Bệnh Thanh quản Mãn tính

Bệnh Thanh quản Mãn tính

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

PHÙ REINKE

Phù Reinke do phù nề niêm mạc khoảng Reinke gây tích tụ dịch làm cho niêm mạc bờ tự do dây thanh dầy lên nhiều lần, hai bời tự do niêm mạc chồng lấn lên nhau, làm hẹp thanh môn.

Hình ảnh Phù Reinke dây thanh hai bên

Biểu hiện lâm sàng:

  • Khàn tiếng.
  • Nói giọng đôi.
  • Khó thở.

Điều trị:

Giải pháp duy nhất và hiệu quả là phẫu thuật nội soi treo, cắt bỏ phần niên mạc dây thanh bị phù nề thoái hóa. Người bệnh nói trở lại bình thường sau  4 đến 6 tuần sau mổ.

LAO THANH QUẢN

Bệnh Lao thanh quản là lao thứ phát, một hình thái viêm thanh quản đặc hiệu do vi khuẩn lao gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh lao thanh quản đứng hàng thứ 4 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản ảnh hưởng đến giọng nói, khó thở.

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi có mối liên quan mật thiết với lao phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao trong đờm, mủ bị khạc ra ngoài có thể dính vào thanh quản gây lao thanh quản. nhất là khi có các tổn thương viêm, phù nề, trợt… thứ phát sau lao sơ nhiễm.

Lao thanh quản dạng loét - dạng viêm dây thanh

Vi khuẩn lao còn đến thanh quản bằng đường bạch huyết và đường máu. Bệnh có thể phối hợp với lao khí – phế quản hoặc đơn độc chỉ lao thanh quản mà không có tổn thương ở bất kỳ bộ phận nào khác.

Bệnh học của bệnh lao thanh quản:

Biểu hiện rất đa dạng thể hiện ở các thể khác nhau như:

  • Thể thâm nhiễm: Niêm mạc thanh quản dày sần từng phần hoặc toàn bộ.
  • Thâm nhiễm phù nề: Niêm mạc thanh quản dày, mọng đỏ, nắp thanh thiệt có hình dạng “mõm cá mè” không di động được. Dây thanh âm to dày làm hẹp thanh môn.
  • Thâm nhiễm loét: Các nang lao (các ổ mủ) vỡ ra để lại các vết loét nông hoặc sâu bờ không đều trên nền niêm mạc dày sần.
  • Thể lao kê: Trên nền niêm mạc dày đỏ có các nốt nhỏ màu xám trắng đồng đều.
  • Thâm nhiễm sùi: Trên nền thâm nhiễm có các nụ sùi.
  • Thể u lao: Khối u tròn nhẵn hoặc sần sùi như quả dâu.

Biểu hiện lâm sàng:

  • Khàn tiếng ngày càng tăng.
  • Ho kéo dài.

Ho kéo dài.

  • Khó thở khi kích thích, có thể xuất hiện ban đêm.
  • Vướng cổ, người bệnh có cảm giác vướng ở cổ như mắc thức ăn.
  • Cần lưu ý: Lao thanh quản dễ nhầm với ung thư thanh quản dạng loét, nấm thanh quản, viêm thanh mản mãn.

Chẩn đoán bệnh:

  • Nội soi thanh quản: Có hình ảnh viêm mãn thanh quản, thanh quản hạ họng dơ, có hình ảnh loét dây thanh.
  • Chụp phổi: Nhằm xác định ổ lao chính thường ở phổi, lao thanh quản chỉ là lao thứ phát tại thanh quản.
  • Khám chuyên khoa phổi.
  • Sinh thiết
  • Làm xét nghiệm đàm, máu.

vị trí thanh quản

Điều trị lao thanh quản:

Điều trị chuyên khoa lao, dùng thuốc chống lao, thuốc chống viêm, phù nề (corticoid) để bảo tồn giọng nói và cải thiện khó thở.  Cần được theo dõi định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, cần phải phòng lây nhiễm bằng các biện pháp sau:

  • Tốt nhất là người bệnh lao được điều trị đúng nguyên tắc do chuyên khoa lao qui định.
  • Ở phòng riêng, thông thoáng khí. Ho khạc, gom đờm đúng cách.
  • Người bệnh lao phải được đeo khẩu trang thường xuyên tại những nơi có đông người.
  • Giữ vệ sinh môi trường: Ở thông thoáng, khạc đờm đúng cách, thường xuyên phơi nắng: chiếu, chăn, màn…
  • Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang.

Người bệnh sẽ hết lây khi điều trị thuốc điều trị lao trên 2 tuần, xét nghiệm đờm trực tiếp tìm trực khuẩn lao.

Khi cần Tư vấn và hướng dẫn y tế, Bạn có thể tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được khám chữa bệnh tận tình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+