Khám tầm soát ung thư dạ dày: Các hạng mục và quy trình chi tiết
Khám tầm soát ung thư dạ dày là một phương pháp hiệu quả để phát hiện mầm mống ung thư, kể cả khi khối u còn rất nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc về độ chính xác của xét nghiệm ung thư dạ dày và liệu có cần thực hiện phương pháp tầm soát khác. Đáp án sẽ có trong nội dung bài viết này, cùng đọc ngay nhé!
Tầm quan trọng của việc khám tầm soát ung thư dạ dày
Hiện tại, tình hình bệnh ung thư dạ dày ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, với tăng nhanh số ca mắc mới và xuất hiện dấu hiệu trẻ hóa. Đa số bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ chữa khỏi rất thấp.
Khám tầm soát ung thư dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Theo chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơ hội chữa khỏi cao, tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 90%. Ngược lại, khi phát hiện muộn, khả năng chữa khỏi giảm sút. Khi tế bào ung thư đã di căn, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%.
Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm, nhưng không phải là không thể chữa khỏi. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và chữa trị hiệu quả. Các chuyên gia tiêu hóa khuyến khích tầm soát ung thư dạ dày không chỉ vì kết quả điều trị mà còn tác động tích cực đến tâm lý người bệnh. Phát hiện bệnh sớm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, tư duy tích cực hơn và cải thiện sức khỏe một cách dễ dàng, đồng thời tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Quy trình khám tầm soát ung thư dạ dày
Quá trình khám tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Các bước như sau:
Khám tầm soát ung thư dạ dày trên lâm sàng
Trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày, bước khám lâm sàng là vô cùng quan trọng. Chuyên gia sẽ tập trung hỏi về các thông tin như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, cùng với việc kiểm tra có xuất hiện triệu chứng bất thường nào không, và chi tiết là gì.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám vùng thượng vị và ổ bụng để đánh giá tình trạng cơ quan tiêu hóa. Dựa vào kết quả kiểm tra ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành các xét nghiệm cần thiết khác để làm rõ hơn về tình trạng ung thư dạ dày.
Khám tầm soát ung thư dạ dày cận lâm sàng
Thường thì, các bác sĩ thực hiện khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm như nội soi, chụp CT, sinh thiết, xét nghiệm máu,… nhằm chẩn đoán bệnh. Với từng đối tượng, yêu cầu về xét nghiệm sẽ khác nhau.
Nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi dạ dày được coi là một phương pháp hiệu quả để phát hiện các bệnh lý về dạ dày, trong đó bao gồm cả ung thư dạ dày. Bằng cách sử dụng ống nội soi, bác sĩ có thể đưa ống vào thực quản và xuống sâu đến dạ dày để quan sát tình trạng bên trong.
Đây là bước để các bác sĩ dễ dàng quan sát và đánh giá tổn thương thực tế bên trong dạ dày, bao gồm hình dạng, kích thước của các khối u hay vết loét,… Ngoài việc quan sát, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu tổn thương từ dạ dày để thực hiện sinh thiết.
Hiện nay, khám tầm soát ung thư dạ dày bằng cách nội soi dạ dày có hai phương pháp: Nội soi qua miệng gây mê/không gây mê và phương pháp nội soi qua mũi. Cả hai phương pháp này đều đơn giản và được thực hiện nhanh chóng.
Sinh thiết
Trong quá trình nội soi, nếu có nghi ngờ về bệnh lý của dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để đưa vào dạ dày và lấy mẫu tế bào niêm mạc dạ dày ở vùng xuất hiện tổn thương. Những mẫu tế bào này sau đó sẽ được quan sát dưới kính hiển vi.
Sinh thiết là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán tế bào khối u xem có lành tính hay ác tính. Đồng thời, đối với các trường hợp viêm loét dạ dày, sinh thiết cũng giúp nhận biết xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP hay không.
