điều trị viêm họng

Nguyên nhân, dấu hiệu và những phương pháp điều trị bệnh viêm họng

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Viêm họng là một căn bệnh phổ biến và tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải bệnh trạng này, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa. Bài viết này sẽ mách bạn biện pháp điều trị viêm họng từ cách dùng thuốc kháng sinh cho đến các phương pháp tự nhiên vô cùng đơn giản tại nhà. Cùng khám phá nhé. 

Viêm họng có phải là bệnh lý không?

Để biết cách điều trị viêm họng chính xác, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng này. Nhiều người thường thắc mắc rằng liệu đau họng có thật sự là một bệnh lý không thì viêm họng chính xác là một căn bệnh.

Viêm họng là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và do nhiều yếu tố khác nhau, mang đến cảm giác đau và khó chịu trong vùng cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Mặc dù là một bệnh lý nhưng thông thường bệnh viêm họng sẽ tự khỏi hoàn toàn chỉ sau khoảng một tuần mà không để lại tổn thương hay di chứng.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan vì đau họng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác hoặc có thể xuất hiện để báo động cho một số tình trạng sức khỏe khác như cảm lạnh, sốt, viêm thanh quản và nhiều hơn nữa.

Điều trị viêm họng tại nhà
Đây là căn bệnh thường xuất hiện khi khí hậu trở lạnh

Nguyên nhân của viêm họng là do đâu?

Ho viêm họng là một bệnh phổ biến có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Tuy nhiên viêm họng vẫn xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết trở lạnh.

Do các yếu tố bên ngoài hoặc do biến chứng từ các bệnh khác

  • Dị ứng: Khi cơ thể dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết, gia vị, nấm,…
  • Không khí: Không khí ẩm và nóng cũng có thể làm cổ họng cảm thấy khó chịu và ngứa, đặc biệt là vào buổi sáng ngay khi bạn vừa thức dậy. Hít thở không khí qua miệng khi bị tắc mũi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ họng tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây bệnh tiềm tàng.
  • Chất kích thích: Không khí bị ô nhiễm cũng có thể gây kích ứng cổ họng trong thời gian dài. Hút thuốc lá, uống rượu hay thậm chí hít phải khói thuốc lá thụ động hay tiếp xúc nhiều với hóa chất cũng có thể gây viêm họng.
  • Căng cơ cổ họng: Trò chuyện, la hét lớn tiếng trong thời gian dài và liên tục, không cho cổ họng có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cho cơ trong cổ họng bị căng thẳng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Thực quản là cầu nối giữa cổ họng và dạ dày nên việc trào ngược axit sẽ gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở cổ họng
  • Nhiễm HIV: Đau họng cùng các triệu chứng cảm cúm khác có thể xuất hiện sớm hơn ở những ai bị HIV. Bên cạnh đó, những ai mắc phải căn bệnh thế kỷ này cũng thường dễ bị nhiễm trùng cổ họng và tái phát nhiều hơn do hệ miễn dịch yếu.
  • Nhiễm trùng cổ họng: Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và vi rút gây viêm họng.
  • Khối u: Khi có khối u xuất hiện trong cổ họng, lưỡi hay thanh quản đều sẽ gây ra viêm họng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm bị khàn giọng, nhai nuốt khó khăn, thở khò khè, cảm giác luôn có u trong cổ họng và có máu trong nước bọt.
Thuốc điều trị viêm họng 
Viêm cổ họng cũng có thể do những căn bệnh khác gây ra

Virus và vi khuẩn

  • Virus cảm lạnh: Virus gây cảm lạnh thường là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng

  • Virus cảm cúm: Các loại virus gây cảm cúm cũng có thể gây viêm họng
  • Mononucleosis: Một bệnh nhiễm trùng virus gây ra triệu chứng viêm họng
  • Sởi: Bệnh sởi cũng có thể gây viêm họng
  • Đậu mùa: Một loại bệnh lây nhiễm có thể gây bệnh
  • Nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây viêm họng ở trẻ em
  • Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A cũng có thể gây viêm họng.

