trị chứng mất ngủ

Cách trị bệnh mất ngủ cho người trẻ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn

Mất ngủ là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải do những áp lực vô hình của cuộc sống hiện đại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và bài viết này sẽ cung cấp thông tin liên quan đến bệnh lý mất ngủ và đưa ra các phương pháp trị chứng mất ngủ hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Bệnh mất ngủ là gì?

Trung bình, mỗi người sẽ ngủ từ 6 – 9 giờ mỗi đêm. Khi ngủ thì cơ thể con người sẽ vào trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể phục hồi hệ miễn dịch, cơ, xương, thần kinh. Từ đó giúp hồi phục lại sức khỏe sau một ngày học tập, làm việc.

Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ là hiện tượng người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ. Ngoài ra, người bị mất ngủ còn có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.

Bệnh mất ngủ thường được chia làm hai loại:

  • Mất ngủ cấp tính (hay còn gọi là mất ngủ ngắn hạn, mất ngủ điều chỉnh): Các dấu hiệu bệnh lý mất ngủ không thường xuyên, không quá 03 ngày/tuần và không kéo dài quá 1 tháng.
  • Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, trên 03 ngày/tuần và kéo dài từ 1 tháng trở lên.
Tại sao cần trị chứng mất ngủ
Mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, bao gồm cả nguyên nhân nguyên phát lẫn thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát (nguyên nhân vô căn) rất khó để tìm được nguyên nhân rõ ràng vì các bệnh lý gây ra mất ngủ đang ở trạng thái tiềm ẩn. Nguyên nhân thứ phát thì sẽ rõ ràng hơn,giúp phát hiện nguồn gốc và đưa ra hướng điều trị mất ngủ hiệu quả hơn. Những nguyên nhân thứ phát bao gồm:

  • Các biến cố về tinh thần, tâm lý : căng thẳng trong công việc, học tập hay vấn đề tài chính, tình cảm, gia đình … là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ rất phổ biến, nhất là những người có tâm lý hướng nội.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Ngủ trưa quá dài (thường là trên 1h), ăn bữa tối quá gần với giấc ngủ (cách chỉ 30 phút trước khi ngủ) và ăn quá nhiều , sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ…sẽ làm bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Những người hay di chuyển qua các múi giờ khác nhau sẽ gặp tình trạng này. Ngoài ra, những người mới là ca kíp luân phiên thay đổi đêm sang ngày và ngược lại cũng sẽ gặp hiện tượng mất ngủ.
  • Thay đổi nơi ngủ: Hiện tượng này gọi nôm na là “lạ giường”. Khi ngủ ở vị trí mới như khách sạn, qua nhà bạn, đổi nhà…sẽ gặp tình trạng khó ngủ do tâm lý không quen với nơi ngủ mới.
  • Bệnh lý  và các loại thuốc điều trị: Một số bệnh dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh đái tháo đường, đau cơ, đau khớp, viêm khớp, Parkinson, trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,,…) cũng có thể gây mất ngủ.
  • Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây cũng nguyên nhân gây mất ngủ khá phổ biến, đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Tuổi tác: Người già thường khó ngủ và giấc ngủ trong đêm sẽ ngắn hơn so với người trẻ tuổi.
  • Lười vận động thể chất: Ít vận động cơ thể khiến bạn có cảm giác mệt mỏi uể oải, ngủ nhiều vào buổi trưa, dẫn đến khó ngủ vào buổi tối.
Nguyên nhân bị mất ngủ
Độ tuổi cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ

Các phương pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả

Điều trị chứng mất ngủ cần phải chữa trị theo nguyên nhân gây ra bệnh. Đối với mất ngủ cấp tính cần điều trị bằng thuốc hỗ trợ giấc ngủ được chỉ định bởi bác sĩ, dùng các bài thuốc dân gian hoặc bằng các liệu pháp tâm lý nhằm giải tỏa căng thẳng, từ đó điều tiết lại giấc ngủ. Với chứng mất ngủ mãn tính cần phải giải quyết kỹ càng hơn bằng việc thăm khám bệnh sử, cận lâm sàng, lâm sàng để tìm ra các bệnh lý tiềm tàng gây ra mất ngủ mãn tính, từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị mất ngủ phù hợp.

Điều trị mất ngủ bằng tư vấn tâm lý

Liệu pháp tư vấn tâm lý nhằm giải quyết các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhân, từ đó giải quyết căng thẳng, giúp bệnh nhân điều trị thành công mất ngủ. Với liệu pháp này, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ thăm khám và và đưa ra các phương pháp điều trị cho phù hợp. Đây là phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả không dùng đến thuốc. Các phương pháp điều trị mất ngủ bằng tư vấn tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp tâm lý từng cá nhân
  • Liệu pháp nhận thức – hành vi
  • Liệu pháp nhận thức dựa vào chánh niệm như: Thiền, Yoga…

Phương pháp này được coi là rất an toàn vì không phải can thiệp bất cứ chất gì vào trong cơ thể.

