Điều trị viêm mũi dị ứng

15 Cách điều trị viêm mũi dị ứng lành tính và hiệu quả ngay tại nhà

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Hắt hơi liên tục vào buổi sáng, khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với môi trường khói bụi khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Đây là một dấu hiệu đặc trưng của viêm mũi dị ứng. Những mẹo đơn giản có thể áp dụng tại nhà mà chúng tôi giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn hạn chế những khó chịu và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý hay gặp trên rất nhiều đối tượng khác nhau. Khi niêm mạc trong mũi tiếp xúc với những dị nguyên như khói bụi, lông, phấn hoa… khiến người bệnh hắt hơi nhiều, tăng tiết dịch, viêm nhiễm. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng thường gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Những nguyên nhân thường gặp của viêm mũi dị ứng thường gặp bao gồm cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với những dị nguyên hoặc chất dị ứng như phấn hoa, bụi, lông chó mèo, các loại thực phẩm như hải sản, sữa, đồ ăn hoặc thậm chí là thuốc.

Các triệu chứng dễ quan sát thấy khi mắc viêm mũi dị ứng là hắt hơi nhiều, liên tục, tăng tiết dịch vùng mũi gây chảy mũi, ngứa mũi kèm cổ, mắt hoặc ngứa các vùng khác trên cơ thể, có thể kèm ho, ngạt mũi, chảy nước mắt, có thể kèm theo viêm họng, mắt thâm, mệt mỏi…

Để điều trị viêm mũi dị ứng, điều quan trọng nhất là hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh. Bạn cũng có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà trong trường hợp viêm mũi nhẹ và trung bình.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng là gì
Những tác nhân thường gặp khiến bạn mắc viêm mũi dị ứng

Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về Viêm Mũi Dị Dứng:

15 Cách điều trị viêm mũi dị ứng lành tính tại nhà

Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khoang mũi, loại bỏ dịch mũi và các bụi bẩn tích tục tại niêm mạc. Khi mũi được vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm và các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi. Bạn cũng nên tham khảo các bước vệ sinh mũi chuẩn y khoa để hạn chế tổn thương niêm mạc hoặc việc dịch nhầy chảy xuống họng gây viêm họng.

Điều trị viêm mũi dị ứng
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dùng tinh bột nghệ (Curcumin)

Nghệ chứa nhiều curcumin có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Việc sử dụng tinh bột nghệ có thể làm giảm các triệu chứng hắt hơi sổ mũi và cảm giác ngứa mũi do viêm mũi dị ứng gây ra. Bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ như một loại gia vị thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc uống cùng mật ong và nước ấm vào mỗi buổi sáng.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ, ớt chuông, cam, bưởi, chanh, ổi, dâu tây, mâm xôi…rất tốt cho những người hay bị viêm mũi dị ứng. Vitamin C vừa có khả năng chống oxy hoá, vừa có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung những thực phẩm này hàng ngày là một trong những cách điều trị viêm mũi dị ứng khá hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu Quercetin

Quercetin là một flavonoid có khả năng chống oxy hoá và có cách thức hoạt động tương tự như chất kháng histamin. Nhờ vậy mà Quercetin giúp cải thiện khá hiệu quả các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

Bạn có thể tìm thấy các thực phẩm giàu Quercetin trong cac loại rau củ có màu sắc như bông cải xanh, táo, nho, trong rượu vang hoặc thảo mộc tự nhiên.

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì
Tăng cường các loại thực phẩm giàu Quercetin

Dùng men vi sinh

Nhắc tới men vi sinh, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới những lợi ích đối với hệ tiêu hoá. Nhưng điều tuyệt vời hơn nữa là men vi sinh còn có khả năng tăng cường và củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân vi khuẩn, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Điều này đã được khoa học chứng minh trong các nghiên cứu về y khoa.

Một trong những lợi khuẩn thường gặp nhất là Lactobacillus acidophilus. Chúng được tích hợp nhiều trong các sản phẩm sữa chua hoặc đồ uống được bán rộng rãi trên thị trường. Hãy bổ sung men vi sinh hàng ngày nếu bạn đang gặp tình trạng viêm mũi dị ứng nhé.

Xông mặt

Xông mặt là một trong những cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà mang lại hiệu quả cao. Xông mặt bằng nước ấm hoặc bổ sung thêm vài giọt  tinh dầu có thể giảm các triệu chứng ngạt mũi, chảy mũi đồng thời làm sạch khoang mũi.

Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, tràm hay sả chanh trong khi xông để tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, cách thức xông mặt này không nên áp dụng với trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bát nước nóng vào 1 chiếc bát to.
  • Bước 2: Thêm 2-3 giọt tinh dầu vào bát nước.
  • Bước 3: Cúi mặt vào bát nước và dùng khăn trùm qua đầu để tinh dầu theo hơi nước đi vào trong khoang mũi. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cực kỳ dễ chịu.

Lưu ý chỉ nên xông mặt trong khoảng 5-10 phút sau đó cần xì sạch mũi.

Xông mặt khi viêm mũi dị ứng
Xông mặt khi viêm mũi dị ứng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu

Dùng mật ong

Theo nghiên cứu năm 2013, nếu sử dụng khoảng 20g mật ong mỗi ngày có thể cải thiện các triệu chứng ngứa mũi,, hắt hơi do nguyên nhân viêm mũi dị ứng.

Vì  thế, sử dụng mật ong mỗi ngày được coi là một trong những cách hiệu quả để điều trị viêm mũi dị ứng. 

Dùng gừng

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, dịch chiết từ gừng có tác dụng gần giống với loratadin (một loại thuốc chống dị ứng sử dụng trong viêm mũi dị ứng). Ngoài ra, thành phần 6-gingerol có trong gừng còn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, phòng ngừa viêm mũi dị ứng.

Bổ sung gừng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc uống trà gừng nếu bạn đang gặp các vấn đề về viêm mũi dị ứng nhé.

Viêm mũi dị ứng dùng gừng
Gừng giúp giảm đáng kể các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng

Dùng tía tô

Thành phần acid rosmarinic có trong tía tô có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi… Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu năm 2017, thành phần luteolin  trong tía tô cũng có tác dụng chống lại các tổn thương khoang mũi và phổi gây ra bởi viêm mũi dị ứng.

Dùng cây bụi Butterbur

Cây butterbur được cho là có hiệu quả đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng do làm giảm hình thành các chất trung gian gây ra viêm mũi. Đây là kết quả nghiên cứu được chỉ ra năm 2003.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên 927 người bệnh có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng, khi sử dụng chiết xuất từ lá của loại cây này trong 28 ngày cho thấy an toàn và hiệu quả.  Nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng có thể tìm hiểu và sử dụng loại cây này tại nhà nhé.

Cách chữa viêm mũi dị ứng
Cây cây bụi Butterbur hay còn gọi là cây Bơ gai

Dùng cây hắc mai biển

Cây hắc mai biển là một loại cây bụi có tác dụng chữa bệnh, chống viêm loét, hạn chế sự hình thành các khối u, chống căng thẳng, điều hoà hệ tim mạch và hệ miễn dịch, chống oxy hoá.

Bên cạnh đó, loài cây này có chứa  enzyme superoxide dismutase tự nhiên, đóng vai trò duy trì sức khỏe của đường hô hấp, mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc viêm mũi dị ứng, rối loạn hô hấp và tình trạng ho mãn tính.

Dùng cây cây tầm ma

Nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần nicotinamide, adenine,osthole, synephrine có trong cây tầm ma có khả năng chống viêm và chống dị ứng.

Đặc biệt chất synephrine đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các tình trạng viêm nhiễm và dị ứng theo mùa và dùng làm thuốc thông mũi.

Phối hợp sử dụng cây tầm ma với các phương pháp điều trị viêm mũi thông thường trong vòng 1 tháng cũng làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi.  Do đó, tăng cường sử dụng cây tầm ma trong bữa ăn hàng ngày hoặc dùng làm trà làm cải thiện đáng kể bệnh lý này.

Dùng thảo mộc Cỏ thi (Yarrow)

Cỏ thi (Yarrow) là một loại thảo dược có hương thơm có tác dụng chống viêm và chống dị ứng tuyệt vời. Tuy vậy, những người có cơ địa dị ứng với cỏ phấn hương không nên sử dụng cỏ thi vì có thể có liên quan đến nhau.

Ăn nhiều cá

Theo nghiên cứu ở Thuỵ Điển năm 2018, trẻ trên 12 tháng ăn cá tối thiểu 1 lần/tháng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm mũi dị ứng. Vì thế, tăng cường thực phẩm này hàng ngày là một phương pháp cực kỳ đơn giản để điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.

