Bị đau cổ họng do đâu? Cách giảm đau cổ họng hiệu quả
Bị đau cổ họng có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó chính vì vậy bạn không nên chủ quan. Trong bài viết dưới đây, Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về đau cổ họng và các phương pháp điều trị, cách phòng ngừa triệu chứng này nhé!
Đau cổ họng là gì?
Bị đau cổ họng là một trong những triệu chứng rất nhiều người gặp phải khi thay đổi thời tiết hay bị nhiễm trùng. Khi bị đau họng bạn sẽ cảm thấy đau, ngứa và khô ở vùng cổ họng. Đau họng tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và triệu chứng này hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Theo các chuyên gia, đau họng được chia thành nhiều nhóm khác nhau có thể kể đến như:
- Viêm lưỡi gà gây sưng đỏ lưỡi gà
- Viêm thanh quản hai dây thanh âm
- Viêm hầu họng ở khu vực dưới miệng
>>> Tìm hiểu thêm về đau họng, viêm họng qua tài liệu sau:
Nguồn: MSD Manuals
Một số bệnh lý có triệu chứng đau cổ họng
Cổ họng là bộ phận đặc biệt liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp do đó khi xuất hiện triệu chứng đau rát họng rất có thể do các bệnh lý về tiêu hóa và hô hấp. Một số bệnh lý có triệu chứng bị đau cổ họng bạn không nên bỏ qua:
Viêm họng (viêm họng hạt)
Viêm họng hay còn gọi là viêm họng hạt là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ họng. Viêm họng không gây ra những tổn thương về sức khỏe sau này bởi nó có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong trường hợp bạn bị viêm họng mạn tính, các triệu chứng tuy nhẹ hơn những thường kéo dài khiến người bệnh khó chịu.
Bị viêm họng sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Đau vòm họng
- Sốt
- Đau rát họng khi nuốt nước bọt
- Xuất hiện mảng trắng ở amidan
- Sưng hạch bạch huyết
- Xuất hiện đốm đỏ ở vòm miệng
>>> Xem thêm về dấu hiệu viêm họng mãn tính, cách điều trị & phòng ngừa
Viêm amidan
Viêm amidan có thể do biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc do sự xâm nhập và các tác động của nhiều loại virus. Đây là tình trạng amidan bị nhiễm trùng với những triệu chứng như:
- Sốt
- Amidan bị sưng
- Amidan xuất hiện các đốm vàng trắng
- Miệng có mùi hôi
- Vùng cổ và quai hàm bị mềm
- Đau vùng cổ
Khối u thực quản
Thực quản có khối u sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, đau họng kéo dài nhưng không xuất hiện những triệu chứng như nổi hạch, ho, sốt như những bệnh lý khác. Khối u thực quản là do sự tăng sinh bất thường của tế bào do đó hãy nhanh chóng đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản là một trong những dạng nhiễm trùng cổ họng phổ biến rất nhiều người gặp phải. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng vạt sau của ổ họng.
Bệnh viêm nắp thanh quản có những triệu chứng như:
- Bị đau cổ họng khi ngồi nghiêng về phía trước hoặc ngồi thẳng
- Chảy nước dãi
- Khàn giọng
- Sốt cao
- Thở khò khè
Viêm thực quản
Khi lượng axit từ dạ dày trào ngược lên ống thức ăn sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản và đây là nguyên nhân chính dẫn đến viêm thực quản. Đây tình trạng ống dẫn thức ăn bị viêm đau và có một số biểu hiện sau:
- Đau bụng
- Ợ chua
- Khàn giọng
- Đau họng
- Ợ nóng
- Buồn nôn
- Đau bụng
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai là tình trạng virus dị ứng, vi khuẩn, nấm mốc gây viêm nhiễm tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai sẽ có những triệu chứng như: sưng đau tuyến nước bọt, đau rát cổ họng khi nhai hoặc nuốt.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Đây là tình trạng các tế bào trong vòm họng phát triển và hoạt động bất bình thường điều này dẫn đến việc hình thành khối u bên trong dây thanh quản hoặc cổ họng.
