Thiếu máu cục bộ là do đâu? Nên làm gì khi mắc phải căn bệnh này?
Thiếu máu cục bộ cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ mạn là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử do tim, do giảm lưu lượng máu trong động mạch vành. Vậy bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì? Đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc này.
Bệnh thiếu máu cục bộ là gì?
Bệnh thiếu máu cục bộ là gì? Các bệnh lý tim mạch đã và đang là mối lo ngại lớn đến sức khỏe cộng đồng, với tỷ lệ mắc ước tính là trên 500 triệu người, gây ra nhiều ảnh hưởng đến mọi nhóm tuổi trong đó có cả trẻ em.
Chỉ riêng trong năm 2015, tỷ lệ tử vong do bệnh tim trên thế giới đã được ước tính là khoảng 18 triệu người, chiếm 32% trong tổng số ca tử vong được liệt kê.
Bệnh thiếu máu tim cục bộ hay còn được gọi là bệnh động mạch vành hay bệnh mạch vành tim là một bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu về tim bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, khiến chức năng của cơ tim bị gián đoạn do không nhận đủ Oxy. Nguyên nhân của tình trạng này thường là kết quả của việc hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch hoặc co thắt mạch gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ hệ thống động mạch vành.
Thiếu máu cơ tim còn gọi là hội chứng vành cấp (tiếng Anh là Acute Coronary Syndrome) có thể tạo thành những tổn thương trên cơ tim, đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ tim. Từ đó gây ra những cơn đau thắt ngực (cơn đau có thể nhẹ thoáng qua, hoặc kéo dài) kèm theo đó là tình trạng loạn nhịp tim. Thiếu máu cục bộ cơ tim thường được chia ra làm hai thể đó là thể mạn tính và cấp tính.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp tính: Tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ cấp tính xảy ra khi các động mạch đưa máu về tim vì một số lý do mà bị tắc nghẽn một cách đột ngột. Gây ra nhồi máu cơ tim cấp, các cơn đau thắt ngực bất ngờ với cường độ từ trung bình đến nặng, trung tâm thất hoặc rối loạn nhịp tim một cách nghiêm trọng.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: Đây là một tình trạng mạn tính, tái diễn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong chẩn đoán nó còn được gọi với tên khác như bệnh động mạch vành ổn định hoặc các cơn đau thắt ngực ổn định.
Các triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện các cơn đau thắt ngực, khó thở khi người bệnh gắng sức (làm việc hoặc hoạt động). Các cơn đau thường không có tính chu kỳ, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ thuyên giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính xuất hiện là hậu quả của các mảng xơ vữa ở trong lòng động mạch vành. Trong quá trình vận chuyển máu trong lòng mạch, một số mảng xơ vữa bị nứt vỡ (có thể di chuyển hoặc không di chuyển đến các ngách ở mạch máu) gây tắc hoặc hẹp lòng mạch một cách đột ngột và dẫn đến tình trạng mạch vành cấp tính.
Khi tình trạng bệnh được kiểm soát một cách ổn định thì được coi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Mảng xơ vữa động mạch vành – Nguyên nhân chính gây thiếu máu tim cục bộ, là kết quả của một quá trình phức tạp được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố trong lớp nội mạc của thành động mạch vành. Chúng bao gồm rối loạn chức năng tế bào nội mô, lipid huyết thanh bị oxy hóa, viêm, huyết khối, với các tác động thứ cấp của sự hình thành mạch và vôi hóa. Các yếu tố này phần lớn sẽ bị ảnh bởi các yếu tố rủi ro (CAD), bao gồm rối loạn lipid máu, béo phì, tăng nồng độ dấu hiệu viêm trong huyết thanh và tăng huyết áp. Nguyên nhân gây bệnh có thể chia ra làm hai nhóm chính, nhóm nguy cơ có thể thay đổi (gồm những thói quen xấu trong ăn uống sinh hoạt) và nhóm nguy cơ không thể thay đổi (do biến chứng của bệnh lý hoặc yếu tố di truyền).
Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến tất cả các động mạch lớn và trung bình, gồm động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch não, động mạch chủ, các động mạch chi lớn. Năm 2019, bệnh tim mạch, chủ yếu là xơ vữa động mạch vành gây ra gần 18 triệu ca tử vong trên toàn thế giới > 30% tổng số ca tử vong.
Nhóm yếu tố không thể thay đổi được
- Tuổi tác của bệnh nhân: Tuổi tác là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch. Càng lớn tuổi, hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể của cơ tim càng kém hiệu quả. Nguyên nhân là do hệ thống cơ thành tim bị dày lên do hoạt động nhiều, đi kèm với đó sự vôi hóa của các động mạch khiến cho việc đưa máu về tim gặp nhiều khó khăn.
- Giới tính: Theo các báo cáo thống kê, nam giới có tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch, mạch vành cao hơn hẳn so với nữ giới. Tuy nhiên, khi nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì tỷ lệ mắc ở nữ giới lại cao hơn, và trên 65 tuổi tỷ lệ mắc bệnh ở hai nhóm là tương đương nhau.
- Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có người thân bậc một (cha, mẹ, anh, chị) gặp các bệnh lý về tim mạch trước tuổi 55 thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.
>>> Trái ngược với bệnh thiếu máu cục bộ, bệnh viêm cơ tim thường xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi từ 20-40 tuổi. Tìm hiểu về viêm cơ tim qua bài viết: Triệu chứng viêm cơ tim – Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
- Sử dụng thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá, thuốc nào là yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, trong đó có các các bệnh lý về tim mạch, động mạch vành, đột quỵ. Những người vô tình hít phải khói thuốc lá, thuốc lào (hút thuốc thụ động) cũng có nguy cơ cao mắc phải những tình trạng được liệt kê ở trên. Do đó, ngừng sử dụng thuốc lá, thuốc lào sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Lối sống: Có lối sống thiếu khoa học, lười vận động, tâm lý thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, cũng là yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
- Việc sử dụng các chất kích thích, rượu bia cũng là nguyên nhân chính gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Người bệnh có tiền sử bị các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp nhưng không điều trị hoặc không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh không được kiểm soát.
- Chế độ ăn uống hàng ngày quá nhiều chất béo no, Cholesterol có thể làm gia tăng nguy cơ bị các mảng xơ vữa trong lòng mạch, lâu ngày có thể tạo thành các biến cố động mạch vành.
Những triệu chứng dễ nhận biết khi bị thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ tim xảy ra khi không có đủ lưu lượng máu được cung cấp oxy đến cơ tim đang hoạt động. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau thắt ngực không ổn định, hoặc ảnh hưởng đến các vùng cơ tim lớn hơn, từ đó dẫn đến những thay đổi điện tâm đồ kéo dài và hình thành đoạn ST chênh lên dai dẳng trên điện tâm đồ. Dưới đây là những triệu chứng điển hình khi có dấu hiệu bị thiếu máu cục bộ.
Triệu chứng đau thắt ngực ổn định
Bệnh nhân bị các cơn đau thắt ngực ổn định đang ngày càng phổ biến hơn. Nguyên nhân chính là do lối sống thiếu khoa học làm gia tăng các mảng xơ vữa trong lòng mạch, kết hợp với tình trạng dày lên của thành động mạch sẽ khiến lượng máu nuôi tim bị giảm sút mạnh. Biểu hiện đau thắt ngực ở người bệnh bị thiếu máu cơ tim cục bộ thường chỉ xảy ra khi người bệnh làm việc nặng, lao động gắng sức.
Tình trạng đau thắt ngực ổn định cho thấy những mảng xơ vữa trong động mạch (hình thành từ trước đó) đang ở trạng thái ổn định, không bị vỡ hoặc di chuyển đến những chỗ khác. Tuy nhiên đây chỉ là trạng thái ổn định tạm thời, mảng xơ vữa có thể gãy vỡ bất cứ lúc nào, gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các triệu chứng ở bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định thường có xu hướng nặng dần, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này thường chỉ được phát hiện và cải thiện khi bác sĩ tiến hành làm thông tắc mạch máu.
