Điều trị ngủ ngáy như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu & Cách phòng ngừa
Bạn biết gì về hiện tượng ngủ ngáy?
Ngủ ngáy là hiện tượng xảy ra do sự rung động luồng khí của các mô mềm trong vòm họng, đặc biệt là khẩu cái mềm. Ngáy không chỉ phát ra tiếng ồn gây khó chịu cho những người xung quanh mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe của người đó.
Ngáy ngủ có nhiều mức độ, từ tắc nghẽn đường hô hấp bình thường cho đến ngưng thở khi ngủ. Điều này khiến người bệnh gặp rối loạn về giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như mệt mỏi, giảm tập trung, giảm trí nhớ,…. và thậm chí gây nguy hiểm khi ngừng thở. Bởi vậy, nên trị ngủ ngáy dứt điểm càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ ngáy là gì?
Sự giãn cơ lưỡi trong lúc ngủ kèm theo sự vận động của luồng khí trong vòm họng tạo ra sự rung động và áp lực trong đường thở gây ra tiếng ngáy. Trong lúc ngủ, các cơ quan đều trong trạng thái nghỉ ngơi, lúc này cơ họng và lưỡi ít hoạt động nên dễ bị giãn/trùng và đè lên đường thở. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng, người lớn tuổi thường dễ ngủ ngáy hơn. Các yếu tố khiến dòng khí được hít thở qua mũi và miệng bị ngăn cản hoặc tắc nghẽn gây ra ngủ ngáy bao gồm:
- Rượu và thuốc ngủ – làm giãn cơ.
- Béo phì – gây áp lực lên đường thở
- Cảm cúm, dị ứng, nghẹt mũi – mũi bị tắc (do vẹo vách ngăn, VA, polyp mũi…) nên phải thở bằng miệng.
- Hút thuốc – Những người hút thuốc bị ngáy nhiều hơn gấp 2 lần những người không hút thuốc do đường thở bị viêm tấy và nghẹt mũi.
- Nằm ngửa khi ngủ.
- Một số người có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu khoa học cũng có thể dẫn đến tình trạng ngáy khi ngủ.

>>> Tìm hiểu thêm về chứng ngáy khi ngủ và cách điều trị ngủ ngáy qua tài liệu sau:
Nguồn: MSD Manuals
Tác hại của việc ngủ ngáy đối với sức khỏe của bạn
Ngáy xảy ra trong thời gian dài mà không được điều trị ngủ ngáy thì sẽ ảnh hưởng đến bản thân người ngáy và mọi người xung quanh, đặc biệt ở những người có xuất hiện chứng ngưng thở:
- Việc đường thở bị tắc nghẽn sẽ khiến gián đoạn hô hấp khi ngủ. Ở bệnh nhân có hiện tượng ngưng thở, mỗi lần ngừng thở có thể kéo dài đến 10 giây.
- Bệnh nhân dễ bị thức giấc khi ngủ, khó vào giấc lại, ngủ không ngon.
- Tình trạng ngưng thở khi ngủ ngáy khiến cho bệnh nhân luôn phải giữ duy trì sự hít thở, khiến cơ thể mệt mỏi, khó ngủ.
- Mất ngủ và khó ngủ xảy ra thường xuyên khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, kém tập trung trong công việc.
- Ngủ ngáy kéo dài có thể gây ra các bệnh lý khác như huyết áp cao, rối loạn về tim mạch, mắc bệnh tiểu đường và có thể đột quỵ.
- Tắc nghẽn khiến sự cung cấp oxy vào trong máu giảm. Lượng oxy lên não cũng giảm, bệnh nhân rất dễ bị đau đầu, chóng mặt. Càng để lâu triệu chứng đau đầu trở nên kinh niên và khó chịu hơn.

Mách bạn 10 mẹo hay để trị ngủ ngáy hiệu quả
Không nên ăn quá no
Ăn quá no, đặc biệt là bữa tối, vừa không tốt cho dạ dày vừa dễ gây nên chứng ngủ ngáy. Việc đi bộ thể dục nhẹ nhàng sau bữa tối sẽ là phương pháp hữu ích giúp tiêu hóa nhanh hơn và dễ đi vào giấc ngủ, giúp ngủ sâu hơn, không gặp hiện tượng ngáy.
Thay đổi tư thế ngủ
Ngủ tư thế đầu cao hoặc ngủ ở tư thế nghiêng về một bên sẽ giúp trị ngủ ngáy. Vì những người nằm ngửa thường dễ bị ngáy hơn do lưỡi bị đẩy tụt xuống khiến đáy lưỡi che đường hô hấp, dẫn đến tắc nghẽn gây ra tiếng ngáy to khi ngủ.
Thiết bị nha khoa đặc biệt nẹp nâng hàm dưới , giúp nâng hàm dưới lên một chút và kéo lưỡi về phía trước, là một phương thức điều trị phổ biến cho chứng ngáy. Những thiết bị như vậy đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc trị ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Trước khi đi ngủ nên uống nước ấm
Nước ấm giúp cổ họng ẩm và ấm hơn, hạn chế ngáy khi ngủ. Một số loại trà ấm từ thảo mộc giúp hỗ trợ giấc ngủ là lựa chọn đáp ứng hoàn hảo vừa giúp chúng ta ngủ ngon hơn vừa hạn chế việc ngáy.

