khám tầm soát tiểu đường

Giải đáp thắc mắc: Khám tầm soát tiểu đường có quan trọng không?

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

Giám đốc Cơ sở 2 Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn


Tiểu đường là một căn bệnh có xu hướng gia tăng tỷ lệ người mắc, gây ra do rối loạn chuyển hóa hormone insulin trong cơ thể. Bệnh này diễn tiến một cách âm thầm và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Việc khám tầm soát tiểu đường định kỳ là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn nguy cơ này. Để hiểu rõ chi tiết về vấn đề này, bạn không nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh gì?

Đái tháo đường là một nhóm bệnh gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Glucose là nguyên liệu cần thiết để tạo năng lượng cho hoạt động của tế bào. Lượng đường bình thường trong máu là khoảng 70 – 100 mg/dL (4.0 – 5.5 mmol/l), nhưng người tiền tiểu đường có mức từ 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L). Người mắc tiểu đường thường có chỉ số đường huyết luôn vượt quá 126mg/dL (7 mmol/L).

nên khám tầm soát tiểu đường
Chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường có thể là bệnh lý đái tháo đường
Tiểu đường type 1 Phản ứng tự miễn làm cơ thể dừng sản xuất insulin, người bệnh phải dùng insulin nhân tạo hàng ngày và duy trì suốt cuộc đời.
Tiểu đường type 2 Cơ thể sinh ra kháng thể kháng insulin hoặc sản xuất ít insulin hơn bình thường, khác với type 1 ở chỗ người bệnh rơi vào tình huống tế bào đề kháng insulin.
Tiểu đường thai kỳ Xảy ra với phụ nữ mang thai khi tế bào ít nhạy cảm hơn trước insulin, có thể tự khỏi sau khi sinh.
Tiền tiểu đường Đối với người tiền tiểu đường, chỉ số đường huyết vào khoảng 100 – 125mg/dL và có thể phát triển thành tiểu đường type 2.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu đặc trưng có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường đã được chứng minh trong y khoa:

  • Cảm thấy khát và đói
  • Tiểu nhiều
  • Nhìn kém
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Vết loét trên da không tự lành.

Dựa trên yếu tố giới tính, nam giới mắc tiểu đường có thể gặp giảm ham muốn tình dục, yếu cơ và rối loạn cương dương. Trường hợp ở nữ mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn, da ngứa và khô, nhiễm nấm đường sinh dục.

Nếu như cơ thể bạn xuất hiện một vài triệu chứng bất thường như đã nêu trên thì đừng chủ quan. Hãy tìm ngay một cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám tầm soát tiểu đường.

Biến chứng bệnh đái tháo đường

Khám bệnh tiểu đường là việc cần thiết vì bệnh lý này, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
  • Mắc bệnh lý ở thận.
  • Mắt có thể bị giảm sút thị lực, bị bệnh võng mạc.
  • Tổn thương chân: nhiễm trùng chân, vết loét không lành, dễ phải cắt cụt chân.
  • Da dễ nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn.
  • Bị trầm cảm.
  • Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh con khỏe mạnh nhưng mang thai và sinh nở tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nguy cơ sinh mổ cao, hạ đường huyết sơ sinh, thai lưu, tiền sản giật,…

>>> Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng đột quỵ, xem ngay qua bài viết: Khám đột quỵ – Ai cần khám tầm soát đột quỵ? Chi phí và địa chỉ khám

Hiện trạng bệnh đái tháo đường hiện nay

Năm 2021, bệnh tiểu đường đã trở thành đại dịch toàn cầu. Hiện có khoảng 537 triệu người mắc bệnh trên thế giới, dự kiến năm 2024, tỷ lệ này sẽ là 1/8 người trưởng thành. Tại Việt Nam, có hơn 3,5 triệu người mắc đái tháo đường và số lượng này dự kiến tăng lên gần 6,3 triệu vào năm 2045.

