Các khối u ở cổ họng bao gồm những loại nào? Cách phòng ngừa hiệu quả
Các khối u lành tính tại cổ họng thường phát triển chậm và khó phát hiện do triệu chứng đơn giảm và giống như một tình trạng viêm mũi xoang mãn tính. Dù lành tính nhưng chúng lại khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu trong cuộc sống. Vậy làm cách nào để nhận biết các khối u ở cổ họng và phòng ngừa được hình thành loại u này không? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về u cổ họng qua bài viết dưới đây.
Nhận biết các loại khối u ở cổ họng lành tính
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là một trong số các dạng viêm họng mạn tính rất thường gặp, xảy ra sau các đợt viêm họng hạt cấp không được điều trị triệt để. Đây là khối u ở cổ họng có tính chất lành tính, có thể điều trị được.
Các dấu hiệu cho thấy người bệnh gặp phải viêm họng hạt như: cổ họng bị ngứa, niêm mạc đỏ bầm và nổi những cục có dạng hạt li ti màu đỏ hay màu hồng ở vòm họng do tổ chức bạch huyết phát triển mạnh, việc nuốt thức ăn bị vướng, đau khó chịu…
U xơ vòm mũi họng
U xơ vòm mũi họng là một loại u lành tính gặp ở tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi và thường gặp nhiều ở nam giới hơn là nữ giới.
U xơ thường có chân bám rộng ở vùng cửa mũi sau và phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt ở một bên mũi, sau đó tăng dần, khi khối u phát triển kích thước to ra lấp kín lỗ mũi và gây ngạt cả hai bên. Bệnh nhân nói giọng mũi kín, trong hốc mũi luôn có ứ đọng mũi nhầy.
Tuy là một u lành nhưng nếu để u xơ vòm mũi họng phát triển tự nhiên và không can thiệp sẽ gây ảnh hưởng lớn như:
- Làm sập hàm ếch và tiêu xương hàm trên của bệnh nhân.
- Khối u phát triển vào hố chân bướm hàm gây ảnh hưởng đến hoạt động nhai.
- Khối u tiến triển qua xoang sàng vào ổ mắt đẩy lồi nhãn cầu hoặc qua xoang sàng, xoang bướm phát triển vào nội sọ. Những tiến triển này thường gặp trong u xơ vòm thành bên thể Selileau.
Nếu nghi ngờ có khối u ở cổ họng do u xơ vòm mũi họng, nên thực hiện chụp CT hoặc MRI. Tránh sinh thiết để tránh chảy máu nhiều vì khối u bao gồm các mạch máu không có lớp cơ.
U nhú ở vòm họng
U nhú vòm họng chủ yếu gặp ở người lớn. Những dấu hiệu của khối u nhú lành tính ở vòm họng này là ngứa ở cổ họng, nuốt thức ăn bị vướng do các u nhú cản trở.
U nhú vòm họng có thể xuất hiện dưới dạng là khối sùi mềm, có nhiều múi ở amidan hay ở lưỡi gà của bệnh nhân.
>>> Ngoài u nhú vòm họng, đau vòm họng cũng là dấu hiệu nguy hiểm bạn cần lưu tâm
Polyp Amidan
Polyp amidan cũng là khối u ở cổ họng lành tính rất thường gặp, u này dính vào bằng một cuống ở đáy của amidan và được xem như là một amidan phụ.
Khi polyp còn nhỏ và nằm ở đáy amidan, khối u lành tính này sẽ không biểu hiện ra triệu chứng nào. Chúng được phát hiện ra khi bệnh nhân có thực hiện cắt amidan hoặc khi khám họng xuất phát từ những bệnh lý tai mũi họng khác.
Ngược lại, trường hợp polyp đã tăng kích thước trở nên to hơn và ở vị trí cao hơn, polyp sẽ làm ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn, và khiến người bệnh khó thở khi nằm.
U mạch máu
U mạch máu là khối u bẩm sinh thường thấy ở các bé gái. Dấu hiệu nhận biết u mạch máu là khối u có màu đỏ tím, bề mặt khối u gồ ghề và dễ gây chảy máu mũi từng đợt ở một bên mũi.
Viêm Amidan quá phát
Các biểu hiện cho thấy bệnh nhân mắc viêm amidan quá phát như đau họng, giọng nói ồm ồm, đục giọng, ngủ dễ ngáy, dễ bị nghẹn và nôn, nuốt thức ăn bị vướng,…
Đây là hiện tượng viêm amidan kéo dài khiến kích thước amidan to hơn cấu trúc bình thường, lâu ngày có thể có hốc, kèm theo mủ hôi với ranh giới rõ ràng. Viêm Amidan quá phát được coi là một khối u ở cổ họng lành tính.
U xơ vòm họng tổng hợp
Khối u vòm họng tổng hợp có hình dạng nang, sờ vào thấy chắc, vỏ dày và mặt nhẵn. Khối u này không dính vào xương hay niêm mạc, có thể di động. U tồn tại không gây ra cảm giác đau ở cổ họng hay loét niêm mạc. Khi kích thước u to mới gây ảnh hưởng đến việc nuốt và nói chuyện của bệnh nhân.
Khối u vòm họng tổng hợp thường được phát hiện ở màn hầu, nằm ở phía trên của amidan. Mặc dù có tính chất là lành tính nhưng với cấu trúc khá phức tạp thì khối u vòm họng tổng hợp lại được đánh giá là có khả năng ung thư hóa cao.