>>> Sinh thiết là một trong những phương pháp khám tầm soát ung thư phổi, tìm hiểu qua bài viết sau: Các phương pháp khám tầm soát ung thư phổi và quy trình khám chi tiết
Chụp CT
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT scan) được sử dụng để khám tầm soát ung thư dạ dày và phát hiện xem ung thư đã di căn đến các cơ quan khác chưa. Thay vì can thiệp trực tiếp vào cơ thể, bác sĩ sẽ sử dụng máy chụp CT để tạo ra hình ảnh chi tiết của dạ dày và các cơ quan xung quanh. Nhờ vào những hình ảnh chụp CT này, các bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày, xác định những khối u đã xâm lấn vào các bộ phận khác và tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của bệnh.
>>> Chụp CT là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán ung thư xương hàm, xem bài viết sau: Ung thư xương hàm là gì? Dấu hiệu và phương hướng điều trị hiệu quả
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm
Ngoài các phương pháp đã nêu, xét nghiệm máu là một cách hiệu quả để tìm ra chỉ số CA 72-4 – một chất chỉ điểm quan trọng cho bệnh ung thư dạ dày. CA 72-4 là một loại glycoprotein, viết tắt của carbohydrate 72-4. Chỉ số CA 72-4 thường nhỏ hơn 6,9 U/ml ở người khỏe mạnh, trong khi ở người mắc bệnh ung thư dạ dày, chỉ số này sẽ cao hơn. Đối với viêm dạ dày thể teo, chỉ số pepsinogen I cũng mang ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán. Khi bị viêm teo dạ dày, mức độ pepsinogen I huyết thanh có thể giảm xuống dưới 20 ng/mL, và chỉ số này thường thay đổi tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc. Các chuyên gia cho biết rằng nồng độ của các chỉ số này sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh ung thư dạ dày, do đó, thông qua việc quan sát và đánh giá các chỉ số này, các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng và giai đoạn của ung thư dạ dày.
>>> Xem thêm: Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung – Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
>>> Xem tài liệu sau giúp chẩn đoán dễ dàng và phát hiện sơm hơn về bệnh ưng thư dạ dày
Nguồn: American Cancer Society
Đối tượng nên khám tầm soát ung thư dạ dày
- Hút thuốc lá: Đa số người mắc ung thư dạ dày duy trì thói quen hút thuốc lá. Tại bệnh viện K, hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá, điều này có thể coi là nguyên nhân gây bệnh.
- Nam giới tuổi trên 40: Trong số những người mắc ung thư dạ dày, 96% là nam giới từ 40 tuổi trở lên. Tỉ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày gấp hai lần so với nữ giới.
- Thói quen ăn uống mặn, đồ chiên, nướng: Đồ hun khói, thức ăn ngâm muối và món ăn có lượng muối cao thường gây tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày so với những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.
- Bệnh liên quan đến tiêu hóa: Người mắc các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày lâu năm, hoặc nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên bắt buộc phải khám tầm soát ung thư dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình từng có thành viên bị ung thư, nguy cơ tự mắc ung thư dạ dày liên quan sẽ cao hơn. Các hội chứng di truyền như FAP, hội chứng Lynch, Peutz-Jeghers, và Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
- Tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu máu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là yếu tố nguy cơ thiết yếu ở 65–80% bệnh ung thư dạ dày, nhưng chỉ có 2% số người bị nhiễm H. pylori phát triển ung thư dạ dày. Cơ chế mà H. pylori gây ra ung thư dạ dày có khả năng liên quan đến tình trạng viêm mãn tính, hoạt động của các yếu tố độc lực của H. pylori như CagA
Các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày
- Đầy tức bụng: Triệu chứng đau tương tự như trong trường hợp loét dạ dày, thường liên quan đến việc ăn uống và giảm khi sử dụng thuốc điều trị loét. Sự xuất hiện của cảm giác nhanh no có thể do khối u hoặc cảm giác đầy bụng do một nguyên nhân khác.
- Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn là một dấu hiệu đáng chú ý. Nếu bạn trải qua tình trạng này, cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra.
- Sút cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sụt cân đáng kể trong thời gian ngắn, cùng với cảm giác luôn no, chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi, có thể là dấu hiệu cảnh báo về ung thư dạ dày.