Thống kê cho thấy hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam có biến chứng, trong đó 34% biến chứng về tim mạch, 39,5% về mắt và thần kinh, và 24% về thận. Như đã nêu trên, bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, suy tim, đột quỵ, suy thận, mù mắt và thậm chí tử vong. Trong đó, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc bệnh đái tháo đường. Qua các thông tin thực tế này, càng đề cao tầm quan trọng của việc khám tầm soát tiểu đường giai đoạn sớm để dự đoán trước tình trạng sức khỏe trong tương lai.

khám tầm soát tiểu đường để làm gì
Đái tháo đường luôn là mối lo ngại đối với sức khỏe của các quốc gia, kể cả Việt Nam

Khám tầm soát tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường phân chia thành 3 giai đoạn: Kháng insulin – Tiền tiểu đường – Tiểu đường thực sự. Ưu điểm người mắc tiểu đường ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, gây ra những biến chứng nghiêm trọng và tác động nặng nề đến sức khỏe. Điều này kéo dài thời gian điều trị và tăng chi phí.

Khám tầm soát tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân tự phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm tốc độ tiến triển của bệnh. Phát hiện bệnh sớm cũng giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị, đồng thời tiết kiệm thời gian.

Đối tượng nên khám tầm soát bệnh tiểu đường

Ai cũng cần khám tầm soát tiểu đường để bảo vệ sức khỏe bản thân. Trong đó, một số trường hợp mang yếu tố nguy cơ dưới đây cần chủ động tầm soát sớm, vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Trong gia đình đã từng có trường hợp mắc tiểu đường.
  • Tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
  • Tiền sử bệnh mạch vành.
  • Rối loạn chức năng gan.
  • Người thừa cân béo phì.
  • Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ).
  • Phụ nữ sinh con nặng > 4kg thường được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
  • Người trên 40 tuổi.
  • Người làm ca đêm, rối loạn nhịp sinh học.
  • Những người có lối sống kém lành mạnh như nghiện thuốc lá, chế độ ăn quá nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh, không bổ sung đầy đủ chất xơ, ít vận động tập thể dục…
  • Mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, lơ mơ kéo dài, khô miệng, chân tay bủn rủn cũng là những dấu hiệu cần lưu tâm, nếu cơ thể bạn có xuất hiện thì cũng nên chủ động khám tầm soát tiểu đường sớm.

Các loại đái tháo đường cần tầm soát

Khám tầm soát tiểu đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 có nguồn gốc do các tế bào hệ miễn dịch vì một lý do nào đó đã phá vỡ các tế bào tiết insulin. Tuy nhiên, việc tầm soát bệnh đái tháo đường type 1 không được đặt làm ưu tiên vì sự khởi phát cấp tính của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đái tháo đường type 1 được chẩn đoán rất sớm sau khi các triệu chứng tiến triển. Việc thực hiện các test sàng lọc để phát hiện các trường hợp có kháng thể mà không có triệu chứng không được khuyến cáo vì một số lý do.

  • Giá trị ngưỡng để chẩn đoán của các thử nghiệm marker miễn dịch chưa được thống nhất.
  • Chưa có đồng thuận về cách xử lý khi kết quả cho thấy tự kháng thể dương tính.
  • Tỷ lệ đái tháo đường type 1 rất ít, nên nếu có sàng lọc thì số lượng người có thể phát hiện được cũng rất nhỏ (dưới 0,5%), hiệu quả về kinh tế không cao.

Khám tầm soát tiểu đường type 2

Đái tháo đường type 2 chiếm đa số trường hợp (90-95%) trong số những bệnh nhân bị đái tháo đường, và có khoảng hơn một phần ba số bệnh nhân mắc loại bệnh này không được chẩn đoán. Bệnh này diễn tiến âm ỉ, và nhiều trường hợp bệnh nhân mới được chẩn đoán đã có biến chứng của bệnh, thậm chí có ca lần đầu tiên được chẩn đoán bệnh đã mắc phải những biến chứng nặng nề của đái tháo đường.

Những người bị đái tháo đường type 2 thường phải đối mặt với những tổn thương muộn, rối loạn chức năng hoặc suy các cơ quan, đặc biệt là các biến chứng về mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu.Nguy cơ cao hơn khi không được chẩn đoán sớm ở loại này sẽ gây bệnh tim-động mạch vành, đột quy và bệnh mạch máu ngoại biên. Họ cũng thường dễ bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và béo phì, những yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành.

