Trào ngược họng thanh quản

Tìm hiểu trào ngược họng thanh quản là gì? Có gây nguy hiểm không?

BS. Mai Thị Diệu Trinh

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Mai Thị Diệu Trinh

Bác sĩ Khoa Tiêu hóa Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn


Khác với trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản (LPR) lại diễn biến âm thầm và hầu như không có triệu chứng. Vậy căn bệnh này là gì và có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi ngay sau đây nhé.

Thế nào là trào ngược họng thanh quản?

Trào ngược họng thanh quản (LPR – Laryngopharyngeal Reflux) là tình trạng acid dịch vị và pepsin tại dạ dày bị trào ngược lên vùng thanh quản, họng, thực quản hay một số cơ quan hô hấp trên. Bệnh lý này có thể không có triệu chứng đặc hiệu nào nên còn còn được gọi là trào ngược thầm lặng. Tuy nhiên, có trường hợp LPR gây ra tình trạng viêm nhiễm tại thanh quản nên có tên gọi khác là viêm thanh quản sau, viêm thanh quản trào ngược.

>>> Viêm dây thanh quản cấp, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trào ngược họng thanh quản
Trào ngược họng thanh quản là tình trạng acid dịch vị và pepsin dạ dày bị trào ngược lên thanh quản

Dấu hiệu của trào ngược họng thanh quản thường gặp

Đúng như tên gọi của nó, hiện tượng trào ngược thầm lặng thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Thông thường, những người bị trào ngược thầm lặng không gặp vấn đề về ợ chua, khó tiêu hoặc cảm giác nóng rát. Một số triệu chứng có thể gặp như:

  • Ngứa họng, vướng họng (Globus):  Phần lớn những người mắc phải trào ngược thầm lặng có cảm giác như có một vật gì đó vướng đọng trong họng, giống như cảm giác có u bướu, sợi tóc hoặc dị vật bị mắc kẹt. Cảm giác này thường xuất hiện khi nuốt nước bọt.
  • Tằng hắng kéo dài: Tằng hắng kéo dài có thể gây tổn thương cho dây thanh âm theo thời gian, gây rối loạn âm thanh và giọng nói.
  • Khàn giọng vào mỗi buổi sáng, giọng yếu: Những người bị trào ngược họng thanh quản thường gặp khó khăn trong việc thở, giọng nói yếu đuối do acid hoặc pepsin trào ngược gây viêm phù và sưng huyết trong thanh quản.
  • Ho mãn tính: thường là ho khan kéo dài vài tuần. Trường hợp cũng có thể kéo dài lâu hơn và dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng ho do các vấn đề bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
  • Trào ngược thường xảy ra về phía bên phải vào ban ngày: Trào ngược thầm lặng thường xảy ra khi người đang nằm hoặc cúi người xuống sau khi ăn. Điều này khác với trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) thường xảy ra vào ban đêm.
Biểu hiện trào ngược họng thanh quản
Người mắc trào ngược họng thanh quản thường cảm thấy như có dị vật mắc ở họng

Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản?

Cơ thắt thực quản hoạt động như một cửa van một chiều, ngăn chặn sự trào ngược của thức ăn và acid từ dạ dày lên thực quản.

Nếu cơ vòng thực quản bị suy yếu khiến chúng không đóng mở được như bình thường thì thức ăn và acid dễ trào ngược lên thực quản, họng, thanh quản.

Hiện tượng trào ngược này có thể gây tổn thương niêm mạc vùng hầu họng và thanh quản. Acid có thể di chuyển xa hơn, tới vùng hầu họng và thậm chí vào phế quản phổi, gây hại cho cấu trúc và chức năng của chúng.

Khác với trào ngược dạ dày thực quản, LRP không làm tổn thương cơ vòng thực quản nên không gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, nóng cổ, khó tiêu…

Đối tượng nào dễ bị mắc trào ngược họng thanh quản?

Mặc dù mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh này, nhưng những nhóm sau đây có khả năng cao hơn:

  • Chế độ ăn không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, ăn nhiều đồ chua cay, chè, cafe và các chất kích thích khác.
  • Thói quen mặc quần áo chật hoặc thắt lưng chặt.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng vượt quá mức bình thường có thể tạo áp lực lên dạ dày và dẫn đến trào ngược.
  • Căng thẳng và căng thẳng tinh thần: Công việc căng thẳng và tình trạng stress có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và góp phần vào việc phát triển bệnh trào ngược họng thanh quản.
Đối tượng dễ mắc trào ngược họng thanh quản
Người ăn uống không lành mạnh, béo phì, mặc đồ chật, căng thẳng dễ bị trào ngược họng thanh quản

Cách chẩn đoán trào ngược họng thanh quản

Quá trình chẩn đoán trào ngược họng – thanh quản thường dựa trên việc đánh giá các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân và quan sát các biểu hiện phù nề ở phần sau họng trong quá trình khám bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, không cần thiết phải tiến hành các xét nghiệm phức tạp để đưa ra chẩn đoán.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà triệu chứng không rõ ràng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

Nội soi họng – thanh quản và nội soi dạ dày – thực quản

  • Qua quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng và linh hoạt để kiểm tra tỉ mỉ họng, thanh quản, dạ dày và thực quản. Quá trình này giúp phát hiện bất thường, viêm nhiễm hoặc tổn thương trong các cơ quan này.

>>> Tìm hiểu thêm về vị trí dây thanh quản và cơ chế hoạt động của dây thanh quản

Chụp X-quang có uống Barium (phương pháp hiện nay ít được sử dụng)

  • Bệnh nhân được yêu cầu uống một chất chứa Barium trước khi chụp X-quang. Barium sẽ giúp tạo ra hình ảnh rõ nét về cấu trúc và chức năng của họng, thanh quản và dạ dày trong ảnh X-quang.

