Khò khè ở trẻ nhỏ và cách phòng bệnh

Khò khè ở trẻ nhỏ và cách phòng bệnh

Khò khè ở trẻ nhỏ là một triệu chứng thường gặp. Tùy vào từng lứa tuổi và triệu chứng thì sẽ có chẩn đoán khác nhau và điều trị khác nhau.

Khò khè:

  • Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra trong quá trình hô hấp .Có thể xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở đường hô hấp trên và dưới .
  • Khò khè sẽ trở nên nghiêm trọng khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị ứ đàm và co thắt .

Khò khè ở trẻ nhỏ

Phân loại:

  • Do tắc nghẽn đường hô hấp trên : chủ yếu ứ đọng tiết dịch ở mũi, bệnh lý Tai Mũi Họng.
  • Do tắc nghẽn đường hô hấp dưới: hen xuyễn,viêm phế quản , viêm tiểu phế quản, viêm phải do hít ( Trào ngược thực quản dạ dày),sau sặc cháo bột , dị vật đường thở.

Chẩn đoán bệnh khò khè ở trẻ nhỏ:

  • Phải đưa bé đi khám ngay nếu thấy triệu chứng khò khè đi kèm dấu hiệu khó thở: Sốt, ho, khóc không ra tiếng, cánh mũi phập phồng, thở nhanh nông, da nhợt nhạt đôi khi môi tím, co lõm lồng ngực.
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (Đôi khi cần chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … ).
  • Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Chẩn đoán bệnh khò khè ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân:

  • Dị ứng.
  • Xuyễn và các bệnh liên quan bệnh phổi.
  • Trào ngược thực quản dạ dày.
  • Viêm nhiễm do vi trùng và siêu vi.

Điều trị: Theo chẩn đoán nguyên nhân mà bệnh có thể điều trị bệnh bằng:

  • Kháng sinh.
  • Kháng viêm.
  • Các yếu tố làm hạn chế nguyên nhân gây ra hoặc làm nặng triệu chứng khò khè ( Long đàm, chống trào ngược thực quản dạ dày,chống dị ứng….)
  • Điều trị các bệnh lý khác như dị vật mũi , đường thở, nếu ở trẻ lớn có bệnh lý VA hay Amidan.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị khò khè:

  • Chăm sóc vệ sinh mũi họng thường xuyên.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên.

  • Nếu trẻ đã được chẩn đoán là hen phế quản nên khám định kỳ ở BS chuyên khoa hô hấp.
  • Không nên tự ý mua thuốc và cho uống tan đàm,long đàm khi thấy bé khò khè.
  • Giữ vệ sinh môi trường trong sạch: khói bụi , khói thuốc lá từ người thân trong nhà.

Cách phòng bệnh khò khè ở trẻ nhỏ:

  • Chăm sóc mũi họng: nhỏ mũi trước khi bú, trước khi ngủ, trước và sau khi tắm.
  • Nếu trẻ trên 12 tháng không nén uống sữa,ăn trước khi ngủ ít nhất 60-90 phút.
  • Không nên cho trẻ bú no ngay khi đi ngủ.
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý nếu bé bị ói hoặc trớ thức ăn trào lên hốc mũi .
  • Nếu trẻ có bệnh lý TMH như viêm VA, viêm xoang,viêm Amidan nên được điều trị.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+