điều trị xuất huyết dạ dày

Điều trị xuất huyết dạ dày nhanh chóng và phòng ngừa hiệu quả

BS. Mai Thị Diệu Trinh

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Mai Thị Diệu Trinh

Bác sĩ Khoa Tiêu hóa Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, gây ra nhiều phiền toái và có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Bệnh đến từ nhiều nguyên nhân với triệu chứng phức tạp, khó nhận biết. Cùng SIGC tìm hiểu các thông tin chi tiết về bệnh để bạn có thể kịp thời nhận biết, thăm khám và chủ động bảo vệ sức khoẻ tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày (GI) hay thường được gọi là chảy máu dạ dày, là dấu hiệu phổ biến của rối loạn đường tiêu hóa. Dấu hiệu thường gặp nhất là nhìn thấy máu trong chất nôn hoặc phân, nhưng điều này khó có thể quan sát bằng mắt thường. Đồng thời, phân của người bệnh có thể chuyển sang màu đen hoặc có dạng như hắc ín. Mức độ nặng nhẹ của tình trạng này phụ thuộc vào bệnh lý của từng người. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Với sự phát triển vượt bật của công nghệ chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ có thể nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân gây ra xuất huyết trong dạ dày và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị xuất hiện dạ dày không kịp thời gây nguy hiểm tính mạng
Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm cho người bệnh

>>> Tìm hiểu thêm về xuất huyết dạ dày qua tài liệu dưới đây:

Nguồn: MSD Manuals

Nguyên nhân dẫn dẫn đến xuất huyết dạ dày

Như đã đề cập ở trên, xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp tính từ các bệnh lý ở khu vực dạ dày, vì vậy, các nguyên nhân thường gặp có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày sẽ thường tác động trực tiếp đến vùng dạ dày như:

  • Loét dạ dày tá tràng: Với hơn 40% các trường hợp, tình trạng xuất huyết dạ dày xảy ra chủ yếu khi vết loét xâm lấn vào các mạch máu lớn. Ở những ổ loét nông, chảy máu thường ít và có khả năng tự cầm, tuy nhiên, các ổ loét sâu, đặc biệt là loét xơ chai, có thể xâm nhập vào động mạch, gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt và khó kiểm soát.
  • Do uống quá nhiều rượu bia: Uống nhiều rượu bia khiến lớp niêm mạc của dạ dày tăng thẩm thấu, gây ra viêm phù nề xuất tiết và dẫn tới tình trạng dạ dày bị chảy máu nếu không được điều trị kịp thời.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp điều trị một số bệnh lý nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại làm tăng tiết dịch vị (HCL) khiến dạ dày dễ tổn thương hơn và dần dần gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Tình trạng ung thư có thể tạo ra các mạch máu mới, dễ gây tổn thương và chảy máu kéo dài, đôi khi là các đợt chảy máu nghiêm trọng, khó cầm do các mạch máu tân sinh dễ tổn thương.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Việc người bệnh bị stress kéo dài khiến dịch vị ở dạ dày (HCL) tiết ra nhiều hơn và tiết lung tung, không theo quy luật tự nhiên (theo cơ chế phản xạ vô điều kiện và có điều kiện). Từ đó gây ra viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn đến chảy máu.
  • Do nguyên nhân khác: Bên cạnh tác động của bệnh lý dạ dày, xuất huyết dạ dày còn xảy ra do các nguyên nhân khác như: Hội chứng Mallory Weiss (vết rách dạ dày thực quản, thường sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày), viêm dạ dày cấp do cúm ác tính, suy tủy, suy gan nặng …

Các triệu chứng thường xảy ra khi bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng nguy hiểm khi niêm mạc bao tử bị tổn thương dẫn tới tình trạng chảy máu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là 1 số triệu chứng có thể theo dõi để phát hiện sớm:

Buồn nôn, nôn ra máu

Bệnh nhân sẽ thường gặp triệu chứng này nhất ở bất cứ giai đoạn tiến triển nào của xuất huyết dạ dày. Do dạ dày bị xuất huyết nên người bệnh sẽ nôn ra máu đỏ tươi (nếu mới xuất huyết) hoặc máu đen (máu đã tích tụ được một thời gian).

dấu hiệu của xuất huyết dạ dày
Buồn nôn là một trong những biểu hiện thường gặp, khiến người bệnh mệt mỏi

Đau vùng thượng vị

Do bệnh khiến niêm mạc bị tổn thương nên gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị (trên rốn)– vị trí của dạ dày, lan ra toàn bộ vùng bụng. Đau bụng thường rất dữ dội, khiến bụng căng cứng, da mặt tái nhợt, mồ hôi lạnh. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng, cần được phát hiện kịp thời để đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Đi ngoài phân đen

Do máu xuất huyết trong dạ dày và phần máu này có thể ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa khiến người bệnh đi ngoài ra phân có màu sẫm đen như màu cà phê kèm mùi hôi thối. Đây là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày nặng. Càng nhiều phân đậm màu, tình trạng xuất huyết càng trầm trọng, cần phải kiểm tra ngay.