Viêm mũi dị ứng ăn gì tốt
Cá là loại thực phẩm có lợi đối với những người mắc viêm mũi dị ứng

Sử dụng giấm táo pha loãng

Giấm táo có đặc tính chống oxy hoá và khả năng kháng khuẩn, giải độc, hạn chế tác động của vi khuẩn gây viêm mũi. Mặt khác, do đặc tính acid của giấm táo, đờm và dịch tiết sẽ dễ dàng được tống ra ngoài qua các phản xạ ho, hắt hơi của cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều vì giấm táo có thể gây trào ngược và mòn men răng. Khi sử dụng, bạn nên pha loãng với nước ấm và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

>>> Xem thêm về điều trị viêm mũi dị ứng qua tài liệu sau

Nguồn: Current Allergy & Clinical Immunology, March 2013 Vol 26, No.1

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Dấu hiệu nên gặp bác sĩ

Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn nên tới gặp bác sĩ trong các trường hợp sau đây:

  • Hắt hơi liên tục.
  • Ngứa mũi, cổ, mắt.
  • Ngạt mũi, chảy nhiều dịch mũi.
  • Kèm theo ho kéo dài không đỡ.

>>> Viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài trên 4 tuần kèm với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi liên tục, xem ngay bài viết: Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên gặp bác sĩ
4 Dấu hiệu bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên gặp bác sĩ

Hiện nay, việc thực hiện test viêm mũi dị ứng khá phổ biến và đơn giản. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản hơn.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Một số xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán viêm mũi dị ứng phải kể đến là:

  • Xét nghiệm định lượng IgE (còn gọi là xét nghiệm định lượng globulin miễn dịch E): Xét nghiệm này sẽ xác định được tổng lượng kháng thể IgE thông qua các công nghệ hóa phát quang bằng hệ thống máy miễn dịch tự động. Ngoài chẩn đoán viêm mũi dị ứng, nó còn có thể phát hiện được các loại dị nguyên gây dị ứng, bao gồm cả thực phẩm.
  • Test lẩy da: Sử dụng dung dịch có chứa chất nghi ngờ dị ứng nhỏ lên bề mặt da. Dùng đầu kim tiêm châm vào dung dịch và lảy nhẹ da để dung dịch qua lớp thượng bì để xác định tình trạng và mức độ dị ứng. Quan sát sau 15-30 phút, nếu có phản ứng dị ứng, da tại khu vực thử sẽ bị kích ứng, đỏ hoặc ngứa.

>>> Xét nghiệm IgE là một trong những phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng mãn tính, tìm hiểu thêm qua bài viết: Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết – Nguyên nhân & Mẹo hay điều trị tại nhà

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Test lẩy da để xác định các nguyên nhân dị ứng

Cách điều trị chuyên dùng theo y khoa

Khi phát hiện được nguyên nhân, việc điều trị viêm mũi dị ứng sẽ trở nên đơn giản hơn. Một trong các phương pháp điều trị có thể kể đến là:

  • Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc để làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc chỉ điều trị được các triệu chứng trong một thời gian. Một số thuốc thường dùng là kháng sinh, kháng viêm dạng xịt, hoặc uống, các thuốc co mạch tại chỗ, kháng histamin, kháng leukotriene….
  • Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được chỉ định khi có kèm theo các polyp hoặc thoái hoá cuốn mũi, sai lệch cấu trúc mũi…

Trong phản ứng dị ứng, cơ thể bạn giải phóng leukotriene, histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng viêm và dị ứng phấn hoa. Thuốc kháng leukotriene chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ. Chất ức chế leukotriene phổ biến nhất là montelukast (Singulair®).

>> Xem thêm về điều trị viêm mũi dị ứng qua video sau

Những thắc mắc thường gặp về điều trị viêm mũi dị ứng

Ngoài dùng thuốc còn những cách nào để điều trị viêm mũi dị ứng?

Ngoài sử dụng thuốc và các phương pháp phẫu thuật, hiện nay, việc điều trị viêm mũi dị ứng còn sử dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu thông qua thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Phương pháp này sử dụng các dị nguyên hoặc dịch chiết từ dị nguyên đưa vào cơ thể với liều nhỏ, tăng dần và ngắt quãng để cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại chúng, tương tự như cách thức hoạt động của vaccine.

Viêm mũi dị ứng có biến chứng không?

Các biến chứng của viêm mũi dị ứng có thể kể đến là viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống.

Viêm mũi dị ứng có di truyền không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có liên quan đến di truyền. Nếu gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ mắc viêm mũi dị ứng thì xác suất di truyền sang con là 30-50%.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan tới hệ thống miễn dịch nên rất dễ tái phát nếu không tìm được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Hi vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã có thể chuẩn bị cho mình được những cách hiệu quả để giải quyết bệnh lý này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách điều trị viêm mũi dị ứng hay các thông tin y tế khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi – Hệ thống đa khoa Quốc tế Sài Gòn để được hỗ trợ mọi lúc.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+