Bệnh Viêm Gan siêu vi B
Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là bệnh nhiễm do một loại siêu vi (còn gọi là vi rút) đặc biệt tấn công gan gây ra. Ước tính theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện tại có 350 triệu người mang vi rút viêm gan siêu vi B, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Đông Nam Á.
Đường lây nhiễm:
Đường máu: truyền máu hoặc chế phẩm máu có chứa siêu vi B; tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B; dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B; xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai với dụng cụ không được khử trùng đúng cách
Diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B cấp tính:
Viêm gan siêu vi B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Đôi khi có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu…
Nhiễm viên gan B mạn tính:
- 90% trường hợp nhiễm siêu vi B ở tuổi trưởng thành có thể hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành ”người mang siêu vi mạn tính”.
- Tuy nhiên ở trẻ nhiễm siêu vi B ở lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% trẻ này trở thành người mang bệnh mãn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tớ hậu quả nghiêm trọng như sơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.
- Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy các thầy thuốc thường điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.
Chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B
Xét nghiệm máu:
Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm HBsAg tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Hoặc cũng có thể tình cờ phát hiện ở trung tâm Truyền Máu Huyết Học khi bạn tớ cho máu. Xét nghiệm HbsAg dương tính là do:
- Nhiễm siêu vi B mãn tính tiến triển: Siêu vi đang tăng sinh gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
- Nhiễm siêu vi đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với siêu vi B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và đã thải trừ hoàn toàn siêu vi B.
- Người mang mầm bệnh: Đó là những trường hợp không có dấu hiệu viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi trong người và có thể truyền qua người khác mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.
Khám chuyên khoa gan:
Nếu xét nghiệm HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp bác sĩ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có cần làm thêm:
- Xét nghiệm máu Men gan, chức năng gan.
- Siêu âm gan: phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu sơ gan và biểu hiện bất thường khác.
- Xét nghiệm sinh thiết gan đồng thời tìm HBV DNA trong máu. Cần có ý kiến bác sĩ chuyên khoa, nên cần xét nghiệm ở các phòng xét nghiệm chuyên khoa.
Lời khuyên về chế độ ăn và lối sống.
Chế độ ăn:
Nếu bạn là người mang mầm bệnh bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ khi có xơ gan, bác sĩ khuyên bạn nên ăn theo chế độ ăn đặc biệt: nhiều đạm, nhiều đường, gảm muối.
Lối sống:
Người bị nhiễm viêm gan B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay đã có vắc xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bênh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc… ). Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp. Ví dụ nếu bạn đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Điều trị:
Tùy theo quyết định của bác sĩ. Một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục tiêu điều trị nhằm:
- Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do ngăn ngừa làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.
- Đào thải hoàn toàn hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
- Không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi cần Tư vấn và hướng dẫn y tế, Bạn có thể tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa Gan Mật tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn để được khám chữa bệnh tận tình.
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|