Lệch khớp cắn là gì? Các phương pháp chỉnh khớp cắn hiệu quả
Lệch khớp cắn là bệnh lý về răng miệng không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy việc chỉnh khớp cắn từ sớm sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được những tác hại liên quan tới vấn đề thẩm mỹ và cải thiện chức năng nhai, giúp đảm bảo chất lượng sống.
Sai lệch khớp cắn là gì? Phân loại các dạng lệch khớp cắn?
Sai lệch khớp cắn là tình trạng 2 hàm phát triển không tương quan khiến răng hàm trên và hàm dưới không hài hòa và khít với nhau, từ đó gây biến dạng khuôn mặt, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu…
Có 05 dạng lệch khớp cắn như sau:
- Khớp cắn ngược
Dân gian thường gọi là bị móm. Trong trường hợp này thì xương hàm dưới bị đưa ra ngoài và phát triển quá mức so với hàm trên. Nếu nhìn nghiêng khuôn mặt, phần môi dưới của người bệnh sẽ chìa hẳn ra ngoài so với môi trên. Trong một số trường hợp khớp cắn ngược biểu hiện nặng, không những chỉ phần môi dưới mà cả phần cằm của bệnh nhân chìa hẳn ra bên ngoài khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối nghiêm trọng, nhìn nghiêng có hình dạng như lưỡi cày.
- Khớp cắn sâu
Với những trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn sâu, hàm dưới bị khuất và không thể nhìn thấy được nếu nhìn nghiêng. Người bị lệch khớp cắm sâu thường kèm theo bị hở lợi, mặt ngắn. Do có biểu hiện bên ngoài khá giống nhau nên khớp cắn sâu ở một số trường hợp bị nhận nhầm là khớp cắn hô (hay hô vẩu).
- Khớp cắn chéo
Là tình trạng phần răng của người bệnh bị xô lệch do việc phát triển của răng không đều dẫn đến răng bị thò thụt khác nhau. Điều này làm phá vỡ sự đối xứng của răng hàm trên và hàm dưới, đặc biệt biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười.
- Khớp cắn hở
Là phần răng cửa bị hở, người bệnh không thể hoàn toàn khép răng để tránh người đối diện nhìn thấy lưỡi của mình, từ đó gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và tâm lý khi giao tiếp. Ngoài ra khớp cắn hở cũng khiến bệnh nhân khó nhai hoặc xé thức ăn bằng răng giữa cửa.
- Khớp cắn hô (hô vẩu)
Là phần răng cửa trên của người bệnh bị hô về phía trước một khoảng rộng và khác với khớp cắn sâu là hàm trên và hàm dưới chỉ bị lệch, Người bị hô vẩu thường khó hoặc không thể ngậm kín miệng, khi ngủ sẽ mở miệng , khi nhìn nghiêng hoặc khi cười sẽ thấy rõ ràng phần hô, gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến chức năng nói của bệnh nhân.
Triệu chứng và nguyên nhân gây lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn thông thường có những biểu hiện như sau:
- Khó chịu khi thực hiện các hành động ăn uống như nhai, cắn, nghiền thức ăn
- Khuôn miệng và giọng nói bị thay đổi, đôi khi dẫn đến bị ngọng
- Thường xuyên cắn phải má trong hoặc lưỡi khi ăn hoặc nói chuyện
- Phải thở bằng miệng thường xuyên
- Răng mọc dư hoặc mọc cùng một vị trí trong cùng một hàm.
- Răng giữa hàm trên và hàm dưới bị lệch nhau.
- Răng mọc cách xa nhau và có khoảng trống giữa các răng.
- Răng hàm dưới phủ răng hàm trên.
- Răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới khiến nhìn răng bị hô vẩu.
- Răng cửa hai hàm có một khoảng hở dù hai hàm đã cắn sát vào nhau..
>>> Ngoài lệch khớp cắn, việc cảm thấy khó khăn khi nhai, làm giảm hứng thú trong việc ăn uống là một trong những biểu hiện của hàm lệch, xem ngay quy trình chỉnh hàm lệch qua bài viết: Phẫu thuật chỉnh hàm là gì? Quy trình chỉnh lệch hàm uy tín
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến lệch khớp cắn là:
- Do di truyền: Yếu tố di truyền chiếm trên 70% lý do gây nên tình trạng lệch khớp cắn.
- Yếu tố về răng và hàm: Răng sữa bị mất sớm, kích thước răng quá lớn so với hàm, dị tật hàm bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi,…
- Thói quen xấu từ nhỏ: Mút ngón tay, tật đẩy lưỡi vào răng khiến răng dễ bị hô vẩu…
- Bị chấn thương nặng khiến răng hàm bị sai lệch
- Khối u xuất hiện ở hàm và miệng
- Bị ảnh hưởng bởi phương pháp niềng, thiết bị hoặc vật liệu hàn răng không đảm bảo.
Tác hại của lệch khớp cắn và lợi ích khi chỉnh khớp cắn từ sớm
Lệch khớp cắn không những mất tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, làm người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp mà còn là nguyên nhân trực tiếp của các bệnh lý nguy hiểm ở răng hàm mặt, dạ dày. Chính vì tác hại sâu xa của lệch khớp cắn nên việc chỉnh khớp cắn từ sớm rất quan trọng trong việc đảm bảo thẩm mỹ cũng như chức năng cơ thể vùng mặt, dạ dày được hoạt động bình thường:
- Việc điều trị lệch khớp cắn từ sớm sẽ hạn chế sự cản trở đến chức năng nhai, cắn xé thức ăn của răng hàm (cả hàm trên lẫn hàm dưới), từ đó giảm việc gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.