Ung thư vòm họng có một số triệu chứng sau:
- Sụt cân bất thường
- Đau rát cổ họng
- Xuất hiện khối u trong vòm họng
- Khàn tiếng
- Ho có đờm
- Nổi hạch
- Ngạt mũi
- Ù tai
Ngoài ra có một số tác nhân khách quan khiến bạn bị đau cổ họng đó là ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, dị ứng, thời tiết, uống đồ lạnh…. Trong trường hợp đau cổ họng kéo dài, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân đau cổ họng do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ họng bao gồm:
Cảm lạnh hoặc nhiễm cúm
Hầu hết các trường hợp đau họng xuất hiện sau mỗi đợt cảm lạnh và cúm đều do virus gây ra. Một vài triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:
- Ho
- Sốt nhẹ
- Chảy nước mũi
- Mệt mỏi
- Hắt xì
Thông thường, cúm sẽ có những biểu hiện nặng nề hơn như đau cơ hoặc sốt cao. Trong trường hợp bị đau cổ họng do virus thì việc sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị mà thay vào đó bạn nên sử dụng các loại thuốc không kê đơn, súc họng bằng nước muối ấm, viêm ngậm và xịt họng.
Do vi khuẩn streptococcus
Theo các chuyên gia, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị đau họng và độ tuổi có nguy cơ mắc cao hơn đó là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. Đau họng do vi khuẩn streptococcus chỉ chiếm khoảng 10% ở người lớn.
Các triệu chứng đau họng do vi khuẩn streptococcus bao gồm:
- Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
- Đau vùng họng
- Sốt cao
- Sưng mủ trắng ở niêm mạch và khẩu cái
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định test strep nhanh (rapid strep test) bằng cách quét niêm mạc họng sau. Người bệnh sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị nếu kết quả dương tính.
Vi khuẩn liên cầu nhóm A thường sống ở mũi và họng. Những người bị nhiễm bệnh lây lan vi khuẩn bằng cách nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, tạo ra các giọt bắn có chứa vi khuẩn.
Do trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bị đau cổ họng do trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân dễ bị bỏ qua nhất. Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ khiến họng của bạn bị kích ứng và gây ra cảm giác đau.
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có triệu chứng như: nghẹn ở vùng họng, ho khan, gặp vấn đề khi nuốt. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn hoặc nếu nặng hơn thì phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen như hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe, ăn nhiều đạm, không nên sử dụng quá nhiều chất béo.
Dị ứng
Một trong những nguyên nhân gây đau cổ họng ít người nghĩ tới đó là dị ứng. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ có triệu chứng như chảy nước mũi, hắt xì. Nguyên nhân chính đó là do chất nhầy từ niêm mạc mũi được dẫn xuống vùng học sau và từ đó gây kích ứng.
Không khí khô
Trong điều kiện thời tiết khô hanh khiến cho độ ẩm từ miệng đến họng bị giảm từ đó gây cảm giác ngứa ngáy, khô và khiến người bệnh dễ bị đau họng vào mùa đông.
>>> Ho ngứa họng, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Do khói thuốc và hóa chất
Khói thuốc và hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ họng bị đau. Các loại hóa chất và những phân tử có trong môi trường bên ngoài sẽ gây ra kích ứng như: ô nhiễm không khí, khói thuốc, các loại hóa chất tẩy rửa hoặc sản phẩm làm sạch.
Chấn thương
Một vài chấn thương ở vùng cổ có thể khiến bạn bị đau họng có thể kể đến như thức ăn mắc kẹt, nói quá nhiều, la hét quá lớn, hát trong thời gian dài,… Với những người làm nghề yêu cầu nói thường xuyên, hướng dẫn viên, giáo viên sẽ có khả năng mắc cao hơn.
Khối u
Việc xuất hiện khối u ở vùng họng, lưỡi hoặc thanh quản có thể gây ra đau họng. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính sẽ không bị thuyên giảm mà cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Cách chẩn đoán triệu chứng đau cổ họng
Để có thể chẩn đoán được bệnh lý do đau họng, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc tiến hành làm test strep và thăm khám vùng họng. Bệnh nhân cung cấp các thông tin về bệnh sử, tiền sử và sau đó bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng đèn soi đến thành họng sau để có thể kiểm tra xem có mảng trắng hay dấu hiệu sưng tấy nào không. Ngoài ra, bác sĩ có thể thăm khám vùng xương hàm, vùng cổ để kiểm tra hạch bạch huyết.
Nếu bị đau cổ họng do vi khuẩn streptococcus, bác sĩ sẽ yêu cầu phết họng để làm xét nghiệm chẩn đoán bằng cách test nhanh để phát hiện vi khuẩn và xét nghiệm nuôi cấy bệnh phẩm. Ngoài ra, người bệnh sẽ phải làm thêm các xét nghiệm lâm sàng để có thể tìm ra nguyên nhân gây đau họng.