Cách trị bệnh mất ngủ
Tư vấn tâm lý là một cách trị bệnh mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc

Điều trị mất ngủ bằng thuốc

Thuốc chỉ phù hợp và có hiệu quả với bệnh nhân bị mất ngủ cấp tính, thường là sẽ ức chế thần kinh trung ương như: các thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần, thuốc an thần … Tuy nhiên các thuốc này có tác dụng phụ là làm suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc uống thuốc phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị mất ngủ bằng bài thuốc dân gian

  • Củ gừng: Sử dụng gừng trong điều trị mất ngủ bằng cách: Nấu nước gừng, sau đó ngâm toàn bộ bàn chân vào trong nước đã đun sôi để nguội từ 35 – 45 độ mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông tốt, tạo cảm giác dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ. Cách trị bệnh mất ngủ này rất dễ thực hiện tại nhà vì gừng là gia vị rất sẵn có ở Việt Nam.
  • Hạt sen: hạt sen có chứa chất alkali (chất kiềm) và glucose, các chất này kích thích tuyến tụy tiết ra insulin khiến bạn dễ ngủ. Phương pháp sử dụng:nấu cháo hạt sen, nấu chè hạt sen là những cách chữa mất ngủ trong dân gian rất phổ biến.
  • Lạc tiên: là một trong những vị thuốc dân gian được nhiều người biết đến và sử dụng. Lạc tiên có hoạt chất an thần nhẹ. Bạn có thể phơi khô loại cây này rồi hãm với trà để uống thay nước hoặc nấu canh, xào lạc tiên với tôm, thịt bò như các loại rau xanh bình thường khác.

Nếu sử dụng thuốc ngủ thường xuyên sẽ để lại biến chứng gì? 

Việc sử dụng thuốc ngủ để đạt được hiệu quả giảm mất ngủ ngay lập tức đã và đang bị lạm dụng nhiều hơn do tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do công việc, học tập, gia đình … diễn ra thường xuyên hơn trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vì việc ức chế hệ thần kinh trung ương diễn ra nhanh chóng nên các loại thuốc ngủ liều mạnh sẽ gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể người bệnh như:

  • Tác dụng phụ thường gặp nhất là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
  • Khó kiểm soát cân nặng.
  • Đường thở bị ảnh hưởng như: khò khè, thở chậm và nông.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Đồng tử mắt co lại, phản xạ với ánh sáng chậm.
  • Tụt huyết áp.
  • Ảnh hưởng tới hệ sinh dục: vô kinh ở nữ giới, giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới.
  • Khi sử dụng thuốc ngủ một thời gian dài, tình trạng lờn thuốc sẽ xảy ra. Lúc này các loại thuốc ngủ đang sử dụng không giúp điều trị chứng mất ngủ, người bệnh phải sử dụng các loại thuốc ngủ khác với liều lượng cao hơn và khiến các tác dụng phụ sẽ tác động tiêu cực nhiều hơn cho cơ thể.
  • Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh còn có thể đối mặt với nguy cơ co giật, hôn mê sâu, nôn ra máu … Lúc này tình trạng đã báo động, bệnh nhân cần ngưng thuốc ngay lập tức và nhanh chóng tới các trung tâm y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp khi trị chứng mất ngủ

Mất ngủ có nguy hiểm không

Ngủ không đủ giấc, khó ngủ làm cho hệ miễn dịch kém đi so với bình thường vì khoảng thời gian tái tạo của cơ thể trong khi ngủ bị gián đoạn. Do vậy người bị mất ngủ sẽ dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ…Vì vậy, mất ngủ lâu dài sẽ nguy hiểm cho cơ thể.

Có thể điều trị mất ngủ không dùng thuốc được không

Bệnh mất ngủ có một phần nguyên do là do tâm lý bị căng thẳng hoặc do gặp một cú sốc tâm lý nào đó. Vì vậy, người bệnh khi bị mất ngủ với nguyên nhân này có thể điều trị bằng việc giải quyết hoặc cân bằng sức khỏe tâm lý, lúc đó bệnh lý sẽ tự thuyên giảm.

Độ tuổi nào dễ xảy ra mất ngủ

Mất ngủ xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi dễ bị mất ngủ nhất là lứa tuổi trên 60. Tuy vậy, trong những năm trở lại đây, tình hình mất ngủ đang có dấu hiệu trẻ hóa, ngay cả thanh niên từ 18 – 35 tuổi tỷ lệ mất ngủ tăng cao do áp lực cuộc sống, công việc, học tập. Tình trạng này rất đáng báo động vì sẽ ảnh hưởng tới năng suất làm việc của cá nhân dẫn tới giảm hiệu quả công việc, nguồn thu của doanh nghiệp, công ty.

Với những chia sẻ về cách trị bệnh mất ngủ ở bài viết này, chúng tôi hy vọng người bệnh đang gặp tình trạng mất ngủ có thể cải thiện được tình trạng và nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới điều trị chứng mất ngủ thì hãy để lại câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+