Test pH thổi bóng kiểm tra pH dạ dày

  • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nuốt một ống có đầu bóng được gắn cảm biến pH. Quá trình này giúp đo mức độ acid trong dạ dày và xác định xem có hiện tượng trào ngược acid hay không.

Test HP

  • Test HP (Helicobacter pylori) được sử dụng để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn HP trong dạ dày. Vi khuẩn này có thể gây viêm loét dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Chẩn đoán trào ngược họng thanh quản
Test hơi thở tìm vi khuẩn HP gây các bệnh lý trào ngược

>>> Xem tài liệu sau để tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược họng thanh quản.

Nguồn: American Academy of Otolaryngology – Head and Neck Surgery Foundation

Cách chữa trị bệnh trào ngược họng thanh quản

Các cách để chữa bệnh trào ngược họng thanh quản gồm có:

Thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt

  • Tránh các loại đồ uống như trà, cà phê, rượu, nước ngọt, nước có gas và nước ép trái cây chua.
  • Hạn chế trái cây chua như bưởi, cam, nho và dâu.
  • Tránh thức ăn nhiều mỡ và đồ chiên.
  • Hạn chế sử dụng hành, tỏi, ớt và tiêu.
  • Tránh vị bạc hà (mù tạt).
  • Cẩn thận khi tiêu thụ các sản phẩm cà chua như sốt, tương ớt và pizza.
  • Hạn chế sôcôla trong chế độ ăn uống.
  • Tránh cúi người ra trước, nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.

Những Điều Nên Làm Trong Chế Độ Ăn Uống

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no ở mỗi bữa.
  • Trước khi đi ngủ 2 tiếng không nên ăn gì.
  • Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm.
  • Uống nước trong khi ăn.
  • Sử dụng kẹo cao su không có vị bạc hà sau khi ăn.
  • Uống sữa, nước lọc và nước thảo mộc như hoa cúc và bí đao.
Cách chữa trị bệnh trào ngược họng thanh quản
Những điều nên làm trong chế độ ăn uống để chữa trị bệnh trào ngược họng thanh quản

Trong Sinh Hoạt nên

  • Cố gắng cai thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc.
  • Nằm ngủ với đầu cao hơn 15-20cm so với cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng
  • Tránh mặc quần áo chật và nới rộng dây thắt lưng.
  • Hạn chế sử dụng một số loại thuốc như Aspirin, thuốc an thần, thuốc ức chế canxi (amlor) và thuốc ngừa thai (progesteron) vì chúng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới.

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý này như:

  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol hoặc thuốc giảm tiết acid nhóm kháng Histamin H2 như Cimetidin, Ranitidin…
  • Các thuốc bọc niêm mạc dạ dày, trung hòa acid dịch vị: Attapulgite, sucralfat, Maalox…
  • Thuốc chống nôn, ức chế phản xạ nôn: Domperidon, Haloperidol, Metoclopramide…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng và mức độ của bệnh, do đó sử dụng thuốc gì và thời gian bao lâu phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn.

Cách chữa trào ngược họng thanh quản
Đa số các trường hợp trào ngược họng thanh quản cần phải sử dụng thuốc

Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Phương pháp này chỉ được chỉ định nếu bệnh nhân tuổi còn trẻ, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc điều chỉnh lối sống, hoặc phụ thuộc vào thuốc.

Trào ngược họng thanh quản có gây nguy hiểm gì đối với sức khỏe không?

Triệu chứng trào ngược họng thanh quản có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác như viêm họng mãn tính, viêm amidan, dẫn đến sự chủ quan của người bệnh. Việc không kiểm soát triệu chứng trào ngược họng thanh quản kịp thời có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho hầu họng và thanh quản, tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến mà trẻ em và người trưởng thành mắc phải khi bị trào ngược họng thanh quản:

Biến chứng ở trẻ em

  • Viêm phổi
  • Ho mãn tính
  • Viêm thanh quản hoặc tái phát
  • Khàn tiếng
  • Rối loạn hô hấp
  • Rối loạn khoang miệng
  • Chậm phát triển

>>> Xem thêm xơ hạt dây thanh quản, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Biến chứng ở người trưởng thành

  • Tổn thương mô lót thực quản, thanh quản và cổ họng, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm loét thực quản
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Hen suyễn
  • Ung thư vòm họng

>>> Liệt dây thanh quản là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược họng thanh quản

Để tránh những biến chứng và tác hại của triệu chứng trào ngược họng thanh quản, quan trọng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có triệu chứng tương tự, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.

>>> Video sau nói về thoát vị khe hoành nguyên nhân gây ra trào ngược họng thanh quan 

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản có liên quan đến dị ứng không?

Dị ứng có thể là một yếu tố góp phần vào trào ngược họng thanh quản, vì việc viêm và sưng của niêm mạc do dị ứng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược.

Trào ngược họng thanh quản có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ không?

Trào ngược họng thanh quản có thể gây ra các triệu chứng gây khó chịu như ho và khó thở, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm cho người bệnh thức giấc trong đêm.

Trẻ em có thể mắc phải trào ngược họng thanh quản không?

Trẻ em cũng có thể mắc phải trào ngược họng thanh quản. Triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm ho khan, khó nuốt, tiếng ồn trong tai và khó chịu sau khi ăn.

Tóm lại, trào ngược họng thanh quản là một vấn đề có thể quản lý được và điều trị hiệu quả. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế phối hợp với thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị, bạn có thể giảm bớt khó chịu và duy trì sức khỏe họng thanh quản tốt hơn, hoặc có thể liên hệ với Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn với đội ngũ bác sĩ uy tín thông qua thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+