Triệu chứng đau thắt ngực không ổn định
Khác với nhóm bệnh nhân kể trên, các cơn đau thắt ngực rất khó để có thể dự đoán trước. Tình trạng này thường xuất hiện một cách đột ngột, không thể lường trước, với mức độ đau đớn cao hơn hẳn so với người bị đau thắt ngực ổn định.
Ở người bị đau thắt ngực không ổn định, các cơn đau thường không được cải thiện kể cả khi người bệnh đã sử dụng thuốc hoặc nghỉ ngơi. Tùy vào mức độ tắc nghẽn mà cơn đau có thể thoáng qua hoăc kéo dài, đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và rất dễ biến chứng thành đột quỵ tim.
Ngoài triệu chứng đau thắt ngực ở mức độ nặng, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác như: khó thở, nhịp tim nhanh bất thường, hồi hộp, ngất, phù, cơn chóng mặt… nguyên nhân gây ra các tình trạng này là do chức năng bơm máu của tim bị suy giảm.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ nhanh nhất?
Để chẩn đoán được người bệnh mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ thì bác sĩ điều trị cần tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng.
>>> Tìm hiểu thêm về các phương pháp tiếp cận điều trị cho bệnh tim mạch qua tài liệu sau:
Nguồn: Approaches to therapeutic angiogenesis for ischemic heart disease – Journal of Molecular Medicine volume 97, pages 141–151 (2019)
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Để chẩn đoán lâm sàng người bệnh có mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hay không bác sĩ cần tiến hành:
- Đo huyết áp và ghi lại huyết áp của bệnh nhân.
- Nghe tim và kiểm tra nhịp tim.
- Hỏi các triệu chứng của người bệnh, các câu hỏi này sẽ giúp xác định bước đầu tình trạng bệnh.
- Hỏi về tiền sử gia đình của người bệnh.
- Đặt các ra các câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý nền là yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc tim mạch.
Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
Khi người bệnh có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ là do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành một số chẩn đoán cận lâm sàng liên quan. Việc thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát về tình trạng bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các chẩn đoán cận lâm sàng để chẩn đoán thiếu máu tim cục bộ bao gồm:
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Đây là xét nghiệm dùng để phân tích các chất hóa học có trong huyết tương của người bệnh bao gồm: các chất điện giải, chất béo, Protein,… Ngoài ra xét nghiệm còn giúp kiểm tra được số lượng hồng cầu, tiểu cầu trong máu, chức năng của một số cơ quan. Xét nghiệm sinh hóa máu thường đi song song với việc kiểm tra công thức máu toàn bộ.
- Điện tâm đồ: Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu cơ tim, khi quan sát trên kết quả điện tâm đồ có thể thấy các thay đổi sóng ST-T, sẹo cũ gây ra do nhồi máu cơ tim,…
- Thử nghiệm gắng sức: Thực hiện nghiệm pháp này sẽ giúp xác định chính xác tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ của người bệnh. Kết quả của nghiệm pháp sẽ giúp bác sĩ điều trị phân tần được tình trạng của người bệnh để từ đó có phương án điều trị phù hợp.
- Holter điện tim: Đây là một phương pháp giúp theo dõi được nhịp tim của người bệnh trong vòng 1 đến 2 ngày. Phương pháp này sẽ giúp phát hiện những thời điểm xuất hiện tình trạng thiếu máu về tim cục bộ, đồng thời giúp bác sĩ xác định được các vấn đề về tim mạch liên quan.
- Chụp CT mạch vành: Phương pháp này sẽ cho ra chính xác hình ảnh và vị trí của mạch vành bị hẹp hoặc tắc.
- Chụp động mạch vành: Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân bị thiếu máu tim cục bộ. Kết quả của phương pháp này sẽ được bác sĩ đánh giá và cân nhắc nhằm xác định bệnh nhân có cần can thiệp y khoa hay không.
Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
Mục tiêu trong việc điều trị
Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là:
- Can thiệp nhằm giảm các triệu chứng ở người bệnh, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Giúp cải thiện tình trạng các mảng xơ vữa trong lòng mạch, từ đó tăng cường khả năng tưới máu đi nuôi cơ thể.
- Giảm nguy cơ và tần xuất tái phát tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và tử vong cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh cũng như kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời quyết định bệnh nhân có cần can thiệp ngoại khoa hay không. Việc điều trị nội khoa vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị.
Điều trị theo phương pháp nội khoa
Điều trị nội khoa là việc sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau thắt ngực ổn định, đồng thời kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt của bệnh nhân. Những thuốc được dùng trong trường hợp này bao gồm:
- Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu, dự phòng huyết khối tim mạch: Aspirin, Clopidogrel, Flurbiprofen, Dipyridamol,… Tuy nhiên chỉ có hai thuốc Aspirin và Clopidogrel là được ứng dụng rộng rãi trong điều trị.
- Các thuốc điều trị rối loạn Lipid máu từ đó giúp hạn chế hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch: Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin,…
- Các thuốc ức chế men chuyển dùng để kiểm soát huyết áp và nhịp tim: Enalapril, Lisinopril hoặc Perindopril,…
- Thuốc chẹn thụ thể giao cảm: Propranolol, Metoprolol, Bisoprolol,…
- Các thuốc thuộc nhóm chẹn kênh Calci: Amlodipin, Felodipin, Nifedipin,…
- Các dẫn suất của nitrates: Nitroglycerin, Isosorbide,…
- Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Aspirin được sử dụng để điều trị sốt thấp khớp (một tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển sau khi bị nhiễm trùng cổ họng và có thể gây sưng van tim) và bệnh Kawasaki (một căn bệnh có thể gây ra các vấn đề về tim ở trẻ em). Aspirin đôi khi cũng được sử dụng để giảm nguy cơ đông máu ở những bệnh nhân có van tim nhân tạo hoặc một số bệnh tim khác và để ngăn ngừa một số biến chứng của thai kỳ.
Điều trị theo phương pháp can thiệp
Trong trường hợp bệnh nhân đã điều trị tích cực bằng phương pháp nội khoa nhưng bệnh vẫn không có tiến triển rõ rệt thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Nong mạch vành và đặt stent:
- Nong mạch vành hay còn được biết đến với tên khác là can thiệp mạch vành qua da. Được thực hiện bằng cách đưa một ống thông nhỏ trực tiếp vào phần mạch máu bị tắc nghẽn (chủ yếu là do mảng xơ vữa hoặc huyết khối), bơm bóng lên để mở rộng mạch máu từ đố giúp tăng lưu lượng máu về tim.
- Thủ thuật này thường được kết hợp với việc đặt một ống thép nhỏ ở lòng mạch tại vị trí bị tắc nghẽn (phương pháp đặt Stent). Stent có nhiệm vụ giữ cho động mạch luôn mở rộng, hạn chế tình trạng tái hẹp lại sau khi nong động mạch.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Ở những bệnh nhân có nhiều nhánh động mạch bị tắc nghẽn, hoặc tình trạng tắc nghẽn xảy ả ở thân chung của các động mạch, nếu điều kiện phù hợp bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm đã được ghi nhận:
Các cơn đau nhói tim: Tình trạng thiếu máu cục bộ tim có hồi phục biểu hiện lâm sàng như cơn đau thắt ngực và không có mối tương quan về mô học. Trong khi đó thiếu máu cục bộ không hồi phục cho thấy tình trạng hoại tử tế bào cơ và chết tế bào tim, gây ra sự giải phóng các protein tế bào cơ trong máu. Các ổ thiếu máu cục bộ không hồi phục có thể rất nhỏ nhưng để lâu có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc phá hủy một phần cơ tim.
Loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh hoặc chậm một cách bất thường có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của tim thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.
Suy tim: Các đợt thiếu máu cục bộ mạn tính lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến chức năng tim bị suy giảm, về lâu dài có thể tạo thành những hậu quả nghiêm trọng.