>>> Tài liệu sau nói về phương pháp điều trị về khối u cổ họng do ung thư vòm họng gây ra
Nguồn: International Journal of Health Systems and Medical Sciences
Cách chẩn đoán và điều trị các bệnh khối u ở cổ họng
Chẩn đoán
Khi nghi ngờ có khối u xuất hiện ở vòm mũi họng hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở cơ thể thì bệnh nhân không nên chủ quan. Khi chưa biết được chính xác tình trạng của khối u thì không nên tự ý mua thuốc điều trị, tránh các hệ lụy khác khi dùng thuốc không đúng cách.
Để xác định rõ nguyên nhân và tính chất khối u ở cổ họng và tình trạng bệnh, người bệnh cần đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thực hiện thăm khám lâm sàng có thể kết hợp thêm các phương pháp như nội soi tai mũi họng, chụp X-quang hay chụp CT vùng mũi xoang,… Kết quả từ các phương pháp này sẽ hỗ trợ các bác sĩ đưa ra được kết luận chính xác về tình trạng khối u và đưa ra được hướng điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho từng bệnh nhân.
>>> Vì sao phải siêu âm cổ họng? Thực hiện siêu âm cổ họng để nhận biết ung thư vòm họng
Điều trị
Hiện nay, phương pháp chính được áp dụng trong điều trị khối u ở cổ họng là sử dụng thuốc hoặc phương pháp xâm lấn lấy bỏ khối u.
Cách phòng ngừa các khối u ở cổ họng hiệu quả
Một số biện pháp giúp bạn có thể tham khảo để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ xuất hiện khối u lành tính ở cổ họng như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ không gian sống trong nhà ở, môi trường sống xung quanh như hiên nhà, vườn, ao,…
- Với những người có công việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì cần trang bị đầy đủ những trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho cơ thể.
- Không sử dụng thuốc lá và tránh việc hút thuốc lá thụ động bằng cách tránh xa người hút thuốc.
- Không lạm dụng rượu bia, hạn chế tối đa sử dụng những đồ uống này sẽ góp phần rất lớn vào ngừa khối u ở cổ họng.
- Không nên chế biến thức ăn quá mặn và hạn chế sử dụng các loại đồ hộp được chế biến sẵn khi không thực sự cần thiết.
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức, đều đặn hàng ngày để góp phần tăng cường sức đề kháng, sức khỏe luôn dẻo dai.
- Chú ý đi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc mỗi năm hai lần.
Gói tầm soát ung thư ở vòm họng
Do u ở cổ họng tiến triển rất chậm nên bệnh nhân thường đến trễ và có trường hợp đã có biến chứng biến dạng khuôn mặt, khiến cho điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp u tiến triển thành ung thư vòm họng gây nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy tầm soát bệnh thường xuyên là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc khá cao, bệnh khó phát hiện sớm, khi các triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng thì đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị mang lại hiệu quả thấp cho người bệnh. Ung thư ở vòm họng cần được tầm soát và theo dõi sớm, đặc biệt ở các đối tượng sau:
- Nam và nữ trên 30 tuổi.
- Gia đình có người thân đã mắc ung thư vòm họng.
- Những người hút thuốc lá nhiều, thường xuyên uống rượu bia.
- Những người có các triệu chứng bất thường xảy ra thường xuyên như chảy máu cam không rõ nguyên nhân, đau đầu, chóng mặt, ù tai, nghẹt mũi, có khối u ở cổ họng, u hạch vùng cổ.
>>> Xem video sau biết thêm về làm thế nào để kiểm tra ung thư vòm họng qua sinh thiết học
Một số thắc mắc về vấn đề khối u ở cổ họng
Tại sao u xơ vòm mũi họng thường gặp chủ yếu ở nam giới đang trong giai đoạn dậy thì?
U xơ vòm mũi họng hiện vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân nhưng nhiều khả năng cho thấy liên quan đến nội tiết.
Ở tuổi dậy thì, tuyến nội tiết của chúng ta hoạt động mạnh. Đặc biệt là tuyến yên, có thể gây ảnh hưởng khiến rối loạn cốt hóa xương nền sọ, gây ra u xơ vòm mũi họng.
Khối u máu lành tính sau khi đốt có bị tái phát không?
U máu nếu nhỏ thì đốt, nếu kích thước lớn thì thắt và cắt u máu. Trường hợp u máu lấy được toàn bộ thì không tái phát, nếu không có thể tái phát.
Do vậy cần phát hiện sớm và điều trị sớm để việc điều trị được dễ dàng và dứt điểm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện đốt hoặc cắt u máu an toàn, hiệu quả.
Tại sao khó phát hiện khối u ở cổ họng của trẻ em?
Ở trẻ em cấu trúc xoang nhỏ và chưa phát triển hoàn chỉnh, và đồng thời lứa tuổi này rất hay gặp phải nhiễm khuẩn hô hấp, tình trạng này làm lu mờ bệnh cảnh lâm sàng của các khối u ở cổ họng.
Như vậy, các khối u lành tính ở cổ họng rất đa dạng, hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho mọi người biết được những phương pháp trong chẩn đoán khối u ở cổ họng, điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu cần hỗ trợ thêm về các dịch vụ khám chữa bệnh, vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được tư vấn bởi các nhân viên y tế sớm nhất nhé.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/