Bệnh Suy Giáp

Bệnh Suy Giáp

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormone tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm. Bệnh suy giáp thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%, trong khi ở nam giới chỉ có 0.1%. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7.5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần theo tuổi. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.

Triệu chứng bệnh suy giáp:

  • Cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ lạnh, chậm chạp, giảm trí nhớ.
  • Tổn thương da niêm mạch, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm bệnh nhân biến đổi hình thể. Da khô, vàng sáp. Niêm mạc lưỡi bị thâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn. Thâm nhiễm niêm mạc mũi làm cho ngủ có tiếng ngáy. Tóc khô dễ rụng.
  • Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60 chu kỳ/ phút, huyết áp thấp, tốc độ tuần hoàn giảm, cung lượng tim thấp, tim to do thâm nhiễm cơ tim, thể nặng có thể có tràn dịch màn tim. Nghe tim thấy tim mờ, chậm đều hoặc không đều.
Triệu chứng tim mạch
Triệu chứng tim mạch

  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.
  • Khám tuyến giáp thường không sờ thấy được.
  • Dấu hiệu cơ bắp: yếu cơ, chuột rút, đau cơ hay gặp.

Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng bệnh suy giáp:

Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cơ bản thường dùng để chẩn đoán bệnh:

  • Siêu âm tuyến giáp
  • Công thức máu: thường có thiếu máu, hồng cầu bình thường hoặc to.
  • Sinh hóa máu:
    • FT4, TSH
    • Cholesterol, triglyceride
    • Glucose, natri
  • Siêu âm tim
  • Chụp xquang tim phổi
  • Điện tâm đồ

Bệnh Suy Giáp - Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây suy giáp:

  • Anti TPO hoặc anti-TG
  • Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình của viêm tuyến giáp tự miễn mãn tính Hashimoto: nhu mô tuyến bị phá hủy, thay vào đó là các tổ chức lympho bào.
  • Định lượng hormone tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
  • Chụp MRI sọ não

Chẩn đoán bệnh suy giáp:

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng: FT3, FT4 giảm, TSH tăng. Đây là dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định suy giáp và đồng thời còn giúp chẩn đoán phân biệt suy giáp tại tuyến, ngoài tuyến và cận lâm sàng.
    • Suy giáp tại tuyến: TSH tăng (>10mmol/l), FT4 giảm
    • Suy giáp ngoài tuyến: TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm
    • Suy giáp cận lâm sàng: TSH tăng (>5mmol/l), FT4 bình thường.
  • Dựa vào một số triệu chứng gợi ý suy giáp dù không đầy đủ như: hội chứng trầm cảm, phụ nữ 50 tuổi có các triệu chứng mãn kinh nặng hoặc Alzheimer, nên định lượng hormon tuyến giáp để chẩn đoán.
  • Những người thiếu máu, dinh dưỡng kém.
  • Những người béo phì
  • Những người gặp hội chứng T3 giảm
  • Những bệnh nhân có biểu hiện mắt xếch, da và hệ lông tóc móng bình thường, bàn tay khỉ.
  • Những người bị bệnh ngắn xương: chi ngắn vì các sụn đầu xương chi sớm liền.

Điều trị:

  • Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có biến đổi về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành. Điều trị bằng hormone thay thế đường uống, vĩnh viễn.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ cân nhắc các bệnh lý đi kèm và lứa tuổi.

Sơ đồ chẩn đoán suy giáp

Để nâng cao sức khỏe và phát hiện kịp thời bệnh viêm tuyến giáp cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, tầm soát bệnh lý tuyến giáp định kỳ, đặc biệt với những người phụ nữ trong lứa tuổi 30 – 50.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

Y ĐỨC – CHẤT LƯỢNG – THÂN THIỆN

Gói khám sức khỏe định kỳ

Hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn dõi theo hành trình sức khỏe của gia đình bạn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+