Việc khám tầm soát tiểu đường type 2 giai đoạn sớm giúp giảm gánh nặng điều trị, hạn chế mức độ trầm trọng của bệnh và hiệu quả trong việc phòng chống những biến chứng mãn tính nặng nề của đái tháo đường.

Khám tầm soát tiểu đường type 2 ở trẻ em

Tỷ lệ trẻ em bị bệnh tiểu đường type 2 đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở nhóm trẻ em bị béo phì và trẻ em thuộc một số chủng tộc có nguy cơ cao. Các bé thừa cân và có ít nhất hai trong số các nguy cơ sau cần được tầm soát đái tháo đường type 2:

  • Có bố mẹ hoặc ông bà bị đái tháo đường.
  • Thuộc chủng tộc có nguy cơ cao.
  • Có biểu hiện kháng insulin hoặc các tình trạng bệnh liên quan đến kháng insulin (như chứng gai đen, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, hội chứng đa nang buồng trứng).
  • Mẹ có tiền sử đái tháo đường trong thai kỳ.

Khám tầm soát tiểu đường lần đầu tiên nên được tiến hành khi trẻ 10 tuổi, và kiểm tra lại vào tuổi dậy thì nếu dậy thì sớm. Nếu kết quả bình thường, tầm soát nên được thực hiện lại ít nhất mỗi 2 năm một lần.

Các xét nghiệm cơ bản khi khám tầm soát tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Thực hiện sau 8 giờ không ăn uống hoặc qua một đêm. Kết quả:

  • Đường máu lúc đói dưới 99mg/dL: Trong giới hạn bình thường.
  • Đường máu lúc đói từ 100 – 125 mg/dL: Tiền tiểu đường.
  • Đường máu lúc đói 126 mg/dL trở lên: Đã mắc tiểu đường.

Xét nghiệm chỉ số HbA1C

Đo chỉ số đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng trước đó và cho kết quả:

  • HbA1C < 5,7%: Trong giới hạn bình thường.
  • HbA1C từ 5,7 – 6,4%: Tiền tiểu đường.
  • HbA1C > 6,5%: Đã mắc tiểu đường.
khám tầm soát tiểu đường với HbA1C
HbA1C là một chỉ số quan trọng cần phải có khi khám tầm soát tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp glucose

Đo lượng đường huyết trước và sau khi uống nước glucose. Quy trình:

  • Nhịn ăn 8 tiếng để lấy mẫu máu lúc đói.
  • Uống chất lỏng glucose.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu sau 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau khi uống glucose.

Kết quả:

  • Sau 2 giờ, đường máu từ 140 mg/dL trở xuống được coi là bình thường.
  • Đường máu từ 140 đến 199 mg/dL: Bị tiền tiểu đường.
  • Đường máu 200 mg/dL hoặc cao hơn: Bị tiểu đường.

Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên

Đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra, không cần nhịn ăn. Kết quả: Đường máu từ 200 mg/dL trở lên thì kết luận đã mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm sàng lọc glucose

Đo lượng đường trong máu sau khi uống chất lỏng chứa glucose trong một giờ sau đó. Kết quả:

  • Đường máu dưới 140 mg/dL: Bình thường.
  • Đường máu 140 mg/dL trở lên: Cần kiểm tra dung nạp glucose tiếp theo.

Dưới đây là bảng tóm tắt các chỉ số đánh giá khi khám tầm soát tiểu đường:

Kết luận HbA1C Xét nghiệm đường huyết lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên
Tiểu đường ≥6.5% ≥126 mg/dL ≥200 mg/dL ≥200 mg/dL
Tiền tiểu đường 5.7 – 6.4% 100 – 125 mg/dL 140 – 199 mg/dL NA
Bình thường <5.7% ≥99 mg/dL ≥140 mg/dL NA

Xét nghiệm máu mới phát hiệu tiểu đường type trong tương lai đến 20 năm

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Lund (Thụy Điển) đã phát hiện cách chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường loại 2 một cách hiệu quả hơn, cho phép dự báo khả năng mắc bệnh gần 20 năm trước khi bệnh khởi phát. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ cao hơn của protein follistatin trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Follistatin là một loại protein có nguồn gốc chủ yếu từ gan và tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Mức độ cao hơn của protein này gây ra sự tăng tích tụ lipid trong gan và tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và tiểu đường loại 2.