- Giúp giảm nguy cơ gây các bệnh lý về răng miệng: viêm nha chu, viêm nướu….
- Làm giảm nguy cơ các bệnh về dạ dày (những bệnh có nguyên nhân do nhai không kỹ thức ăn) và rối loạn chức năng khớp thái dương do răng hàm phải hoạt động nhiều
- Tránh được việc khó phát âm hoặc phát âm chậm do lệch khớp cắn.
Phương pháp điều trị lệch khớp cắn là gì?
Việc điều trị các bệnh về khớp cắn còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và cần có sự thăm khám, đánh giá từ các bác sĩ có chuyên môn. Một số phương pháp chỉnh lệch khớp cắn mà bạn có thể tham khảo là:
- Nhổ bớt răng sữa
Khi đối tượng cần chỉnh khớp cắn là trẻ em với hàm răng không đều do có sự tranh chấp giữa răng sữa và răng vĩnh viễn (vì một lý do nào đó mà răng sữa không tự rụng theo cách tự nhiên). Lúc này, bác sĩ sẽ can thiệp nhổ răng sữa để tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên, tránh bị mọc xiên vẹo do thiếu không gian để mọc.
- Chỉnh răng lệch bằng niềng răng tháo lắp kim loại
Trẻ nhỏ thường được áp dụng phương pháp này khi cơ hàm vẫn còn đang giai đoạn phát triển, đó là một dạng khí cụ chỉnh răng hay là niềng răng tháo lắp kim loại. Khí cụ này bao gồm 2 phần là:
- Khung kim loại gắn liền
- Vòm miệng bằng nhựa.
Hai phần này giúp uốn nắn cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí và đúng hướng, tránh bị lệch hoặc xiên vẹo.
Đối với bệnh nhân là người lớn thì niềng răng tháo lắp kim loại sẽ phù hợp với những bệnh nhân lệch khớp cắn một chút so với chuẩn, đối với những trường hợp bị sai lệch lớn thì phương pháp này giảm dần hiệu quả và phải thay thế bằng việc niềng răng cố định (hay còn gọi là niềng răng mắc cài).
- Niềng răng mắc cài cố định
Niềng răng mắc cài cố định là phương pháp sử dụng cho cả người lớn và trẻ em bằng cách sử dụng các mắc cài nhằm cố định và định hình lại hệ thống răng theo chuẩn, khắc phục từ từ tình trạng lệch khớp cắn.
Niềng răng mắc cài cố định có một nhược điểm là thời gian để niềng khá lâu (từ 18-24 tháng tùy theo tình trạng răng trước khi niềng) và trong khoảng thời gian này thì bệnh nhân phải tuân thủ kỹ những nguyên tắc vệ sinh răng niềng cũng như tránh va chạm vào khu vực răng khi chơi thể thao cũng như cắn xé thức ăn cứng.
- Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm có thể được áp dụng trong việc cải thiện vấn đề lệch khớp cắn hàm hô vì các phương pháp niềng răng tháo lắp hay niềng răng mắc cài chỉ có thể hỗ trợ bớt hô tầm 40 – 70% chứ không giải quyết dứt điểm vấn đề. Phẫu thuật hàm được thực hiện ở người trưởng thành khi cấu trúc răng đã ổn định, không còn thay răng sữa để tránh những tổn thương không đáng có khi phẫu thuật.
>>> Xem thêm: Phẫu thuật gọt xương hàm – Gọt hàm có nguy hiểm không?
Độ tuổi nào chữa lệch khớp cắn tốt nhất?
Theo khuyến cáo của Nha sĩ, độ tuổi để chữa lệch khớp cắn là từ 10 – 15 tuổi vì lúc này trẻ bắt đầu thay răng sữa thành răng vĩnh viễn nên có thể phát hiện được các vấn đề lệch khớp cắn. Ngoài ra, ở độ tuổi này răng và xương hàm đang phát triển nên còn khá mềm nên dễ can thiệp, dễ tác động điều trị lệch khớp cắn cho trẻ. Ngoài ra, điều trị các bệnh về khớp cắn ở độ tuổi này ít gây đau đớn, tiết kiệm thời gian hơn và không phải tái điều trị khi đã trưởng thành.
Một số câu hỏi thường gặp về chỉnh khớp cắn
Loại răng lệch khớp cắn nào thường gặp nhất
Khớp cắn chéo (hay răng mọc chen chúc) là loại lệch khớp cắn phổ biến nhất hiện nay. Hiện tượng này tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng nhai nhưng gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp, đặc biệt khi cười.
Trẻ nhỏ có niềng răng mắc cài cố định được không
Niềng răng mắc cài cố định là phương pháp chỉnh khớp cắn phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, đối với trẻ em do tính hiếu động và chưa nhận rõ chính xác những nguy cơ va chạm vào răng đang niềng nên cần phải có sự theo dõi, nhắc nhở kỹ càng của phụ huynh để bảo đảm không ảnh hưởng tới hàm và răng.
Lệch khớp cắn có tính di truyền không
Lệch khớp cắn có tính di truyền. 70% nguyên nhân lệch khớp cắn sẽ di truyền giữa những người trong gia đình bởi vì cấu trúc phần mặt gây ảnh hưởng tới khớp cắn như: hàm, mắt, miệng,…đều được di truyền.
Lệch khớp cắn có nguy hiểm không
Lệch khớp cắn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm: ảnh hưởng tâm lý về vấn đề thẩm mỹ, ảnh hưởng chức năng nhai, xé thức ăn bị cản trở.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/