Khám Tầm Soát Đột Quỵ

Tại sao cần thực hiện khám tầm soát đột quỵ? Chi phí và địa chỉ khám

BS.CKI. Lê Thị Diệu Hồng

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS.CKI. Lê Thị Diệu Hồng

Bác sĩ Chuyên Khoa Tim Mạch


Đột quỵ, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng thứ ba sau tim mạch và ung thư, có thể xuất hiện bất ngờ và ảnh hưởng tới bất kỳ ai. Do đó, việc thực hiện khám tầm soát đột quỵ sớm, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao, là cực kỳ quan trọng. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin các gói khám tầm soát đột quỵ hiện nay qua bài viết dưới đây.

Khám tầm soát đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não, là tình trạng xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm một cách đột ngột. Điều này dẫn đến tổn thương não, gây chết hàng loạt các tế bào não do thiếu oxy và dinh dưỡng.

Có hai nhóm đột quỵ chính, bao gồm đột quỵ do thiếu máu cục bộ (xảy ra khi có tắc nghẽn trong động mạch) và đột quỵ do xuất huyết não (khi các mạch máu não vỡ, làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất).

Đột quỵ có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm liệt, mất nhận thức, trầm cảm, mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, huyết khối tắc nghẽn mạch, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt sức khỏe, khối cơ mất, và có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Sau khi thực hiện khám tầm soát đột quỵ và kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện yếu tố nguy cơ hoặc vấn đề sức khỏe liên quan trên người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp kèm theo lời khuyên về chế độ sinh hoạt, ăn uống để giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ có thể bao gồm không thể di chuyển hoặc cảm thấy ở một bên cơ thể, khó hiểu hoặc nói , chóng mặt hoặc mất thị lực ở một bên. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi cơn đột quỵ xảy ra.

Các loại đột quỵ phổ biến
Cần đi khám tàm soát đột quỵ để biết cơ thể đang bị trường hợp nào

Tầm quan trọng của khám tầm soát đột quỵ

Việt Nam là quốc gia châu Á có tỷ lệ người tử vong do đột quỵ cao nhất trên thế giới, với con số trung bình hơn 200.000 trường hợp mắc bệnh từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 14% trường hợp được đưa đến bệnh viện can thiệp trong khoảng thời điểm quan trọng.

Khám tầm soát đột quỵ ở người già
Người cao tuổi vẫn đang là đối tượng mắc đột quỵ cao nhất hiện nay

Tỷ lệ người bị đột quỵ đang gia tăng và việc đưa đến bệnh viện chậm trễ khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng tàn phế hoặc tử vong. Khám tầm soát đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nó cũng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu sức khỏe bất thường và các bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra do đột quỵ.

Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Trong gia đình đã có trường hợp đột quỵ

Khi trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có nguy cơ tăng do các yếu tố như nếp sống, thói quen và di truyền. Để nhận được lời khuyên tốt nhất, hãy chia sẻ thông tin tiền sử của gia đình với bác sĩ.

Đái tháo đường

Tiểu đường là một bệnh mạn tính không lây, thường tiến triển âm thầm và có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt và thận. Người bị tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

>>> Để nhận biết bệnh đái tháo đường sớm nhất, xem ngay qua bài viết: Khám tầm soát bệnh tiểu đường là gì? Cần khám hạng mục nào?

Tăng huyết áp

Đột quỵ thường xảy ra do cao huyết áp, nguyên nhân chính gây tổn thương cho thành động mạch và có khả năng làm tăng hoạt động đông máu, hình thành các cục máu đông gây ra cơn đột quỵ.

Tăng huyết áp ở đột quỵ
Tăng huyết áp không chỉ là bệnh lý nguy hiểm mà còn tăng nguy cơ đột quỵ

Mỡ máu (cholesterol) cao

Cholesterol cao có thể gây hủy hoại các lớp áo mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả tim và não. Cholesterol dễ hình thành và gây xơ cứng mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch máu, gây trở ngại cho việc cung cấp máu lên não.

