Chữa Giãn Tĩnh Mạch Tại Nhà

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà an toàn và hiệu quả nhất

BS.CKI. Lê Thị Diệu Hồng

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS.CKI. Lê Thị Diệu Hồng

Bác sĩ Chuyên Khoa Tim Mạch


Mặc dù bệnh suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc chữa giãn tĩnh mạch tại nhà không quá phức tạp nếu có kiến thức đúng đắn. Và bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây đã tổng hợp tất cả các kiến thức cũng như cách điều trị giãn tĩnh mạch đơn giản nhưng vẫn rất hiệu quả cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim để lọc máu. Van tĩnh mạch giữ vai trò ngăn máu trôi ngược dòng. Khi van tĩnh mạch bị tổn thương, máu không được điều khiển và gây ra áp lực, kéo dãn và phồng nổi các tĩnh mạch dưới da. Đây là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng thường gặp ở chân và đùi. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch. Tình trạng này có thể giảm sau khi sinh hoặc không giảm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Tĩnh mạch mạng nhện sẽ có sự khác biệt so với giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch mạng nhện được tìm thấy gần bề mặt da, kích thước các đường thường nhỏ và mỏng (còn giãn tĩnh mạch thì có kích thước lớn hơn và có màu đỏ) và thường có màu đỏ hoặc xanh.

Tĩnh mạch bình thường và tĩnh mạch bị giãn
Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và đùi.

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Các tĩnh mạch trở nên rõ ràng dưới da, có thể nhìn thấy.
  • Triệu chứng nóng rát hoặc đau nhói ở chân.
  • Khó chịu, nặng nề ở chân.
  • Chuột rút, thường hay bị vào ban đêm.
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân.
  • Da ở vùng bị giãn tĩnh mạch có thể khô, thay đổi màu sắc, ngứa và có thể dẫn đến loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường không thể được điều trị hoàn toàn. Các phương pháp chữa giãn tĩnh mạch tại nhà hay ở bệnh viện chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ một lối sống khoa học và lành mạnh, đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà để hỗ trợ liệu pháp y khoa được bác sĩ chỉ định và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

>>> Xem thêm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch qua bài viết: Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân và những điều bạn cần biết

Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Những triệu chứng khi bị giãn tĩnh mạch

9 Phương pháp chữa giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả và an toàn

Khuyến khích tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu trong tĩnh mạch và giảm huyết áp, góp phần trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch.Các hoạt động như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga… trong ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm săn chắc cơ bắp xung quanh tĩnh mạch chân.

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên được hướng dẫn và theo dõi bởi bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện đúng và hiệu quả. Việc luyện tập này là một cách điều trị giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy kết hợp hít thở sâu để tăng cường tuần hoàn máu. Hít vào bằng mũi đều sâu tối đa, để ngực nở rộ, bụng phình lên. Sau đó, thở ra bằng miệng thoải mái, tự nhiên, không kìm, không thúc. Trong quá trình tập, hãy thực hiện động tác đều đặn, nhẹ nhàng và không nhanh quá, không căng thẳng quá mức.

>>> Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chi dưới, xem ngay qua bài viết: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị giãn tĩnh mạch

Tập thể dục thường xuyên làm lưu thông máu trong tĩnh mạch
Tập thể dục thường xuyên làm lưu thông máu trong tĩnh mạch, giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sử dụng vớ nén

Vớ nén là một phương pháp chữa giãn tĩnh mạch tại nhà phổ biến để giảm mệt mỏi và sưng ở bắp chân, đồng thời hỗ trợ cơ và tĩnh mạch trong việc lưu thông máu trở về tim và giảm nguy cơ đông máu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng vớ nén cao lên đầu gối trong một tuần có thể giảm đau và mệt mỏi do giãn tĩnh mạch.

chữa giãn tĩnh mạch tại nhà bằng vớ nén  
Đeo vớ nén thường xuyên hỗ trợ giảm cảm giác đau nhói

Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Việc giảm tiêu thụ thực phẩm mặn hoặc giàu natri là quan trọng để hạn chế việc cơ thể giữ nước. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm giàu kali, vì kali giúp giảm khả năng giữ nước trong cơ thể. Các nguồn giàu kali bao gồm hạnh nhân, hạt hồ trăn, đậu lăng, đậu trắng, khoai tây, rau và cá hồi, cá ngừ.

Ngoài ra, việc ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Khi có táo bón, các cơ bụng và cơ chân sẽ phải hoạt động mạnh, tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng dưới, gây khả năng suy giãn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại hạt, hạt và cây họ đậu, yến mạch, lúa mì, hạt lanh và ngũ cốc.

Thêm vào đó, thực phẩm chứa flavonoid cũng là một cách điều trị suy giãn tĩnh mạch. Flavonoid cải thiện lưu thông máu và giảm khả năng đọng máu trong tĩnh mạch. Chúng cũng có tác dụng giảm huyết áp trong động mạch và có thể làm giãn mạch máu, từ đó giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch. Hành tây, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh,tỏi.. hoặc trái có múi, nho, anh đào, táo, quả việt quất, cacao là những thực phẩm giàu flavonoid mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm.

Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ăn uống hợp lý giúp cải thiện lưu thông máu và giảm khả năng đọng máu trong tĩnh mạch

Kê cao chân giúp cải thiện tuần hoàn

Đặt chân ở nơi càng cao càng tốt, đặc biệt là ngang với tim hoặc cao hơn, được coi là lý tưởng để cải thiện tuần hoàn máu. Việc này giúp giảm áp lực trong các tĩnh mạch ở chân và sử dụng trọng lực để đẩy máu trở lại tim một cách hiệu quả. Nếu một người phải ngồi trong thời gian dài, chẳng hạn khi làm việc hoặc nghỉ ngơi, họ nên cố gắng kê cao chân. Đây là một trong những cách điều trị giãn tĩnh mạch khá hiệu quả.

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân  
Việc kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm sẽ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch

Xoa bóp nhẹ nhàng

Thao tác xoa bóp nhẹ nhàng các khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp tăng cường lưu thông máu qua các tĩnh mạch. Người sử dụng có thể áp dụng dầu massage nhẹ nhàng hoặc kem dưỡng ẩm để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần chú ý tránh ấn trực tiếp vào các tĩnh mạch để tránh gây tổn thương.

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp lưu thông máu
Xoa bóp chân giúp tăng cường lưu thông máu qua các tĩnh mạch

Hạn chế việc ngồi quá lâu

Để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, nếu ngồi làm việc trong thời gian dài, nên đứng dậy và đi lại hoặc thay đổi tư thế thường xuyên để khí huyết lưu thông. Tránh ngồi chéo chân, vì điều này có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và gây vấn đề về tuần hoàn.

Nếu các phương pháp chữa giãn tĩnh mạch tại nhà không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế với phương pháp phù hợp.

Liệu pháp xơ hóa là một phương pháp đơn giản và ít xâm lấn được bác sĩ áp dụng để điều trị giãn tĩnh mạch. Qua phương pháp này, bác sĩ tiêm một chất đặc hiệu có tác dụng làm xơ hoá các tĩnh mạch bị bệnh. Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser có nguyên lý sử dụng ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ thực hiện việc luồn sợi laser vào trong lòng tĩnh mạch bị giãn để điều trị.

Hạn chế ngồi lâu tránh tắc nghẽn mạch máu
Đứng dậy và đi lại sau 1 thời gian dài ngồi giúp lưu thông, giảm tắc nghẽn mạch máu

Sử dụng chiết xuất thực vật để điều trị

Các sản phẩm chiết xuất từ thực vật như hạt dẻ ngựa, cây thông biển và cây đậu chổi được cho là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra, chiết xuất từ hạt nho uống cũng được xem là sản phẩm từ thực vật có lợi cho những người bị suy giãn tĩnh mạch. Theo Viện Y tế Quốc gia Anh, việc uống chiết xuất hạt nho giúp giảm sưng ở phần chân dưới và cải thiện các triệu chứng khác khi điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Khi sử dụng các loại chiết xuất này, quan trọng pha loãng chúng với dầu nền thay vì thoa trực tiếp lên da. Điều này giúp tránh bỏng da do kích ứng và đảm bảo lượng tinh dầu sử dụng vừa phải, tránh lãng phí.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu như Warfarin không nên sử dụng chiết xuất hạt nho như một thành phần bổ sung trong chế độ ăn uống. Việc làm đó có thể tương tác với thuốc và tăng nguy cơ xuất huyết.

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Hạt nho có công dụng tuyệt vời trong việc chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Duy trì cân nặng hợp lý

Đối với những người thừa cân, cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà phù hợp là giảm cân. Vì điều này có thể giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, làm giảm sưng tấy và cảm giác khó chịu.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch – Dấu hiệu, chẩn đoán & Cách điều trị

Cân nặng cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch
Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch

Lựa chọn trang phục thoải mái không bó sát

Mặc quần áo bó sát có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đặc biệt đối với những người bị giãn tĩnh mạch chân. Do đó, cách điều trị giãn tĩnh mạch trong trường hợp này là hãy chọn những trang phục thoải mái, không gây áp lực lên chân và hạn chế sự gò bó. Ngoài ra, hạn chế sử dụng giày cao gót và thay thế bằng giày đế bằng hoặc giày có đế êm hơn để giảm áp lực và tăng sự thoải mái cho chân.

>> Xem video để biết về cắt nhiệt nội tĩnh mạch

Một số thắc mắc về cách chữa trị giãn tĩnh mạch tại nhà

Có những bài tập nào đơn giản và hiệu quả để cải thiện giãn tĩnh mạch chân?

Bài tập đơn giản như đứng ngọn chân, quay người và chân, kéo chân lên cao, và việc đi bộ thường xuyên có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng và cải thiện giãn tĩnh mạch chân.

Có những sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc tự nhiên nào có thể giúp giảm sưng và khó chịu do giãn tĩnh mạch?

Có nhiều sản phẩm chăm sóc da và thuốc tự nhiên có thể giúp giảm sưng và khó chịu do giãn tĩnh mạch, như gel hoặc kem chứa thành phần chiết xuất từ cây hạt dẻ ngựa, cây thông biển và cây đậu chổi.

Khi nào cần chữa giãn tĩnh mạch chân nên gặp bác sĩ?

Nếu triệu chứng giãn tĩnh mạch chân gây khó chịu nghiêm trọng và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ. Các trường hợp cần gặp bác sĩ bao gồm sưng, đau, viêm nhiễm, và khi triệu chứng không giảm sau khi áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà.

Trên cơ sở các phương pháp chữa giãn tĩnh mạch tại nhà đã được đề cập, việc chăm sóc và điều trị bệnh trở nên khả thi và tiện lợi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, nên tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+