Các phương pháp điều trị đau cổ họng hiệu quả
Bị đau cổ họng tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau cổ họng hiệu quả bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
- Uống nước ấm: Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng và giúp cổ họng đỡ bị khô
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sẽ kéo chất nhầy ra khỏi mô sưng, viêm từ đó giúp làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày.
- Không uống rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Khi bị đau họng hãy hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích bởi nó sẽ khiến cho tình trạng họng của bạn trở nên nặng nề hơn.
- Viên ngậm ho không kê đơn: Viên ngậm ho có chứa tinh dầu bạc hà giúp làm giảm cảm giác đau rát ở cổ họng.
- Thuốc chống viêm không steroid: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống phù nề để giảm bớt tình trạng viêm, sưng và đau rát cổ họng.
- Uống mật ong: Pha trà ấm với mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng khi bị sưng viêm, ngứa rát
- Dùng xịt họng có thành phần từ cây echinacea và xô thơm: Theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Châu Âu (European Journal of Medical ResearchTrusted Source), sử dụng các loại xịt họng có thành phần từ cây echinacea và xô thơm sẽ làm dịu cơ đau họng hiệu quả.
- Uống đủ nước cho cơ thể: Khi mất nước cơ thể sẽ không sản xuất đủ nước bọt và các chất nhầy để cổ họng được bôi trơn tự nhiên do đó hãy uống đủ nước nhé.
- Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm: Độ ẩm không khí phù hợp sẽ giúp làm dịu các mô sưng tấy trong cổ họng và mũi do đó nếu thời tiết khô hanh bạn hãy sử dụng các loại máy tạo độ ẩm nhé.
- Tắm hơi: Độ ẩm không khí phù hợp sẽ giúp làm dịu các mô sưng tấy trong cổ họng và mũi do đó nếu thời tiết khô hanh bạn hãy sử dụng các loại máy tạo độ ẩm nhé.
- Ngẩng cao đầu: Nếu bị nghẹt mũi, bạn hãy kê gối cao sẽ giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn.
>>> 5 cách trị ngứa cổ họng tại nhà an toàn, dễ thực hiện
Phòng ngừa viêm nhiễm gây đau cổ họng
Để hạn chế tình trạng bị đau cổ họng, bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa như sau:
- Chích vắc xin ngừa bệnh cúm.
- Tiêm vắc xin phòng HPV (HPV là virus gây ung thư vòm họng).
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như là rượu, bia, thuốc lá,…
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng nước ấm, súc miệng bằng nước muối
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông
- Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng và ở những khu vực bụi bẩn
- Hạn chế uống đồ lạnh
- Dọn dẹp không gian sống sạch sẽ, nhất là khi thời tiết nồm ẩm tránh tình trạng ẩm mốc
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, đồ chiên nướng
Những trường hợp đau cổ họng cần đến bác sĩ
Bị đau cổ họng do virus thường tự khỏi trong khoảng từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, nếu đau họng do những nguyên nhân khác thì bắt buộc phải tiến hành điều trị.
Khi có những biểu hiện dưới đây, bạn hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn nhé!
- Đau họng kéo dài và nặng nề
- Khó mở miệng
- Cứng cổ
- Gặp vấn đề khi nuốt thức ăn
- Khó thở hoặc đau khi hô hấp
- Đau tai
- Sốt cao trên 38 độ C
- Có máu trong đờm hoặc nước bọt
>>> Ung thư vòm mũi họng cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng đau cổ họng, tìm hiểu về bệnh qua video của BS.Đỗ Kỳ Nhật – Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn:
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đau cổ họng
Đau cổ họng có nguy hiểm không?
Đau cổ họng tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài không khỏi rất có thể do bệnh lý nào đó. Bạn hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Đau cổ họng có tự chữa ở nhà được không?
Nếu bị đau cổ họng do virus thì sẽ tự khỏi trong khoảng 2-7 ngày mà không cần đến gặp bác sĩ. Bạn hãy chú ý chế độ dinh dưỡng, súc miệng nước muối, tăng cường đề kháng để cải thiện tình trạng này nhé!
Đau cổ họng khám ở đâu uy tín?
Với những bạn ở khu vực TP. HCM có thể đến Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn – Đây là địa chỉ khám chữa bệnh tai mũi họng uy tín được người dân tin tưởng và lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, máy móc hiện đại, thời gian khám linh hoạt…
Khi có những dấu hiệu bất thường ở cổ họng hoặc bị đau cổ họng kéo dài, bạn hãy đến các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, bạn hãy liên hệ ngay hotline theo thông tin dưới đây nhé!
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/