Các bệnh tim mạch

Những người mắc bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ bị đột quỵ. Bởi vì nó không chỉ gây tổn thương cho phổi mà còn ảnh hưởng xấu đến thành mạch máu. Nó làm tăng quá trình xơ cứng động mạch và đồng thời tạo áp lực lên tim và huyết áp.  Phơi nhiễm hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên, tin vui là nếu bạn ngừng hút thuốc từ bây giờ, trong vòng hai đến năm năm, nguy cơ đột quỵ sẽ ngang ngửa với người chưa từng hút thuốc.

Ai cần khám tầm soát đột quỵ

Nguy cơ đột quỵ không phân biệt đối tượng nào và ngày càng trẻ hóa, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên. Do đó, tất cả mọi người đều cần tự kiểm tra hay thực hiện tầm soát đột quỵ ít nhất 1-2 lần mỗi năm.

Tuy nhiên, nhóm tuổi từ 55 trở lên có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ hoặc nhóm tuổi từ 45 trở lên có 2 yếu tố nguy cơ được xem là người có nguy cơ cao bị đột quỵ. Vì vậy, đều nên tích cực thực hiện tầm soát đột quỵ định kỳ để tránh nguy cơ bị đột quỵ bất ngờ và đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng.

Ai nên khám tầm soát đột quỵ
Đột quỵ không bỏ sót đối tượng nào

Các thủ thuật trong gói khám tầm soát đột quỵ

Để tiến hành quá trình khám tầm soát đột quỵ, bác sĩ lâm sàng sẽ tiến hành cuộc khám và hỏi về những yếu tố nguy cơ mà bạn đang phải đối mặt, ví dụ như có từng mắc đột quỵ chưa, trong gia đình có trường hợp nào từng bị đột quỵ hay không, thói quen ăn uống và hoạt động hàng ngày của bạn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đo huyết áp, nghe nhịp tim bằng ống nghe, đo chỉ số khối cơ thể (BMI = kg/m2) và thực hiện đánh giá sơ bộ về sức khỏe để kiểm tra xem có bất thường về nhịp tim, tăng huyết áp hay thừa cân không. Sau đó, bạn sẽ phải thực hiện các xét nghiệm máu cũng như các chẩn đoán hình ảnh để hoàn tất quá trình tầm soát đột quỵ.

Đo điện tim

Xét nghiệm điện tâm đồ (ECG) được sử dụng để ghi lại hoạt động điện trong tim, đo số nhịp tim và ghi lại nhịp đập của tim. Qua việc thực hiện ECG, bác sĩ có thể xác định liệu có bất kỳ bệnh tim nào có thể dẫn đến đột quỵ hay không, chẳng hạn như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim và nhiều tình trạng khác.

Xét nghiệm sinh hóa và công thức máu

Thông qua các xét nghiệm khám tầm soát đột quỵ, chúng ta cũng có thể đánh giá những bất thường trong tế bào máu, bao gồm các vấn đề về hồng cầu, thiếu máu hay nhiễm trùng máu, cũng như kiểm tra lượng đường trong máu và rối loạn đông máu.

Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu cũng giúp chẩn đoán các tình trạng khác nhau như men gan cao, tổn thương gan, độ lọc cầu thận, suy thận và nhiều bệnh lý khác.

Quá trình này cũng hữu ích trong tầm soát đột quỵ thông qua việc đánh giá hàm lượng cholesterol trong máu, cụ thể là các chỉ số HDL và LDL, để phát hiện các rối loạn điện giải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Chụp MRI

Trong quá trình khám tầm soát đột quỵ, các phương pháp hình ảnh như MRI não và mạch máu não sẽ được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và đánh giá tổng quan về tình trạng não và mạch máu.. Việc này giúp phát hiện các bất thường tại não và xương sọ.

Phương pháp MRI để khám tầm soát đột quỵ
Chụp cộng hưởng từ – MRI được ứng dụng trong khám tầm soát đột quỵ

Soi đáy mắt

Trong quá trình khám tầm soát đột quỵ, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra đáy mắt trực tiếp để xem xét các vấn đề liên quan đến tầm nhìn và đánh giá tổn thương đáy mắt do tăng huyết áp và đái tháo đường.

