dieu tri sot xuat huyet tai nha 7 cach hieu qua va cac luu y can tranh

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà: 7 cách hiệu quả và các lưu ý cần tránh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể xuất hiện quanh năm nhưng bùng phát mạnh vào mùa mưa. Khi mắc bệnh, nhiều người thắc mắc liệu có thể tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khi nào có thể điều trị tại nhà, các dấu hiệu cần theo dõi và những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Mục lục:

Có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà được không?

Liệu có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà không? Câu trả lời là có thể.

Sốt xuất huyết hiện tại chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ thường sẽ tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh như sốt, đau đầu, đau nhức xương khớp… Không phải tất cả người bệnh sốt xuất huyết đều cần nhập viện điều trị. Việc xác định đúng đối tượng cần theo dõi tại bệnh viện sẽ giúp tránh tình trạng quá tải, đồng thời tối ưu hiệu quả điều trị. Những trường hợp mắc bệnh nhẹ có thể được theo dõi tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế địa phương.

Trong giai đoạn đầu, nếu không có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, người bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Hãy cho người bệnh uống nhiều nước lọc, dung dịch oresol, nước trái cây để ngăn ngừa mất nước. Nếu cần hạ sốt thì dùng paracetamol theo chỉ định, tuyệt đối không sử dụng aspirin hoặc ibuprofen vì có thể gây xuất huyết nghiêm trọng.

phác đồ điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Những người bị sốt xuất huyết thể nhẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà

Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như:

  • Sốc do thoát dịch: Da lạnh, tay chân mệt mỏi, tụt huyết áp.
  • Xuất huyết bất thường: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, rong kinh kéo dài.
  • Đau bụng vùng gan: Cảm giác đau tức, buồn nôn, mệt lả.
  • Đi ngoài ra máu: Biểu hiện xuất huyết tiêu hóa.

Những trường hợp sốt xuất huyết nặng, có biến chứng suy đa phủ tạng, sốc kéo dài, hoặc cần truyền tiểu cầu, truyền dịch cao phân tử thì nên được chuyển đến bệnh viện tuyến trung ương để đảm bảo điều trị kịp thời.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà với các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các phương pháp điều trị bao gồm nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nước và điện giải, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời chườm mát để giúp cơ thể hạ nhiệt. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó việc kiểm soát triệu chứng và theo dõi sát sao là điều quan trọng.

cách tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Nguyên tắc quan trọng nhất khi tự điều trị sốt xuất huyết ở người lớn tại nhà chính là kiểm soát triệu chứng và theo dõi tình trạng người bệnh sát sao

Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ trở nặng cần nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Những nhóm người này bao gồm:

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Phụ nữ mang thai, bởi sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người cao tuổi, nhóm dễ bị biến chứng nặng do đề kháng suy giảm.
  • Người có bệnh lý nền hoặc suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận mạn tính, ung thư, HIV/AIDS.
  • Người béo phì, do nguy cơ rối loạn tuần hoàn và biến chứng nghiêm trọng cao hơn.
  • Những người có nguy cơ chảy máu cao, bao gồm người đang dùng thuốc chống đông máu, mắc bệnh lý về máu, suy gan nặng, kháng kết tập tiểu cầu, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nặng như chảy máu bất thường, đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục, mệt lả, khó thở là vô cùng quan trọng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng, người bệnh không được chủ quan áp dụng các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà cần nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay để được can thiệp kịp thời.

cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Người cao tuổi khi bị sốt xuất huyết thường dễ bị biến chứng nặng nên cần được theo dõi sát sao để đưa đi viện kịp thời

7 Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà với tình trạng nhẹ

1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên

Một trong những cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ em và người lớn hiệu quả nhất là theo dõi thân nhiệt cơ thể thường xuyên.

Người bệnh sốt xuất huyết cần được kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn sốt cao. Nếu thân nhiệt tăng quá 39°C, hãy sử dụng khăn ấm lau toàn thân, đặc biệt là ở các vị trí như trán, nách, bẹn để hỗ trợ hạ nhiệt. Đồng thời, cho người bệnh mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để giúp cơ thể duy trì thân nhiệt ổn định.

Nếu sốt kéo dài hoặc không có dấu hiệu giảm, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

2. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc hạ sốt cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, ưu tiên thuốc chứa Paracetamol để giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Aspirin hoặc Ibuprofen vì các loại thuốc này có thể làm trầm trọng tình trạng xuất huyết. Trước khi dùng, hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng, đảm bảo thuốc còn nguyên vẹn và không có dấu hiệu biến chất.

3. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng

Giữ vệ sinh đường hô hấp là một bước quan trọng giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình điều trị người bệnh sốt xuất huyết. Hãy súc miệng và rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá mức để tránh làm tổn thương niêm mạc họng.

sốt xuất huyết có điều trị tại nhà được không
Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà rất hữu ích

4. Giữ cơ thể luôn khô ráo, thoáng mát

Người bệnh cần giữ cơ thể khô ráo, không tắm nước lạnh để tránh tình trạng giãn mạch, làm bệnh diễn biến nặng hơn. Khi cần vệ sinh cơ thể, hãy dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng để duy trì thân nhiệt ổn định.

5. Bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải

Sốt xuất huyết có thể khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, do đó, việc bù nước là rất quan trọng. Hãy cho người bệnh uống nhiều nước lọc, nước dừa, nước cam hoặc dung dịch bù điện giải như Oresol, Hydrite để hỗ trợ quá trình hồi phục. Tránh xa các loại đồ uống có chứa caffeine, cồn như cà phê, rượu, bia vì chúng có thể khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn.

6. Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Trong quá trình điều trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Hạn chế thực phẩm có màu đỏ, nâu như huyết, nước ngọt có gas để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

7. Nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe

Người bệnh tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần được nghỉ ngơi nhiều, không làm việc nặng quá sức để không làm gia tăng tình trạng xuất huyết. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian lành bệnh.

sốt xuất huyết điều trị tại nhà được không
Sốt xuất huyết nhẹ điều trị tại nhà sẽ có hiệu quả hơn khi người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà nếu bệnh nặng

Sốt xuất huyết thể nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó, người thân cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh và đưa đi viện để điều trị khi không thấy cải thiện hoặc bệnh diễn tiến xấu hơn.

Nếu người bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng như chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn ói nhiều, đau bụng dữ dội, lơ mơ, co giật, khó thở hoặc tím tái, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Với trẻ em, cha mẹ càng cần đặc biệt chú ý vì trẻ dễ bị mất nước và rơi vào tình trạng sốc nhanh hơn so với người lớn.

Lưu ý cần tránh khi điều trị bệnh tại nhà

Việc điều trị sốt xuất huyết ở tại nhà đúng cách có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, đồng thời tránh các biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần tuân thủ:

Không sử dụng thuốc khi không được kê đơn

Người bệnh sốt xuất huyết không tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Một số loại thuốc hạ sốt có thể gây nguy hiểm cho người mắc sốt xuất huyết, chẳng hạn như:

  • Aspirin: Thuốc này có tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu, chống đông máu, khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ibuprofen: Dù không ảnh hưởng mạnh đến tiểu cầu như Aspirin nhưng vẫn có nguy cơ gây xuất huyết nội, làm bệnh nặng thêm.
  • Chỉ nên sử dụng Paracetamol với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để hạ sốt an toàn.
điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người lớn
Người bệnh sốt xuất huyết không được tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa được kê đơn

Dùng kháng sinh khi được chỉ định

Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus sốt xuất huyết, do đó việc tự ý sử dụng không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng phụ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm và theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.

Không truyền dịch khi không được bác sĩ cho phép

Truyền dịch không đúng cách có thể gây sốc phản vệ, suy hô hấp hoặc phù phổi cấp, đặc biệt là khi cơ thể đang trong trạng thái nhạy cảm do sốt xuất huyết. Người bệnh chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và được thực hiện tại cơ sở y tế.

Không sử dụng nước lạnh để tắm gội

Một trong những lưu ý khi tự điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà là tuyệt đối không để người bệnh tắm nước lạnh. Bởi vì tắm nước lạnh có thể làm tình trạng sốt nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên lau người bằng khăn ấm để giúp hạ sốt an toàn. Nếu cần gội đầu, nên sử dụng nước ấm và lau khô ngay sau đó để tránh nhiễm lạnh.

cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Tuyệt đối không để người bệnh tắm nước lạnh vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Tránh thực phẩm dầu mỡ, cay nóng

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình phục hồi. Người bệnh nên tránh:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa như mỡ động vật, dầu cọ, thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Thịt đỏ do có hàm lượng sắt cao, có thể thúc đẩy sự phát triển của virus.
  • Gia vị cay nóng như tiêu, ớt, vì có thể gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Thay vào đó, người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp và các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường đề kháng.

Không tự ý chữa bệnh bằng phương pháp dân gian

Nhiều người tin rằng các phương pháp dân gian như uống nước lá đu đủ, rau mùi, húng quế có thể hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của các phương pháp này. Người bệnh không nên lạm dụng những phương pháp này mà cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ.

Nhập viện ngay nếu có dấu hiệu trở nặng

Nếu người bệnh có các dấu hiệu nguy hiểm như: sốt cao không hạ, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, tiểu tiện ra máu, khó thở, co giật,… Hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trì hoãn nhập viện trong trường hợp bệnh trở nặng có thể đe dọa tính mạng.

điều trị sốt xuất huyết tại nhà như thế nào
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả hơn

Những câu hỏi thường gặp về Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bị sốt xuất huyết có nên ăn trứng và thực phẩm giàu đạm không?

Có, người bệnh sốt xuất huyết có thể ăn trứng và thực phẩm giàu đạm nhưng với lượng vừa phải. Protein giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, nhưng cần tránh ăn quá nhiều vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây khó chịu khi sốt. Nên ưu tiên các món dễ tiêu như cháo trứng, súp gà.

Có thể dùng thảo dược như lá tía tô hay rau diếp cá để hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết không?

Một số loại thảo dược như lá tía tô, rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giúp cơ thể giải độc và giảm sốt nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế thuốc điều trị. Quan trọng nhất vẫn là uống đủ nước và theo dõi sát các dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời.

Sốt xuất huyết có gây rụng tóc sau khi khỏi bệnh không?

Một số người có thể bị rụng tóc tạm thời sau khi khỏi sốt xuất huyết do cơ thể bị suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc căng thẳng kéo dài. Hiện tượng này thường tự cải thiện sau vài tuần nếu bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và có chế độ ăn uống hợp lý.

Nói tóm lại, việc chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết tại nhà có thể giúp người bệnh hồi phục tốt hơn nếu thực hiện đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như chảy máu kéo dài, nôn ói liên tục, lơ mơ hoặc khó thở, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ. Không nên chủ quan tự ý điều trị tại nhà khi bệnh đã có dấu hiệu trở nặng.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+