Bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp là bệnh thường gặp. Lâm sàng có thể phát hiện 4 – 7 % dân số, phụ nữ nhiều gấp 5 lần nam giới.

Tỉ lệ phát hiện bằng siêu âm 19 – 67 %. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1/20 số này là ác tính, ung thư tuyến giáp chiếm 1% các loại ung thư khác (tại Mỹ)

KHÁM LÂM SÀNG

 

khám lâm sàn

Lưu ý tiền sử:

  • Có chiếu tia xạ vùng đầu, cổ.
  • Gia đình có bị ung thư tuyến giáp.

Thăm khám lâm sàng:

  • Khối u có to nhanh, có nói khàn, có khó nuốt hoặc có chèn ép vùng cổ.
  • Nhân giáp mềm hoặc cứng.
  • Có hạch cổ (?)

Chỉ định cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp FT4 – TSH.
  •  Anti thyroperoxydase (Anti TPO) để xác định có viêm giáp Hashimoto.
  • Siêu âm tuyến giáp và vùng cổ.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. (FNA).

Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Có 4 dạng.

  1. Lành tính (âm tính): Chiếm khoảng 69 – 74 % với các dạng như bướu giáp keo, viêm giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp bán cấp, nang tuyến giáp.
  2. Ác tính (dương tính) chiếm khoảng 4 – 5 %, có 4 thể như: Ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể tủy và ung thư thể không biệt hóa.
  3. Nghi ngờ (không xác định): Quá sản nang, quá sản tế bào Hurtle, và các kết quả khác nghi ngờ nhưng không khẳng định là ung thư.
  4. Không xác định: Hoặc chỉ thấy tế bào bọt (Foam cell), hoặc chỉ thấy dịch nang, có quá ít tế bào, hoặc quá nhiều hồng cầu, hoặc làm khô quá mạnh.

Những trường hợp này nên chọc hút tế bào lại dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN TUYẾN GIÁP

ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN TUYẾN GIÁP:

Kết quả chọc hút tế bào là cơ sở chính để quyết định phương pháp điều trị.

Theo dõi:

  • Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ tiến triển tự nhiên của bướu nhân đặc tuyến giáp.
  • Thường thì các nhân nghi ngờ ung thư, nhân to gây chèn hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ đều được điều trị phẫu thuật. Nhìn chung các nhân giáp lành tính đều có sự phát triển, nhất là các nhân đặc.
  • Trong 1 nghiên cứu, 89% các nhân được theo dõi trong 5 năm có tăng thể tích ít nhất 15%.
  • Tỉ lệ tiến triển hàng năm của nhân đặc có hoạt động là khá cao. Tới 6%.Các yếu tố nguy cơ có liên quan thuận với kích thước nhân và liên quan nghịch với nồng độ TSH.
  • Nếu nhân giáp lành tính, không chèn ép… thì nên theo dõi định kỳ mỗi 6 – 18 tháng, gồm khám lâm sàng vùng cổ và tuyến giáp.
  • Xét nghiệm TSH và chọn hút tế bào kim nhỏ, nếu thấy nhân to lên, hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ khác.

Khi có bất cứ nghi ngờ hay những triệu chứng kể trên bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín có đầy đủ điều kiện để thực hiện các chỉ định cận lâm sàng.

Và quan trọng nhất là gặp bác sĩ Nội tiết để được khám và tư vấn điều trị đúng hướng.

(Một số hình ảnh được thu thập từ internet)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+