Chụp X – quang số hóa ngực

Chụp X-quang Ngực thẳng số hóa 1 phim giúp bác sĩ đánh giá các bất thường ở vùng lồng ngực và tim mạch thông qua hình ảnh chụp lại của tim, phổi và đường thở.

Siêu âm màu tổng quát bụng

Các cơ quan trong ổ bụng như gan mật, tụy, lách, thận, tử cung, buồng trứng và tiền liệt tuyến được kiểm tra bằng siêu âm để phát hiện các bất thường.

Siêu âm Doppler tim

Siêu âm Doppler tim là phương pháp dùng để phát hiện sớm các bất thường ở buồng tim, bao gồm các bệnh lý van tim bẩm sinh hay bệnh lý mạch vành. Nó cũng giúp phát hiện cục máu đông trong tim để biện pháp can thiệp kịp thời và tránh cục máu đông di chuyển đến não và gây tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ.

Siêu âm Doppler động mạch cảnh

Siêu âm động mạch cảnh là một phương pháp khám tầm soát đột quỵ không xâm lấn, được sử dụng để đánh giá đoạn ngoài sọ của động mạch cảnh và động mạch đốt sống. Kết quả từ siêu âm Doppler động mạch cảnh cho thấy mức độ hẹp của động mạch và tình trạng các mảng xơ vữa đang bám trên thành mạch máu.

Khám tấm soát đột quỵ bằng siêu âm động mạch cảnh
Siêu âm động mạch cảnh là phương pháp không xâm lấn nhưng vẫn mang lại hiệu quả

Chụp CT

Tại các bệnh viện có hệ thống máy chụp CT thế hệ mới 768 lát cắt, đây là thiết bị hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán bệnh từ những tổn thương nhỏ nhất. Nó cũng giúp đánh giá các bệnh lý mạch máu, phát hiện xuất huyết não, khảo sát mạch máu não, tầm soát phình mạch máu, dị dạng mạch máu não, đánh giá các chấn thương và khối u não bộ. Điều này đảm bảo bệnh viện cung cấp dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân.

Một số câu hỏi thường gặp về gói khám tầm soát đột quỵ

Khi nào cần khám tầm soát đột quỵ? Tần suất như thế nào?

Khi nào cần tầm soát đột quỵ và tần suất tầm soát phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và yếu tố nguy cơ của người bệnh. Người có nhiều yếu tố nguy cơ nên tầm soát sớm. Nếu đã từng bị cơn thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ trước đây, cũng nên thực hiện tầm soát sớm.

Người khỏe mạnh dưới 50 tuổi, nếu kết quả tầm soát trước đó không có bất thường, có thể tầm soát định kỳ mỗi 3-5 năm/lần. Người trên 50 tuổi hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ cao như mỡ máu cao, tiểu đường, tăng huyết áp nên tầm soát đột quỵ 1-2 năm/lần.

Khi khám tầm soát đột quỵ cần nhịn ăn gì?

Khi đi tầm soát đột quỵ, cần nhớ nhịn ăn từ 4-6 tiếng trước khi lấy máu hoặc chụp MRI có tiêm thuốc cản quang, và không uống đồ có cồn trong 24 tiếng trước đó. Nếu có yêu cầu khác, bạn sẽ được tư vấn cụ thể khi đăng ký thăm khám.

Liệu khám tầm soát nguy cơ đột quỵ có cho kết quả chính xác?

Tầm soát đột quỵ là phương pháp hiệu quả để đánh giá yếu tố nguy cơ và can thiệp sớm khi có bất thường về sức khỏe. Tuy nhiên, không nên chủ quan sau khi có kết quả tầm soát bình thường mà không duy trì lối sống khoa học, vì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã được chứng minh là ngày càng tăng cao trong thực tế. Vì vậy, mỗi cá nhân cần tự chủ động thực hiện khám tầm soát đột quỵ và theo dõi sức khỏe, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh nhằm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Trong trường hợp xảy ra đột quỵ, việc cấp cứu kịp thời trong thời điểm quan trọng bằng các kỹ thuật hiện đại là rất cần thiết để hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+