làm tăng cân và thay thế bằng phương pháp điều trị khác (nếu có thể)
  • Sau đây là một số công thức gợi ý để bạn có thể tự đánh giá tình trạng cân nặng của mình liên quan tới sức khỏe như thế nào

Chỉ số BMI: chỉ số khối cơ thể gợi ý đánh giá tình trạng béo hay gầy của một người, bạn có thể tính toán để tự ước lượng tình trạng cân nặng của mình.

BỆNH LÝ Ở PHỤ NỮ | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

  • Tỷ số eo trên mông:Phương pháp được áp dụng để xác định sự phân phối mở trên cơ thể 1 người.Đó là giá trị phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi mông (vị trí lớn nhất).
  • Tỷ số eo trên mông:
  • §  < 1: dạng trái lê
  • §  > 1: dạng trái táo (cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe)
  • Bảng nguy cơ căn cứ theo tỷ số eo trên mông

BỆNH LÝ Ở PHỤ NỮ | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

Ngoài ra chu vi vòng eo không nên vượt quá ½ chiều cao cơ thể nếu bạn không muốn tuổi thọ của mình bị ngắn đi.Đây là công cụ để xác định các nguy cơ bệnh tật trong giai đoạn sớm.

BÍ QUYẾT BẢO VỆ SỨC KHỎE

Những điều phụ nữ nên làm trong thời kỳ này là:

  • Theo dõi việc ăn kiêng, để duy trì mức cân nặng hợp lý. Phụ nữ sau 40 tuổi thường dễ có khả năng tăng cân, do đó nên điều chỉnh việc ăn kiêng kết hợp tập thể dục.
  • Tăng cường bổ sung chất canxi. Nếu không thật sự cố gắng phụ nữ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi. Nên ăn uống nhiều thực phẩm chứa nguồn canxi cao: sữa, tôm, cua.

bài tập thể dục với gia đình và bạn bè.

  • Tập thể dục: tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện những bệnh lý về tim và giúp xương cứng chắc, có thể bắt đầu các bài tập thể dục với gia đình và bạn bè.
  • Tránh hút thuốc: hút thuốc có hại rất nhiều cho sức khỏe đối với phụ nữ hút thuốc thường làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch và các loại ung thư.
  • Khám sức khỏe định kỳ: cần khám sức khỏe định kỳ để được các chuyên gia về sức khỏe, các bác sĩ tư vấn và có lời khuyên hữu ích cho việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

(Một số hình ảnh thu thập từ internet)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+