Thiếu máu, thay đổi sắc tố da

Khi tình trạng xuất huyết dạ dày xảy ra, việc đi ngoài ra máu và nôn ra máu thường xuyên và số lượng nhiều thì sẽ khiến cơ thể thiếu máu. Thiếu máu có thể quan sát bằng một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, da tái xanh…

>>> Để biết chi tiết hơn các triệu chứng xuất huyết dạ dày, đọc ngay bài viết: Triệu chứng xuất huyết dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đối tượng dễ có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày

Bệnh xuất huyết dạ dày là bệnh lý thường xuất hiện ở có đối tượng trong độ tuổi từ 25 đến 50 tuổi. Cụ thể:

  • Nam giới có nguy cơ xuất hiện chảy máu dạ dày cao hơn do việc lạm dụng rượu bia.
  • Người đang điều trị lâu dài bởi các loại thuốc kháng sinh như Non-streroid, Aspirin.
  • Người làm trong môi trường dễ bị căng thẳng và có chế độ ăn uống thất thường: làm sự kiện, xây dựng …
Điều trị xuất huyết dạ dày
Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày

Mức độ nguy hiểm của tình trạng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết bao tử là tình trạng nguy hiểm cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng, đôi khi ảnh hưởng tới tính mạng. Bệnh thường được chia bởi hai giai đoạn:

Ở giai đoạn đầu, tình trạng này không gây ra nhiều biến đổi rõ rệt trong cơ thể. Thế nên, việc phát hiện hiện tượng phải thông qua các phương pháp kiểm tra y khoa. Tình trạng bệnh chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy đuối sức, hoặc đi ngoài ra máu, phân đổi sang màu sẫm đen …

Giai đoạn tiếp sau, khi bệnh đã trở nên trầm trọng hơn khi lượng máu chảy ra nhiều và thường xuyên hơn. Các dấu hiện dần rõ rệt hơn, thể hiện qua việc thường xuyên bị xây xẩm, choáng váng, lạnh tay chân, mạch đập yếu,…

Dấu hiện nặng hơn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng là lúc xuất hiện xuất huyết ồ ạt từ dạ dày mà không thể cầm máu nổi. Do vậy, việc theo dõi và nhận biết sớm tình trạng xuất huyết dạ dày là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị xuất huyết dạ dày dứt điểm

Trong một số trường hợp nhẹ, tình trạng xuất huyết dạ dày có thể tự ngừng mà không cần điều trị bằng các phương pháp y tế. Tuy nhiên, khi tình trạng chảy máu diễn ra nghiêm trọng, liên tục và không ngừng, người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật y khoa hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Để xác định chính xác nguồn gốc căn bệnh này, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện các xét nghiệm kiểm tra y khoa, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá công thức máu, tốc độ máu, số lượng tiểu cầu, và chức năng gan.
  • Xét nghiệm phân: Phân tích phân giúp xác định nguyên nhân gây chảy máu.
  • Nội soi tiêu hóa: Bác fsĩ sử dụng ống dài có gắn camera để kiểm tra đường tiêu hóa nhằm tìm ra nguồn xuất huyết và thực hiện các biện pháp điều trị, chẳng hạn như kẹp clip hoặc thắt mạch.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, tuỳ vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh  xuất huyết dạ dày:

Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Nếu bị chảy máu dạ dày ở thể nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc làm giảm các triệu chứng như sau:

  • Bệnh nhân đang chảy máu sẽ được tiêm một số loại nhóm thuốc kháng Histamin H2 và thuốc IV có tên là ức chế bơm proton (PPI) như: Ranitidin, Cimetidin, Famotidin, Nizatidine…
  • Thuốc trung hòa acid và kháng tiết acid và có trong dạ dày bao gồm: thuốc chứa Magie, Nhôm và thuốc chứa cả Magie & Nhôm.
dùng thuốc điều trị xuất huyết
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để hỗ trợ thuyên giảm tình trạng bện

