Gan nhiễm mỡ
Định nghĩa:
Gan nhiễm mỡ còn gọi là gan thấm mỡ hay thoái hóa mỡ ở gan. Đó là tình trạng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu…
Chẩn đoán:
Chẩn đoán chính xác gan nhiễm mỡ dựa vào kết quả giải phẫu bệnh sau khi sinh thiết, nhưng ít ai muốn sinh thiết gan nên chủ yếu chỉ dựa vào kết quả siêu âm
Ngoài ra CT và MRI có thể giúp khẳng định tình trạng có hay không nhiễm mỡ của gan..
Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai dù béo hay gầy hoặc người suy dinh dưỡng lâu ngày cũng có thể bị tích tụ mỡ trong gan. Những người có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, dùng nhiều bia rượu, quá thừa năng lượng, những trẻ béo phì vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ ở hầu hết các trường hợp chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan và khi lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ trong gan.
Gan nhiễm mỡ được xem như vô hại nếu chỉ bị gan nhiễm mợ đơn thuần, nghĩa là tế bào gan không bị viêm và hư hại do chất mỡ. Tuy nhiên, nếu gan bị viêm do mỡ, 25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến xơ gan.
Người bị gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng gì. Chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau một xét nghiệm máu thường quy (thấy men gan tăng) hoặc sau khi được siêu âm.
Các thức ăn gợi ý:
- Hành tây: giúp tăng đào thải lipid, tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể, cải thiện xơ vữa động mạch.
- Giá: có chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể đào thải cholesterol gây hại cho cơ thể.
- Táo: có chứa nhiều chất xơ hòa tan với acid giúp hấp thu cholesterol dư thừa và chất béo trung tính, táo còn có thể phân hủy acid acetic đây là tác động có lợi cho sự dị hóa của cholesterol và triglycerides.
- Cá hồi: giàu omega 3 acid béo không bão hòa, có thể làm giảm triglycerides và tăng mật độ lipoprotein cholesterol, tăng độ đàn hồi mạch máu.
- Ngô, bắp: chứa nhiều các acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.
- Nhộng tằm: có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.
- Nấm hương: chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
- Rau cần: chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.
Ngoài ra, người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và các thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen…
Các thức ăn nên tránh:
Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc.
Tuy nhiên việc tập luyện thể thao mỗi ngày vẫn là cần thiết nhất và đi đôi là phải hạn chế tối đa rượu bia.
(Một số hình ảnh thu thập từ internet)
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|