- Nôn ra máu: Nếu khi nôn có máu xuất hiện, cần xem xét khả năng ung thư dạ dày.
- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: Người mắc ung thư dạ dày thường có cảm giác ợ chua, đầy bụng và buồn nôn sau khi ăn.
- Đi ngoài phân màu bất thường: Nếu có triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc thấy máu trong phân thường xuyên, cần lưu ý về khả năng mắc ung thư dạ dày.
Những dấu hiệu trên đều là điểm cần quan tâm và nếu bạn gặp phải, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ kiểm tra, khám tầm soát ung thư dạ dày, từ đó sẽ có cơ hội điều trị bệnh một cách kịp thời và hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn mặn: Các loại thực phẩm mặn thường chứa nitrit và amin thứ cấp, khi tiếp xúc với dạ dày, chúng có thể tạo thành các chất gây ung thư độc hại.
- Tránh ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Quá trình chế biến những thực phẩm này thường tạo ra các chất độc gây ung thư.
- Từ bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác: Việc sử dụng những chất này có thể dẫn đến nhiều loại ung thư, không chỉ liên quan đến ung thư dạ dày.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết: Đảm bảo ăn đủ thực phẩm chứa các loại vitamin A, B, E, có lợi cho sức khỏe.
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn: Cân nhắc việc có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tham gia các hoạt động thể dục thể thao với tần suất điều độ.
>>> Xem video sau để biết thêm về Nguyên nhân, Dấu hiệu và Triệu chứng, Chẩn đoán và Điều trị bệnh Ung thư dạ dày.
Một số câu hỏi thường thắc mắc về việc khám tầm soát ung thư dạ dày
Cần chuẩn bị gì cho quá trình khám tầm soát ung thư dạ dày?
- Trang phục thuận tiện khi thăm khám giúp bạn dễ dàng trong quá trình kiểm tra sức khỏe.
- Hãy thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng thuốc tiêu hóa gần đây hoặc tiền sử dị ứng thuốc để họ có thông tin đầy đủ.
- Nếu có kế hoạch nội soi, nên chọn thời gian vào buổi sáng và nhịn ăn sáng trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày.
- Trong trường hợp nội soi cần gây mê, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 6-8 tiếng và chỉ được uống một ít nước lọc để tránh trào ngược vào phổi.
- Không hút thuốc lá và uống bia rượu ít nhất 24 tiếng trước khi đến khám, để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Tần suất nên khám tầm soát ung thư dạ dày là bao nhiêu lần một năm?
Tần suất khám tầm soát ung thư dạ dày phụ thuộc vào yếu tố rủi ro và lứa tuổi. Thường thì người trưởng thành và có nguy cơ cao nên khám ít nhất một lần mỗi năm. Tuy nhiên, người có yếu tố nguy cơ cao hơn có thể cần khám thường xuyên hơn.
Tầm soát ung thư dạ dày có giúp phát hiện được các loại ung thư khác không?
Tầm soát ung thư dạ dày có thể giúp phát hiện một số bệnh lý khác liên quan đến dạ dày như viêm loét, polyp, hay nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, để phát hiện các loại ung thư khác không liên quan đến dạ dày, cần thực hiện các phương pháp tầm soát khác phù hợp cho từng loại ung thư.
Khám tầm soát ung thư dạ dày ở đâu?
HỆ THỐNG ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN là một lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn khám tầm soát ung thư dạ dày. Chúng tôi cam kết về sự uy tín và có đội ngũ chuyên gia y tế có chuyên môn cao, sẵn sàng hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.
Tại đây được trang bị các thiết bị y tế hiện đại và sử dụng các phương pháp tầm soát mới nhất đã được chứng minh, để phát hiện bệnh sớm và cung cấp điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Hãy đến Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn để kiểm tra sức khỏe định kỳ và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Tóm lại, quy trình khám tầm soát ung thư dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm căn bệnh này, tăng cơ hội chữa trị thành công và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Vì vậy, hãy tìm đến những cơ sở y tế uy tín như HỆ THỐNG ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/