khám rối loạn tiền đình

Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào? Phương pháp khám rối loạn tiền đình

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Nếu bạn thường xuyên chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ… thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn tiền đình. Vậy khám rối loạn tiền đình ở đâu và bằng phương pháp nào, hãy cùng chúng tôi giải đáp dưới bài viết sau đây.

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình, một bộ phận quan trọng ở phía sau ốc tai hai bên, đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh thăng bằng tư thế và các hoạt động chuyển động của cơ thể. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở cả người già lẫn người trẻ tuổi. Đây là một bệnh lý gây mất cân bằng về tư thế, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Rối loạn tiền đình là gì
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày

Các biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Chóng mặt: Đây là dấu hiệu đầu tiên mà người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải. Cảm giác quay cuồng, chao đảo khiến việc thay đổi tư thế đi lại trở nên khó khăn. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể chỉ có thể nằm ở một tư thế nhất định, không thể ngồi dậy, và có thể gặp buồn nôn và nôn mửa, gây mất nước. mất điện giải
  • Mất thăng bằng: Rối loạn tiền đình khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, luôn có cảm giác lâng lâng và phải dựa vào người khác hoặc vật để di chuyển. Nguyên nhân chính là sự tắc nghẽn của vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp và tiểu não.
  • Mất ngủ: Mất ngủ cũng được coi là một dấu hiệu của rối loạn tiền đình, gây khó khăn trong việc có giấc ngủ sâu và đủ.
  • Ngất xỉu, mất ý thức, sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế: Những triệu chứng này thường xuất hiện khi rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng, và người bệnh có thể trải qua tình trạng ngất xỉu, mất ý thức, sợ ánh sáng và tiếng động, cũng như bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tư thế. Họ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

>>> Xem thêm các biểu hiện của rối loạn tiền đình qua bài viết: Dấu hiệu của rối loạn tiền đình – Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Nếu rối loạn tiền đình kéo dài, nó có thể gây mệt mỏi, mất thăng bằng, mất tập trung, mờ nhìn, tê bì chân tay, run rẩy và suy nhược cơ thể, mất tập trung vào công việc và gây ra những phản ứng không kiểm soát với những người xung quanh. Ngoài ra, nếu người bệnh tham gia giao thông, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì thế cần đi khám rối loạn tiền đình càng sớm càng hạn chế được những rủi ro do bệnh lý này gây ra cho cuộc sống.

Bệnh rối loạn tiền đình nên đi khám ở khoa nào

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh, bao gồm cả những bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, và nhiều bệnh lý khác. Khi bạn trải qua chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, mắt mờ, run chân tay, và cảm giác lảo đảo muốn ngã, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt với các bệnh cấp cứu của hệ thần kinh và tìm đến chuyên khoa thần kinh để được khám và loại trừ. Quan trọng hơn, để khám và điều trị rối loạn tiền đình, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại một bệnh viện đa khoa.

>>> Để biết nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh rối loạn tiền đình, xem qua bài viết sau: Các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình điều trị hiệu quả và lưu ý khi điều trị

Khám rối loạn tiền đình ở đâu
Khi có các biểu hiện của rối loạn tiền đình cần đi khám sớm

Việc khám rối loạn tiền đình có thể yêu cầu một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, hoặc chụp cộng hưởng từ, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Khi bạn có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc rối loạn tiền đình, hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Hệ thống đa khoa quốc tế Sài Gòn là một trong những lựa chọn phù hợp, với đội ngũ chuyên gia đa khoa, đặc biệt là chuyên khoa thần kinh có khả năng điều trị cao. Bạn sẽ được khám và điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, an tâm và tin tưởng khi lựa chọn một trong những bệnh viện này.