Dấu hiệu viêm họng bạn nên chú ý

Viêm họng là một vấn đề hô hấp rất phổ biến mà nhiều người gặp phải, vậy nên để điều trị viêm họng từ sớm bạn hãy để ý những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của căn bệnh này như sau:

  • Xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng khoang họng, họng bị ngứa, khô, sưng lên và có thể bị ho gây cảm giác không thoải mái cho người bệnh
  • Khó nhai nuốt thức ăn, ăn uống không thấy ngon miệng và thậm chí việc uống nước hay nuốt nước bọt cũng thấy khó khăn.

>>> Nổi hạch ở cổ khi bị viêm họng là dấu hiệu của một số bệnh như viêm amidan, Rubella, ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp

Cách điều trị viêm họng
Cảm giác đau buốt khi nhai nuốt thức ăn và nước uống
  • Vùng họng bắt đầu tiết dịch, thời gian đầu thì dịch có màu nhạt và khá ít, tuy nhiên nếu bệnh kéo dài thì lượng tiết dịch ngày càng tăng lên, có màu đậm hơn và thậm chí có màu tối. Người bệnh thường bị khàn giọng, mất giọng và luôn có cảm giác muốn khạc nhổ để làm sạch tiết dịch này
  • Cổ họng nhạy cảm khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và không còn hứng thú trong việc ăn uống
  • Viêm họng thường đi kèm với tình trạng đau đầu và sốt nhẹ, nếu bệnh kéo dài còn có thể gây ra hiện tượng ù tai, đau tai và các triệu chứng tương tự như cảm lạnh khiến người bệnh bị nhầm lẫn
  • Niêm mạc họng bị xung huyết, đỏ thẫm và vùng sau họng có thể xuất hiện nhiều mụn nhỏ, mạch máu xung quanh cũng trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, bề mặt niêm mạc cũng có thể có mủ tiết hoăch chất nhầy

Điều trị viêm họng không dùng đến thuốc

Trong thời gian đầu phát bệnh, người bệnh có thể tự điều trị viêm họng thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và nhiều phương pháp khác để giảm triệu chứng mà không cần phải uống thuốc, chẳng hạn như:

  • Sử dụng nước muối ấm để súc miệng: Nước muối sẽ giúp kháng khuẩn và giảm thiểu cảm giác đau rát cổ họng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
  • Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được coi là những loại “thảo dược” kỳ diệu giúp bạn xua tan cảm giác đau họng. Chỉ cần chi 1 thùa mật ong vào chén trà ấm và vắt thêm 1 nửa quả chanh rồi thưởng thức.
Uống trà điều trị viêm họng
Trà ấm sẽ giúp giảm cơn đau của bạn
  • Uống đồ uống nóng: Nước nóng có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh, bạn có thể uống nước, trà, cà phê hoặc nước chanh nóng
  • Nước vỏ xoài: Bạn có thể pha trộn 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi, để nguội và sử dụng để súc miệng hàng ngày.
  • Dấm trắng, nước và muối: Hòa một cốc nước ấm với 2 thìa mật ong và 1 thìa nước chanh sau đó nhấp từng hớp nhỏ dung dịch này.
  • Bột quế, hạt tiêu và mật ong: Hãy đun một thìa bột quế với một cốc nước rồi thêm vào một chút hạt tiêu và 2 thìa mật ong. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm triệu chứng viêm họng một cách nhanh chóng.
  • Nghệ: Nghệ cũng được sử dụng để trị ho, bạn có thể lấy một nửa cốc nước nóng thêm vào một ít muối và nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều. Uống hỗn hợp này mỗi ngày một lần và uống liên tục trong 3 ngày.
  • Gừng: Nếu muốn chữa viêm họng bằng các phương pháp tự nhiên thì chắc chắn không thể không nhắc đến tác dụng hiệu quả của gừng. Hòa một thìa nước gừng cùng một thìa mật ong lại với nhau rồi uống cùng với một cốc sữa nóng để giảm các triệu chứng của ho và viêm họng.
  • Tắm nước nóng: Đây là biện pháp đơn giản nhất để giữ cho cơ thể luôn ấm, hạn chế triệu chứng của viêm đau cổ họng
Phương pháp điều trị viêm họng
Nên tắm bằng nước ấm để giữ cho cơ thể không bị bệnh nặng hơn

Có nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng hay không?

Khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn và các biện pháp điều trị viêm họng không dùng thuốc trên không đủ hiệu quả thì người bệnh có thể sử dụng thuốc để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Thuốc kháng sinh là lựa chọn ưu tiên của nhiều người, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả thì bạn nên dùng kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ.

Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do vi khuẩn gây ra và để đạt hiệu quả tốt nhất thì kháng sinh nên được dùng theo đúng lịch trình, liều lượng, ngay cả khi các triệu chứng đa họng đã được cải thiện, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn sang các khu vực khác của cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ em bị viêm họng do stretococcus, nếu để tình trạng lây nhiễm xảy ra thì có khả năng cao sẽ bị đau thấp khớp và viêm thận.

Khi nào thì bạn nên khám bác sĩ để trị viêm cổ họng

Bệnh viêm họng là một vấn đề khá phổ biến và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, thời gian đầu khi triệu chứng còn nhẹ thì nhiều người thường chọn cách tự dùng kháng sinh tại nhà. Tuy nhiên nếu đã dùng thuốc nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu chuyển nặng, khó kiểm soát thì hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị viêm họng chính xác hơn.

>>> Viêm họng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các bệnh nặng hơn như viêm họng hạt, đọc ngay bài viết: Viêm họng hạt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điều trị viêm họng bằng kháng sinh
Nên khám bác sĩ khi có các dấu hiệu như liệt kê dưới đây

Dưới đây là một số triệu chứng “báo hiệu” rằng bạn nên đến gặp bác sĩ:

  • Đau họng và khàn tiếng kéo dài trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu giảm đi, đây có thể là dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng
  • Đau họng gây ra cảm giác đau đớn kèm khó thở, đây cũng là một dấu hiệu nguy hiểm và cần được xem xét một cách cẩn thận.
  • Xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm, đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm họng nghiêm trọng hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ thống hô hấp
  • Sốt cao trên 39 độ C, đây có thể là tín hiệu của việc nhiễm trùng nghiêm trọng

Một số cách phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Cách chăm sóc cơ thể sau khi điều trị bệnh

Sau khi đã điều trị ho viêm họng xong bạn cũng nên chăm sóc cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn:

  • Giữ vệ sinh miệng bằng nước muối ấm để làm sạch và kháng khuẩn
  • Uống đủ nước ấm, tránh uống nước lạnh hoặc đá không chỉ giúp giữ ấm cho cơ thể mà còn giảm kích thích đến cổ họng
  • Hạn chế uống bia, rượu hay các đồ uống có cồn khác để tránh tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi
  • Không hút thuốc lá và tránh môi trường ô nhiễm do khói thuốc vì nó có thể gây tổn hại hoặc làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc viêm họng để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn
  • Tránh sử dụng chung thức ăn và các vật dụng sinh hoạt để đảm bảo không lây bệnh cho người khác
Hướng dẫn điều trị viêm họng
Hãy luyện tập chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe

Phòng ngừa viêm họng tái phát

  • Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng công cộng để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn
  • Không nên dùng chung đồ ăn, nước uống và các vật dụng cá nhân để giảm nguy cơ lây nhiễm
  • Nên kiêng thuốc lá và tránh xa khu vực có người hút thuốc
  • Không tiếp xúc với những chất có khả năng gây dị ứng cho bạn

Những thắc mắc thường gặp về cách điều trị viêm họng 

Viêm họng có tự khỏi không?

Bệnh viêm họng có thể tự khỏi nếu bạn giữ gìn cơ thể cẩn thận, giúp cổ họng không tiếp xúc với nhiều đồ lạnh, không tiếp xúc hay sinh hoạt trong môi trường có thể gây bệnh.

Viêm họng bao lâu thì hết?

Thời gian phục hồi từ bệnh viêm họng thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng.

Nên làm gì nếu vừa khỏi bệnh lại tái phát?

Trong trường hợp đã điều trị viêm họng và khỏi hẳn nhưng lại thấy triệu chứng tái phát và xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra chính xác nguyên nhân gốc rễ gây bệnh để có cách chữa trị chính xác nhất.

Điều trị viêm họng không khó, bạn chỉ cần thực hiện kiên trì và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ khỏi chỉ sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, đừng chủ quan mà hãy thăm khám với bác sĩ nếu bệnh tình có dấu hiệu trở nặng và không kiểm soát được nhé.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+