Hạn chế dùng rượu bia và thuốc an thần
Các chất như rượu và thuốc an thần sẽ kích thích các cơ sau cổ họng dẫn đến khi ngủ sẽ ngáy rất to. Hơn thế, việc ngủ sau khi uống rượu và thuốc an thần sẽ khiến chúng ta ngủ rất sâu giấc, tiếng ngáy ngủ sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Do vậy, nên hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe và giảm ngủ ngáy. Trong trường hợp bạn cần dùng thuốc an thần, nên uống thuốc ít nhất là 2 giờ trước khi đi ngủ.

Tạo thói quen dùng trà
Trà có tác dụng rất tốt trong điều trị ngủ ngáy. Uống trà ấm vừa giúp ẩm họng mà các loại trà như trà hoa cúc, trà xanh, trà bạc hà,… còn chứa các chất giúp xúc tác ngủ ngon. Uống trà ấm có tác dụng rất tốt trong sự giảm tắc nghẽn nhờ tác dụng làm sạch nhầy ở cổ họng khiến không khí được lưu thông dễ dàng hơn.

Giữ cho mũi được thông thoáng
Tắc nghẽn đường hô hấp do dị ứng và cảm lạnh sẽ khiến mũi bị ngạt gây khó thở và cũng khiến cho bệnh nhân ngáy khi ngủ. Nếu cơ địa dễ viêm mũi do dị ứng thì bạn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ tiếp xúc với dị nguyên. Trong trường hợp ngạt mũi do cảm lạnh, chúng ta có thể dùng tinh dầu bạc hà pha với nước để súc miệng hoặc ngậm kẹo bạc hà để mũi được thông thoáng. Ngoài ra, nên rửa mũi ngày hai lần sáng tối bằng nước muối sinh lý để tránh các tác nhân dị ứng và giúp mũi thông thoáng hơn, dễ hít thở hơn.
Duy trì mức cân nặng hợp lý
Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngủ ngáy. Bởi ở người béo, các mô mỡ ở cổ sẽ chèn ép tới cổ họng khi ngủ, khiến đường hô hấp bị hẹp lại gây ra ngáy. Do vậy để trị ngủ ngáy hiệu quả, việc giữ cho cân nặng ở mức hợp lý là rất cần thiết.
Đối với người châu Á, theo thang phân loại của IDI & WPRO thì BMI lý tưởng dành cho người Việt Nam nằm trong khoảng 18,5 đến 22,9 (Kg/m²).

Ngủ đủ giấc và đúng giờ
Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cơ thể được hồi phục sau một ngày hoạt động. Ngủ đúng giờ không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, đặc biệt là não bộ và hệ miễn dịch mà còn là phương pháp trị ngủ ngáy rất tốt.
Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, giảm hoạt động và làm việc kém hiệu quả. Không những thế, người ngủ không đúng giờ, ngủ không ngon giấc sẽ nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh về tim mạch, và có nguy cơ gặp chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là ở người đang gặp trình trạng ngáy ngủ.

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thể thao là phương pháp cải thiện sức khỏe rất tốt. Việc tập luyện thường xuyên và điều độ sẽ giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và nhịp tim, đồng thời đem đến cảm giác ăn ngon, ngủ ngon. Điều này sẽ giúp cho người bệnh trị được hiện tượng ngủ ngáy đáng kể, vì vậy bạn nên trích ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục.

Uống nhiều nước
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu nước. Vì tình trạng thiếu nước khiến các chất tiết mũi và họng trở nên đặc và nhầy hơn, gây ra khó khăn trong lưu thông luồng khí khi hô hấp. Do vậy cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ là phương pháp trị ngủ ngáy hiệu quả.

>>> Tìm hiểu thêm về tình trạng ngủ ngáy qua video sau của bác sĩ Trần Cao Khoát – Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
Một số thắc mắc về cách điều trị ngủ ngáy
Dùng thuốc gì trị ngủ ngáy do tắc nghẽn mũi khi ốm?
Khi bị ngạt mũi và chảy nước mũi, nhiều người bệnh phải thở bằng miệng nên dễ tạo ra tiếng ngáy. Điều trị ngủ ngáy trong trường hợp này thường sẽ sử dụng thuốc thông mũi theo tình trạng cụ thể. Các thuốc kháng histamin hoặc thuốc xịt corticosteroid sẽ giúp ích cho bệnh nhân, nhưng cần được kê đơn bởi bác sĩ.
Mắc amidan phì đại thì điều trị ngủ ngáy thế nào?
Phẫu thuật amidan có thể hiệu quả trong điều trị ngáy vì giúp tăng kích thước của đường thở.
Mang thai bị ngáy thì điều trị thế nào?
Phụ nữ khi mang thai thì cơ thể khá nhạy cảm. Để đánh giá được tình trạng và lựa chọn phương pháp trị ngủ ngáy thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ. Bất kể phương pháp hay loại thuốc nào dùng cho đối tượng phụ nữ mang thai đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng từ bác sĩ.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/