Phương pháp khám bệnh rối loạn tiền đình

Phương pháp khám lâm sàng

Thông qua các nghiệm pháp, bác sĩ có thể xác định được các bệnh lý và mức độ rối loạn tiền đình. Các nghiệm pháp này là:

  • Nghiệm pháp căn cứ vào các triệu chứng chóng mặt: Chóng mặt là biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên dấu hiệu này thường có nhiều điểm khác biệt so với chóng mặt vì nguyên do khác, do vậy cần bác sĩ vững chuyên môn mới chẩn đoán chính xác được lệnh lý này.
  • Nghiệm pháp khám dựa vào biểu hiện rung giật nhãn cầu: Tùy thuộc vào đặc điểm của biểu hiện này để chẩn đoán như hướng, chiều hay mức độ rung giật như thế nào.
  • Khám rối loạn tiền đình dựa trên biểu hiện rối loạn thăng bằng: Bác sĩ sẽ để bệnh nhân đứng thẳng, đi bộ, giơ hai tay thẳng hoặc bước đi hình sao… để chẩn đoán xác định bệnh.
  • Sử dụng nhiệt: Đây là một nghiệm pháp đơn giản, dễ thực hiện bằng cách sử dụng nước lạnh 33 độ hoặc nước ấm 44 độ để bơm vào tai và tiến hành đánh giá thông qua các đáp ứng của nhãn cầu.
  • Sử dụng ghế xoay: Nghiệm pháp này thường sử dụng để khảo sát chức năng của tiền đình hai bên ở người bệnh bị điếc hoàn toàn.
  • Nghiệm pháp Nylen-Bárány: Đây là nghiệm pháp mục đích tăng triệu chứng của rối loạn tiền đình, áp dụng để chẩn đoán ở những người có biểu hiện chóng mặt nhẹ, lành tính.

>>> Rối loạn tiền đình có thể gặp ở cả người trẻ tuổi, tìm hiểu về rối loạn tiền đình ở người trẻ qua bài viết: Triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ – Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Chẩn đoán rối loạn tiền tiền đình
Áp dụng các nghiệm pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình để có hướng điều trị phù hợp

Phương pháp xét nghiệm

Bên cạnh khám rối loạn tiền đình qua các biểu hiện lâm sàng, cần phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán như:

  • Một số xét nghiệm cơ bản.
  • Siêu âm xác định các mảng xơ vữa ở hệ mạch cảnh đốt sống gây tắc mạch, hẹp mạch…
  • Chụp MRI hoặc CT-SCanner sọ não để xác định các tổn thương như tai biến mạch máu não, u góc cầu tiểu não…
  • Sử dụng Ảnh động nhãn đồ để đo chức năng tiền đình.

Khi nào cần đi khám rối loạn tiền đình

Bạn cần đi khám rối loạn tiền đình khi gặp bắt gặp những biểu hiện như:

  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Mất thăng bằng kèm theo đau đầu bất chợt, mờ mắt, cảm giác chao đảo, run tay chân…
  • Mất ngủ thường xuyên
  • Ngất hoặc ngã lúc đang chóng mặt
  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế dẫn đến sợ hãi, lo lắng…

>>> Khi bị rối loạn tiền đình, ngoài đi khám, bệnh nhân cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, xem ngay bài viết sau: Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì? Gợi ý cách chữa bệnh rối loạn tiền đình và cách phòng ngừa

Điều trị rối loạn tiền đình
Không nên tự dùng thuốc khi mắc rối loạn tiền đình

Những câu hỏi thường gặp về khám rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình do nguyên nhân gì?

Rối loạn tiền đình có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm viêm nhiễm, tổn thương, các bệnh lý về não, thiếu máu đến tai, vấn đề về hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn, stress, thuốc hoặc tuổi già.

Rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?

Bệnh lý rối loạn tiền đình có thể điều trị được. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm thuốc, thay đổi lối sống, thực hiện các bài tập cân bằng hoặc phẫu thuật.

Rối loạn tiền đình có được nằm gối cao không?

Trong một số trường hợp, nâng gối đầu cao khi ngủ có thể giúp giảm triệu chứng chóng mặt và lắc đầu do rối loạn tiền đình. Bằng cách nâng gối đầu, bạn có thể giảm thiểu sự chuyển động trong tai trong khi ngủ và giảm áp lực lên hệ thần kinh cân bằng. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, khi ngủ bạn nên nằm gối đầu vừa phải để tăng cường tuần hoàn lên não.

Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết nên khám rối loạn tiền đình ở đâu. Khám bệnh ở đúng chuyên khoa và tuân thủ sự điều trị là một cách hiệu quả để nhanh chóng khắc phục những hạn chế do bệnh lý này gây ra. Hệ thống đa khoa Quốc tế Sài Gòn luôn có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao sẵn sàng chia sẻ và giúp bạn vượt qua rối loạn tiền đình một cách nhanh chóng.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+