Điều đáng chú ý là dự đoán bệnh tiểu đường sớm này không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, chỉ số khối cơ thể (BMI) hay đường huyết lúc đói. Khám phá này mở ra cơ hội quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Việc thực hiện sớm các xét nghiệm khám tầm soát tiểu đường dựa trên phát hiện mức độ protein follistatin có thể giúp phát hiện bệnh sớm và đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời, giúp ngăn chặn những tổn hại về sức khỏe, tinh thần và tài chính mà bệnh tiểu đường có thể gây ra.

khám tầm soát tiểu đường sớm
Chỉ với một xét nghiệm máu đơn giản có thể khám tầm soát tiểu đường trước 2 thập kỷ

Trước khi khám tầm soát tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Để có kết quả xét nghiệm tiểu đường chính xác, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc nhịn đói trước khi lấy máu trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng. Việc này giúp tránh tình trạng chất dinh dưỡng từ thức ăn được chuyển hóa thành đường glucose sau khi ăn, dẫn đến sự tăng đột ngột lượng đường hoặc mỡ trong máu, từ đó làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Mặc áo ngắn khi xét nghiệm tiểu đường cũng là điều quan trọng để việc lấy máu trở nên thuận tiện và dễ dàng. Đồng thời, việc mặc quần áo rộng rãi cũng hỗ trợ trong quá trình thăm khám và di chuyển một cách thoải mái.

khi nào cần khám tầm soát tiểu đường
Thời điểm cho kết quả đo đường trong máu chính xác là sáng sớm khi bụng còn đói

Gói khám tầm soát tiểu đường tại BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN – HỆ THỐNG ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

STT
GÓI TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG & RỐI LOẠN MỠ MÁU - QUẬN 1
Diabetes & Abnormal Blood Lipid Examination Package
Items
Chi phí trọn gói (Packaged Values)
1.650.000
Giá trị dịch vụ (Actual Values)
(-20%)
2.050.000
Đo chỉ số Sinh hiệu cơ thể - Vital Signs Measurement
1Đo chỉ số sinh hiệu cơ thể - Measuring vital signs
Đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI.
Khám và Tư vấn bệnh lý - Clinical Consultation and Examination
2Khám và tư vấn nội tiết - Endocrinology examination & consultation
Dựa trên kết quả cận lâm sàng để tư vấn hướng điều trị bệnh về Nội tiết.
3Khám và tư vấn mắt bằng sinh hiển vi - Ophthalmology examination & consultation
Khám mắt và đo thị lực, soi đáy mắt, đo áp lực nội nhãn và tư vấn hướng điều trị bệnh lý vùng mắt.
Chẩn đoán hình ảnh - Clinical Imagings
4Siêu âm bụng màu tổng quát - Abdominal ultrasound
Phát hiện những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng, tiền liệt tuyến (nam), tử cung, buồng trứng (nữ).
Xét nghiệm - Clinical Lab Tests
5Đường huyết lúc đói (nhịn ăn trước 4 tiếng) - Glucose test
Chẩn đoán theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường, hạ đường huyết.
6Xét nghiệm HbA1c - HbA1c (Hemoglobin glucose) test
Kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu, giúp xác định bệnh đái tháo
đường và các bệnh làm tăng lượng đường trong máu.
7Tổng phân tích nước tiểu - Urinalysis
Các bệnh đái tháo đường, đái nhạt, nhiễm ceton acid, bệnh gan, thận, bệnh viêm tắc đường tiết niệu, tiểu ra máu...
8Chức năng thận - Kidney functions
Creatinine, urea