Cách ngăn ngừa bệnh thiếu máu cục bộ hiệu quả
Việc thực hiện một lối sống khoa học, chính là một bước quan trong giúp góp phần ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu cục bộ tim:
- Ưu tiên sử dụng các loại chất béo chưa bão hòa, các loại dầu thực vật chứa nhiều Omega – 3.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục.
- Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây trầm trọng hơn triệu chứng bệnh, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
- Bệnh nhân cần có chỉ số BMI ở mức hợp lý, nếu có số đo vòng bụng vượt quá ngưỡng quy định thì cần tiến hành giảm cân và mỡ bụng.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ liên quan đến các bệnh lý mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Bệnh nhân có nguy cơ cao bị thiếu máu cục bộ cơ tim cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Địa chỉ chẩn đoán tim tốt nhất tại TP. HCM
Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành bao gồm cả giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giàu kinh nghiệm có thâm niên trong nghề. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa liên quan đến các bệnh lý tim mạch, Tai Mũi Họng Sài Gòn đang là địa chỉ chẩn đoán tim mạch uy tín nhất tại TP.HCM.
Bệnh viện được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại, cho bác sĩ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng của người bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Máy CT scanner 640 lát Aquilion One: Đây là dòng máy hiện đại cho tốc độ chụp nhanh, hình ảnh sắc nét. Công nghệ được tích hợp giúp giảm liều tia AIDR 3D từ đó giúp đảm bảo sức khỏe cho cả bệnh nhân, bác sĩ và chuyên viên kỹ thuật. Máy Aquilion One có khả năng tổng hợp lên đến 320/640 lát cắt chỉ với một vòng quay, tốc độ nhanh giúp kết quả trả về một cách nhanh chóng, tối ưu hóa thời gian cho cả người bệnh và bác sĩ.
Ngoài ra với hệ thống Detector thu nhận có bề rộng lên đến 160mm, với 320 hàng Detector không chỉ cho phép chụp tim mà còn chụp được cả não bộ cùng các cơ quan khác chỉ trong 1 vòng quay.
iStation cung cấp đồng thời hiển thị tín hiệu điện tim, đưa ra cho bác sĩ cái nhìn khách quan về tình trạng của bệnh nhân.
Công nghệ SureExposure 3D cho phép thực hiện thao tác chụp liên tục, đồng thời điều chỉnh dòng chụp trong suốt quá trình quát theo hình xoắn ốc quanh 3 trục không gian x,y, z bám sát vào hình dáng cơ thể. Việc làm này không chỉ cho ra kết quả chụp chính xác nhất mà còn giảm liều tia xạ xuống mức thấp nhất có thể.
Máy có hệ thống hướng dẫn bệnh nhân bằng giọng nói, giúp việc thực hiện thao tác chụp trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn.
Boost3DTM hạn chế được tối đa tình trạng một số vùng hấp thụ tia X cao từ đó giúp đưa ra kết quả chẩn đoán với độ chính xác cao nhất.
Xử lý ảnh màu 3D giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán được những vị trí bị tắc mạch, từ đó đưa ra các chỉ định tiếp theo.
>>>Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh tim thiếu máu cục bộ qua video sau
Những thắc mắc thường gặp về bệnh tim thiếu máu cục bộ hiện nay
Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không?
Bệnh thiếu máu cơ tim hiện vẫn chưa có thuốc hoặc phương án nào giúp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị, duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ hạn chế tối đa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thiếu máu cục bộ cơ tim nên ăn gì?
Người bị thiếu máu cục bộ cơ tim nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt hoặc cá giàu Omega – 3. Đồng thời nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám và thực phẩm giàu Vitamin C.
Thiếu máu cơ tim nên làm gì?
Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ cơ tim được khuyên nên thực hiện lối sống lành mạnh, dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, những người mắc bệnh lý này nên đi bộ ít nhất 30 phút/ngày thực hiện đều đặn ít nhất 5 ngày/1 tuần.
Khi có các dấu hiệu bất thường như đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, khó thở,… lặp lại thường xuyên thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám. Bệnh tim thiếu máu cục bộ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng về sau.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/