Cận thị học đường

Cận thị học đường

Thế nào là cận thị?

Cận thị là một trong những trường hợp mà người ta không nhìn rõ được vật khi ở xa.
Cận thị nên được phát hiện sớm và có hướng điều chỉnh kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như nhược thị, bong võng mạc…

Cận thị học đường
Cận thị học đường

Nguyên nhân và biểu hiện

Hai nguyên nhân chính gây ra cận thị:

  1. Nguyên nhân bẩm sinh do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình.
  2. Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như tư thế ngồi sai, điều kiện thiếu ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem TV, sử dụng vi tính không hợp lý…
Nguyên nhân gây cận thị
Nguyên nhân gây cận thị

Biểu hiện chủ yếu là nhìn mờ hoặc giảm thị lực khi nhìn xa, ngoài ra có thể kèm mỏi mắt, nhức đầu, dụi mắt, nheo mắt, chóng mặt, viết chữ không thẳng hàng, cúi sát tập….

Phương pháp điều chỉnh:

  • Thông thường nhất đeo kính gọng, nên đeo thường xuyên khi cần thiết nhìn rõ vật ở xa và kiểm tra độ kính mỗi 06 tháng.
  • Có thể mang kính áp tròng.
Đeo kính áp tròng
Đeo kính áp tròng
  • Phẫu thuật Laser Excimer, phẫu thuật Phaco…

Phòng tránh và cách chăm sóc mắt

Nơi học tập đủ ánh sáng, bàn học nên kê gần cửa sổ, hướng ánh sáng chiếu từ bên trái qua, nên dùng đèn vàng có dây tóc.

Nơi học tập đủ ánh sáng
Nơi học tập đủ ánh sáng

Tư thế ngồi học – làm việc thẳng lưng, hai chân khép, đầu cúi 10 – 15 độ. Khoảng cách từ mắt tới sách khoảng 30 cm.

Tư thế ngồi học, làm việc thẳng lưng
Tư thế ngồi học, làm việc thẳng lưng

Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm. Không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.

Không viết chữ bằng mực đỏ, xanh lá cây.

Phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Học 1 tiếng nên thư giãn mắt khoảng 10-15 phút. Khi xem TV, chơi điện tử không quá 60 phút một lần, ngồi cách xa khoảng 3-4 mét.

Chế độ ngủ nghỉ 6-8 tiếng/ngày. Có thể bổ sung Vitamin A, ăn uống nhiều rau xanh, trái cây màu sắc đỏ, vàng, sữa tươi, gan động vật.

Khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng / lần
Khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng / lần

Nên đưa trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 06 tháng/lần hoặc ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ như mỏi mắt, nhức đầu, mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, chóng mặt, viết chữ không thẳng hàng, cúi sát tập….

(Nguồn sử dụng hình ảnh và tư liệu từ Internet)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+