Phương pháp phẫu thuật

  • Rửa dạ dày cầm máu: Trong trường hợp hiện tượng xuất huyết dạ dày không thể cầm lại được khi uống thuốc, bác sĩ có thể chỉ định rửa dạ dày cầm máu. Rửa dạ dày cầm máu là đưa một ống thông cỡ to vào dạ dày để làm lạnh qua đường mũi (Chỉ đặt qua đường miệng nếu như đường mũi không thể đặt do dị dạng, phì đại vách ngăn …) dẫn lưu máu và theo dõi tình trạng chảy máu.
  • Phương pháp mổ nội soi dạ dày: phương pháp này được sử dụng khi bệnh nhân đã được rửa dạ dày mà vẫn không ngừng máu chảy. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ can thiệp trực tiếp tại đúng vị trí bị chảy máu bằng chất cầm máu hoặc kẹp cầm máu …nhằm giảm lượng máu chảy ra bên ngoài mạch.
  • Phương pháp phẫu thuật mổ hở: là phương pháp được sử dụng khi bệnh nhân xuất huyết dạ dày ở giai đoạn nguy hiểm, khi mà máu bị chảy ồ ạt không thể kiểm soát. Lúc này, để cứu lấy tính mạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành mổ trực tiếp để làm máu không bị chảy ra nữa. Phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng khi sử dụng thuốc và các phương pháp rửa dạ dày, mổ nội soi không thể đáp ứng được phác đồ điều trị vì cần phải gây mê toàn thân và để lại sẹo.

Các bài thuốc dân gian

Việc hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày bằng các bài thuốc dân gian đã có từ lâu vì dễ kiếm và lành tính, tuy nhiên các phương pháp này cần thời gian dài điều trị để phát huy tác dụng và không áp dụng được cho những trường hợp chảy máu cấp tính, lúc đó cần phải can thiệp bằng các phương pháp hiện tại như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mổ hở.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày từ nghệ

Nghệ là gia vị rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Nghệ được sử dụng ở dạng bột hoặc nguyên củ cho mục đích chế biến thức ăn cũng như làm thuốc. Trong củ nghệ có chứa chất curcumin với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới dạ dày và giảm bớt tình trạng xuất huyết dạ dày . Bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày từ nghệ như sau:

  • Trộn nghệ vàng, sắn dây và chuối non thành một hỗn hợp
  • Lấy 3 muỗng hỗn hợp pha với 1 muỗng mật ong và nước ấm.
  • Uống ngày 3 lần trước bữa ăn
Gừng hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày
Gừng là vị thuốc dân gian rất tốt để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày bằng gừng tươi

Gừng chứa gingerol giúp kháng viêm và chống oxy hóa giúp giảm tình trạng chảy máu dạ dày và chữa lành tổn thương do tình trạng xuất huyết dạ dày gây ra  Bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày từ gừng như sau:

  • Giã nát gừng tươi, trộn với đường trắng hoặc sữa bò
  • Hấp bằng phương pháp cách thuỷ và dùng khi còn ấm.
  • Sử dụng 1 ngày 1 lần

Phòng ngừa hiệu quả tình trạng xuất huyết dạ dày

Để phòng ngừa hiện tượng xuất huyết dạ dày cần:

  • Đảm bảo ăn đủ chất và ăn đúng bữa, tránh tối đa việc bỏ bữa khiến dịch vị tiết ra mà không có thức ăn trong dạ dày để tiêu hóa khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế đồ ăn cay, nóng vì đây là thực phẩm tiềm tàng gây ra chảy máu dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, có ga và tránh hút thuốc lá hoặc môi trường nhiều khói thuốc lá.
  • Tránh dùng các loại thuốc giảm đau không Steroid, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm khi có sự chỉ định của nhân viên y tế có chuyên môn.
  • Xây dựng đồng hồ sinh học hợp lý cho cơ thể, tránh thức khuya.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không để cơ thể bị stress, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Nếu có biểu hiện bất thường ở dạ dày thì phải đến ngay các cơ sở y tế nhằm thăm khám và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm về điều trị xuất huyết tiêu hóa qua video sau:

Một số thắc mắc thường gặp về điều trị xuất huyết dạ dày 

Xuất huyết dạ dày có bị theo mùa không

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cấp tính của các bệnh lý về dạ dày như: loét dạ dày, ung thư dạ dày … Những bệnh lý này không phụ thuộc vào mùa trong năm để khởi phát. Vì vậy, xuất huyết dạ dày có thể gặp vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không

Điều trị xuất huyết dạ dày có thể được điều trị triệt để bằng cách chữa các bệnh là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học, để phòng ngừa bệnh lý tái phát.

Đơn vị điều trị xuất huyết dạ dày uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn – thành lập từ năm 2010 với Khoa Tiêu Hóa – Gan Mật với:

  • Trang thiết bị hiện đại với 7 hệ thống máy Nội soi Dạ dày và Đại tràng HD của Olympus( Nhật Bản ) với hình ảnh sắc nét.
  • Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Đại học Y dược, Nhân dân, Gia Định, …
  • Chẩn đoán chính xác các dấu hiệu của bệnh lý tiềm tàng gây ra xuất huyết dạ dày hệ thống tiêu hóa.
  • Đưa ra các phác đồ cụ thể và hợp lý nhằm chữa trị kịp thời và dứt điểm .

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh xuất huyết dạ dày. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín như là Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám đúng cách. Nếu có vấn đề nào cần thắc mắc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+