Hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Hàm duy trì phải đeo trong bao lâu?

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

Bác sĩ chuyên khoa Nha

Sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha, việc sử dụng hàm duy trì sau niềng răng là điều cần thiết để giữ cho răng ổn định và duy trì kết quả lâu dài. Đây là phương pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa tình trạng răng xô lệch hoặc dịch chuyển về vị trí ban đầu. Vậy, có những loại hàm duy trì nào trên thị trường và thời gian đeo hàm trong bao lâu? Hãy cùng Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì sau niềng răng là một khí cụ được dùng sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha (tháo niềng và mắc cài). Mục đích chính của nó là giữ cho răng không bị xô lệch và duy trì vị trí mới của chân răng. Tương tự như khay niềng, loại hàm này được thiết kế riêng theo hình dạng và kích thước của từng hàm răng của từng người. Nhờ việc ôm sát vào răng, hàm duy trì giúp ổn định chân răng sau khi tháo niềng, đặc biệt trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống.

Hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì sau niềng răng là một khí cụ được dùng sau niềng để giữ răng không bị dịch chuyển

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Việc sử dụng hàm duy trì sau niềng răng là vô cùng quan trọng để cố định răng vị trí mới, tránh tình trạng răng dịch chuyển về vị trí ban đầu. Theo cấu trúc của răng, chúng được nâng đỡ bởi xương hàm và các dây chằng nha chu xung quanh chân răng. Vì vậy, sau khi tháo niềng, các mô nướu và dây chằng cần một thời gian nhất định để ổn định. Nếu không sử dụng hàm duy trì, răng có thể bị kéo về vị trí cũ do lực từ các dây chằng nha chu.

Đeo hàm duy trì sau niềng
Vì sao cần phải duy trì đeo hàm sau niềng răng?

Thêm vào đó, sau thời gian dài chịu lực siết của niềng răng, xương hàm có thể trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn. Kết hợp với việc ăn nhai hàng ngày, răng dễ bị di chuyển lại vị trí ban đầu nếu không được cố định đúng cách. Hàm duy trì sẽ giúp hỗ trợ quá trình ổn định cấu trúc răng miệng và bảo vệ khớp cắn khỏi những tác động bên ngoài trong suốt quá trình ăn nhai. Thời gian sử dụng hàm duy trì có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, để đảm bảo mô nướu, dây chằng và xương hàm được phục hồi hoàn toàn và giữ cho kết quả niềng răng đạt được lâu dài.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng phổ biến hiện nay

Hàm duy trì sau niềng răng có hai loại chính: hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt như sau:

Hàm duy trì cố định bằng dây kim loại

Loại hàm này được chế tạo từ dây thép, có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau (dạng xoắn hoặc dạng thẳng) và dùng Composite để gắn chặt vào mặt trong của răng trước (răng 1, 2, 3).

hàm duy trì cố định bằng kim loại
Hàm duy trì cố định bằng dây kim loại là loại hàm được làm từ dây thép có nhiều kích thước khác nhau

Ưu điểm

  • Do được gắn cố định nên người dùng không lo quên việc đeo hàm duy trì sau niềng răng.
  • Dây kim loại gắn vào mặt trong, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ vì khó bị phát hiện.

Nhược điểm

  • Hàm cố định bằng kim loại có thể gây xước miệng hoặc lưỡi trong quá trình ăn uống.
  • Vệ sinh kẽ răng khó khăn, dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng và hôi miệng.
  • Gây cảm giác khó chịu hoặc cộm khi đeo.

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Hàm duy trì này được chế tạo từ dây kim loại, ôm chặt quanh răng cửa giữa hai răng nanh. Nó được gắn vào một tấm acrylic trên phần vòm miệng hoặc dưới lưỡi, giúp giữ răng ổn định sau khi kết thúc quá trình niềng.

hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại giúp ôm chặt quanh răng cửa và răng nanh

Ưu điểm

  • Dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc vệ sinh cá nhân và sinh hoạt hàng ngày.
  • Có độ bền cao, khách hàng có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo hư hỏng.

Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ không cao do dây kim loại gắn bên ngoài răng.
  • Khả năng tháo rời khiến người sử dụng dễ quên đeo, làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
  • Nếu không tháo ra khi ăn uống, có thể làm hàm bị gãy, hỏng, gây tốn kém chi phí để làm lại.

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt 

Hàm duy trì này được làm từ nhựa trong suốt, ôm khít với cung răng của bệnh nhân nhờ vào việc chế tạo dựa trên dấu hàm cá nhân.

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại giúp ôm chặt quanh răng cửa và răng nanh

Ưu điểm

  • Loại hàm duy trì có tính thẩm mỹ cao do chất liệu trong suốt, khó nhận biết khi đeo.
  • Dễ dàng tháo lắp, tạo sự thuận tiện khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Nhờ được chế tác theo dấu hàm của từng người, nó ôm sát và giữ vững vị trí của răng.

Nhược điểm

  • Do tính tiện lợi khi tháo lắp, người dùng dễ quên hoặc làm mất hàm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả duy trì sau chỉnh nha và tốn kém chi phí.

Bên trên những loại hàm duy trì sau niềng răng được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy để lựa chọn loại phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.  Bác sĩ Nha khoa tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) sẽ dựa trên tình trạng răng miệng của mỗi người để đưa ra lời khuyên về loại hàm duy trì và thời gian đeo tối ưu nhất.

Cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng trong bao lâu?

Dù bạn lựa chọn phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay Invisalign, thì việc đeo hàm duy trì sau niềng răng là bước không thể thiếu sau khi hoàn tất quá trình chỉnh răng. Vậy cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu? Theo BS. Ngô Thị Thanh Lan – Bác sĩ Chuyên khoa Nha – SIGC đã chia sẻ, thời gian từ 3 đến 6 tháng đầu, người dùng có thể cần phải đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ lệch lạc của răng ban đầu, tuổi tác (người lớn thường phải đeo hàm duy trì lâu hơn so với trẻ em), và việc răng có thực sự ổn định hay chưa. 6 tháng tiếp theo, người dùng chỉ cần đeo hàm duy trì vào buổi tối. Khi đã đạt đủ 12 tháng, bác sĩ có thể khuyến cáo giảm tần suất đeo hàm xuống còn 3 đến 4 ngày trong tuần, chủ yếu vào ban đêm lúc ngủ để giữ răng ở vị trí đúng.  Tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn, sau khi tháo niềng, khách hàng vẫn được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài. Giai đoạn này cũng là thời gian bảo hành kết quả niềng răng, nhằm đảm bảo răng không bị lệch lại và duy trì vị trí ổn định một cách lâu dài.

Đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Bạn cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng trong bao lâu?

Giá thành hiện nay của hàm duy trì

Giá của hàm duy trì sau niềng răng có sự khác biệt tùy vào từng loại và chính sách giá của mỗi phòng khám/bệnh viện. Thông thường, mức giá của các loại hàm duy trì hiện nay dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Dưới đây là mức giá tham khảo của một số loại hàm duy trì phổ biến trên thị trường:

  • Hàm duy trì cố định bằng dây kim loại: 700.000 – 900.000 đồng.
  • Hàm duy trì tháo lắp trong suốt: 1.000.000 – 1.500.000 đồng.
  • Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại: Trên 2.000.000 đồng.

Lưu ý: Đây chỉ là mức giá tham khảo trên thị trường.

Một số lưu ý cần nhớ khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

Để đảm bảo hàm duy trì sau niềng răng hoạt động hiệu quả, người dùng cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Đối với loại hàm tháo lắp, giai đoạn đầu người dùng cần đeo liên tục và tránh tình trạng tháo ra, quên đeo lại đúng giờ.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì và răng miệng hàng ngày để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng có thể phát sinh trong quá trình sử dụng.
  • Khi ăn uống hoặc tham gia các hoạt động thể thao dưới nước, người dùng nên tháo hàm duy trì ra để tránh ảnh hưởng đến chức năng của nó.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng và dẻo, tránh tạo lực quá lớn lên hàm duy trì sau niềng răng, vì điều này có thể gây dịch chuyển răng không mong muốn.
  • Đi tái khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề nếu có.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì
Khi đeo hàm duy trì sau niềng răng cần tuân thủ một số hướng dẫn của Nha sĩ

Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì sau niềng đúng cách

Để đảm bảo hiệu quả sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, bạn cần tuân thủ cách vệ sinh hàm duy trì sau niềng răng. Dưới đây là các bước thực hiện vệ sinh hàm duy trì đúng cách:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, bàn chải lông mềm, bông tăm và dung dịch ngâm chuyên dụng.
  • Bước 2: Rửa sơ qua hàm bằng nước ấm, sau đó dùng bàn chải và kem đánh răng để làm sạch kỹ.
  • Bước 3: Dùng bông tăm đã nhúng nước, cẩn thận làm sạch các mảng bám còn sót lại trong các khe nhỏ.
  • Bước 4: Ngâm hàm trong dung dịch chuyên dụng khoảng 5-10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bước 5: Lau khô và bảo quản hàm trong hộp sạch, thoáng mát.

Bên cạnh đó, đối với hàm duy trì cố định, bạn cần đến nha khoa để vệ sinh và lắp lại đúng vị trí ban đầu. Hãy luôn sử dụng tăm nước để vệ sinh hàm thật sạch sau khi ăn nhé!

Cách vệ sinh hàm duy trì sau niềng
Thường xuyên vệ sinh sạch hàm duy trì sau niềng răng đúng cách để hạn chế các bệnh về răng miệng

Câu hỏi thường gặp về hàm duy trì sau niềng răng

Đeo hàm duy trì có bị đau không? 

Khi đeo hàm duy trì, bạn sẽ ít gặp tình trạng đau nhức như khi đang niềng răng. Phần lớn người sử dụng hàm duy trì đều cảm thấy thoải mái hơn so với đeo niềng răng. Nếu sử dụng loại hàm tháo lắp hoặc hàm trong suốt, hầu như sẽ không có bất kỳ khó chịu, đau nhức nào.

Không đeo hàm duy trì trong bao lâu thì răng bị chạy?

Nếu bạn quên không đeo hàm trong một ngày, răng sẽ không bị dịch chuyển ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn không tuân thủ việc đeo hàm trong thời gian dài, kết hợp với thói quen ăn uống hàng ngày, có thể dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả, bạn cần đeo hàm duy trì sau niềng răng thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sau khi tháo niềng.

Tại sao vẫn bị xô lệch răng dù đã đeo hàm duy trì?

Việc đeo hàm duy trì sau niềng răng nhưng răng vẫn bị dịch chuyển có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là hàm duy trì không được thiết kế đúng với kích thước của hàm răng. Bên cạnh đó, nhiều người không tuân thủ đúng cách sử dụng, đặc biệt với loại hàm tháo lắp. Nếu không đeo thường xuyên, răng sẽ dễ dàng dịch chuyển về vị trí ban đầu. Qua những thông tin trên, hy vọng khách hàng đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đeo hàm duy trì sau niềng răng và thời gian đeo hàm. Đeo hàm duy trì là bước cuối cùng và rất quan trọng để duy trì một hàm răng đều đặn và ổn định. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chỉnh nha, việc chọn lựa một trung tâm nha khoa uy tín cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công lâu dài của kết quả chỉnh nha.

Tại Khoa Nha thuộc Hệ thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn, chúng tôi tự hào với đội ngũ bác sĩ:

  • Giàu kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực niềng răng.
  • Thành thạo các kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài và niềng trong suốt.
  • Hiểu rõ mỗi trường hợp răng miệng cần kế hoạch chỉnh nha và đeo hàm duy trì riêng biệt.
  • Đảm bảo mang lại hiệu quả ổn định và lâu dài cho bệnh nhân.

Khi lựa chọn Khoa Nha tại Hệ thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn, bạn sẽ được:

  • Trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha chuyên nghiệp và tận tâm.
  • Cung cấp cơ sở vật chất hiện đại và chế độ bảo hành chu đáo sau niềng và đeo hàm duy trì.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website hoặc số hotline để được tư vấn và khám miễn phí cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp!

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+