Bệnh lý về thận như thiểu năng thận, viêm cầu thận cấp tính, mãn tính.
9Chức năng gan - Liver functions
SGOT, SGPT, GGT

Xét nghiệm kiểm tra chức năng dựa trên kết quả men gan.
10Xét nghiệm bộ mỡ - Lipid panel
Cholesterol, tryglyceride, HDL-C, LDL-C

Phát hiện hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid, nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thận hư.
11Tỷ lệ albumin/creatinine - Albumin/Creatinine ratio
Chỉ số để sàng lọc người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
12Độ lọc cầu thận (eGFR) - Glomerular filtration rate
Chỉ số đánh giá chức năng lọc máu của thận.
13Hệ số thanh thải creatinine - Creatinine clearance level
Chỉ số đánh giá khả năng lọc máu của thận, theo dõi tăng nồng độ creatinine hoặc phát hiện đạm trong nước tiểu, v.v.
Tặng kèm - Add-on Values
14Thẻ Khám bệnh (Customer ID card)
Lưu trữ toàn bộ các kết quả, hình ảnh, toa thuốc, phác đồ điều trị... của các bác sĩ trong suốt quá trình thực hiện khám chữa bệnh tại Đa khoa Quốc tế Sài Gòn.
15Hồ sơ báo cáo y khoa - Medical reports
Phí phiên dịch và dịch thuật Hồ sơ Báo cáo Y khoa cho khách hàng không nói Tiếng Việt
Translator and Document Translation services fee
(for patients who cannot speak Vietnamese)
+600.000
VNĐ

Tại BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN – HỆ THỐNG ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN, quý khách sẽ có cơ hội được thăm khám và nhận tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các cơ sở y tế hàng đầu. Quá trình khám chữa bệnh tại đây được thực hiện một cách kín đáo trong không gian sang trọng, cùng với dịch vụ đạt chuẩn quốc tế. Tất cả cơ sở trong hệ thống đều được chúng tôi trang bị máy móc và trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu, giúp rút ngắn thời gian thăm khám và đảm bảo mang lại kết quả chính xác và an toàn tuyệt đối cho quý khách.

địa chỉ khám tầm soát tiểu đường
Khám tầm soát tiểu đường tại HỆ THỐNG ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

Một số câu hỏi thường gặp về khám tầm soát tiểu đường

Trước buổi khám tầm soát tiểu đường cần chuẩn bị gì?

Trước buổi khám, hạn chế ăn uống đồ ngọt và thực hiện xét nghiệm cần đói nhanh từ 8-12 giờ trước khi đến bệnh viện. Nếu bạn đã điều trị hoặc dùng thuốc liên quan đến tiểu đường, hãy thông báo cho bác sĩ trước để họ có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của bạn.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có dấu hiệu đái tháo đường phải làm gì?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có dấu hiệu tiểu đường, bước tiếp theo là bác sĩ sẽ đánh giá kết quả cụ thể và xác định mức độ và loại tiểu đường mà bạn có. Sau đó, họ sẽ đề xuất phương pháp điều trị thích hợp, có thể bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, và dùng thuốc.

Có những biện pháp phòng ngừa tiểu đường nào mà tôi nên áp dụng?

Để phòng ngừa tiểu đường, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập luyện đều đặn, giảm cân nếu cần thiết (nếu bạn thừa cân), hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều đường, và tránh stress. Cũng nên thực hiện các khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều chỉnh lối sống nếu cần thiết.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có cái nhìn tổng quan về việc khám tầm soát tiểu đường. Như đã chia sẻ, bệnh đái tháo đường luôn là mối lo ngại cho sức khỏe vì ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt. Vì vậy, việc thăm khám, tầm soát bệnh sớm là điều hết sức quan trọng đối với những đối tượng đang tồn tại yếu tố nguy cơ. Đặt lịch khám bằng cách gọi ngay cho chúng tôi qua hotline hoặc trực tiếp thông qua website, bộ phận CSKH sẽ liên hệ với bạn và tư vấn tận tình.
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+