Liệt Dây Thanh Quản

Nguyên nhân & Cách điều trị bệnh liệt dây thanh quản hiệu quả

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Liệt dây thanh quản nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó nếu có những biểu hiện như đau họng khi nuốt thức ăn, hụt hơi, khàn tiếng, nghẹt thở… hãy đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời.

Thế nào là bị liệt dây thanh quản?

Dây thanh quản hay còn gọi là dây thanh âm giúp tạo ra các phát âm, ngăn chặn đồ ăn, đồ uống cũng như bảo vệ đường thở và nước bọt xâm nhập vào thực quản. Liệt dây thanh quản là rất có thể là do dây thần kinh bị tổn thương gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Theo đó các hoạt động như hắt hơi, ho sẽ diễn ra ngắt quãng dẫn đến sự tích tụ các chất lỏng và gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Sơ đồ cấu tạo thanh quản
Cấu tạo và vị trí của dây thanh quản

Thông thường, liệt dây thanh quản được chia thành 2 dạng sau: Liệt dây thanh quản 1 bên và liệt dây thanh quản 2 bên.

Liệt dây thanh quản, còn được gọi là liệt dây thần kinh thanh quản tái phát hoặc liệt dây thanh âm, là một chấn thương đối với một hoặc cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược (RLN) (là một nhánh của dây thần kinh phế vị), kiểm soát tất cả các cơ nội tại của thanh quản ngoại trừ cơ nhẫn giáp

>>> Tìm hiểu thêm thanh quản nằm ở đâu? Vai trò và các bệnh liên quan

Dấu hiệu nhận biết liệt dây thanh quản

Khi bị liệt dây thanh toán, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Khàn giọng, nói không rõ
  • Thay đổi giọng nói, giọng trở nên trầm đặc hơn rất khó nghe và nói giống như tiếng thì thầm lớn
  • Giọng nói nhỏ hơn bình thường hoặc không phát ra tiếng nói
  • Hơi thở khò khè, khó chịu
  • Phản xạ ở khu vực hầu họng bị mất
  • Khi nuốt chất lỏng hoặc chất rắn rất dễ bị sặc
  • Hụt hơi khi nói
  • Hít vào cảm thấy khó khăn
Dấu hiệu liệt dây thanh quản thường gặp
Dấu hiệu liệt dây thanh quản thường gặp

Nguyên nhân khiến bạn bị liệt dây thanh quản

Nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thanh quản đó là do những tổn thương về mặt thần kinh. Những tổn thương này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là:

  • Do đột quỵ: Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây ra liệt dây thanh quản. Khi tế bào não chết do thiếu máu lên não, trong trường hợp nếu tế bào này liên quan đến hoạt động của dây thanh quản sẽ khiến cho dây thanh quản bị tê liệt.
  • Do chấn thương ở ngực hoặc cổ: Ngực và cổ nằm nằm gần khu vực thanh quản. Theo đó, những chấn thương do đột quỵ khiến cho các dây thần kinh phục vụ cho dây thanh quản bị tê liệt.
Chấn thương ở vùng cổ có thể là nguyên nhân gây liệt dây thanh quản
Chấn thương ở vùng cổ có thể là nguyên nhân gây liệt dây thanh quản
  • Do khối u: Khối u lành tính hoặc ác tính có thể phát triển bên trong hoặc xung quanh sụn, dây thần kinh và cơ của dây thanh quản và gây tê liệt.
  • Do chấn thương dây thanh quản: Trong trường hợp thực hiện các ca phẫu thuật ở khu vực cổ và ngực như thực quản, tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản.
  • Do viêm hoặc sẹo ở khu vực khớp của dây thanh quản: Một số dạng viêm nhiễm như lupus ban đỏ, Varicella Zoster, u hạt sarcodisis…

>>> Viêm họng thanh quản cấp, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Phương pháp chẩn đoán liệt dây thanh quản?

Dựa theo những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán về chứng liệt dây thanh quản bằng cách thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Điện cơ thanh quản (LEMG): Bác sĩ sẽ tiến hành đo dòng điện trong cơ thanh quản bằng cách đưa một cây kim nhỏ vào cơ dây thanh âm thông qua vùng da cổ. Sau đó sẽ đo lực của tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ kiểm soát nếp gấp của dây thanh quản.
  • Nội soi: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài, mỏng để có thể soi dây thanh quản. Thiết bị camera sẽ được gắn vào ống để có thể quan sát dây thanh quản.
Bác sĩ nội soi chẩn đoán liệt dây thanh quản cho bệnh nhân
Bác sĩ nội soi chẩn đoán liệt dây thanh quản cho bệnh nhân
  • Một vài xét nghiệm khác: Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tê liệt, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác như chụp CT, X-quang, cộng hưởng từ MRI.

Những yếu tố tăng nguy cơ liệt dây thanh quản

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ liệt dây thanh quản có thể kể đến như:

Đã từng phẫu thuật ở khu vực ngực, cổ họng: Việc sử dụng các ống thở trong phẫu thuật tuyến giáp, ngực, cổ có thể làm tăng nguy cơ gây liệt dây thanh quản.

Tình trạng sức khỏe thần kinh: Theo các bác sĩ, những người mắc các bệnh lý về thần kinh như Parkinson hay đa xơ cứng có thể làm tăng nguy cơ liệt dây thanh âm.

>>> Hạt xơ dây thanh quản, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Parkinson gây liệt dây thanh quản
Một trong những nguyên nhân gây liệt dây thanh quản là do bênh Parkinson

Cách điều trị liệt dây thanh quản

Liệt dây thanh quản đã có phác đồ điều trị được thực hiện tại các cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định do đó bạn tuyệt đối không tự ý thực hiện bất kỳ phương pháp nào mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh như triệu chứng, thời gian liệt, việc điều trị liệt dây thanh quản sẽ được thực hiện theo các phương pháp khác nhau, bao gồm:

Phương pháp trị liệu bằng ngữ âm (giọng nói)

Với những trường hợp bị nhẹ sẽ thực hiện trị liệu bằng giọng nói. Đây là phương thức vật lý trị liệu cho các cơ lớn bị liệt. Theo đó, bệnh nhân sẽ thực hiện một số bài tập để giúp cải thiện hơi thở, ngăn chặn các căng thẳng bất thường ở những nhóm cơ gần khu vực dây thanh quản và kiểm soát giọng nói.

Phương pháp điều trị liệt dây thanh quản này phù hợp với những trường hợp nhẹ
Phương pháp điều trị liệt dây thanh quản này phù hợp với những trường hợp nhẹ

Phương pháp phẫu thuật

Nếu phương pháp trị liệu bằng giọng nói không đem lại hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật. Sử dụng phương pháp này sẽ có một số lựa chọn phẫu thuật sau:

  • Tái định vị dây thanh quản: Bác sĩ sẽ tiến hành định hình lại nếp gấp của dây thanh âm từ đó chức năng giọng nói được cải thiện đáng kể.
  • Tiêm chất làm đầy: Trong trường hợp cơ dây âm thanh bị yếu do liệt dây thần kinh, bác sĩ sẽ tiêm chất béo, chất là đầy dây thanh quản hoặc collagen giúp cơ dây hoạt động dễ dàng hơn khi nói, nuốt.
  • Phẫu thuật chỉnh hình sụn giáp Isshiki: Type 1 thyroplasty

>>> Tìm hiểu thêm về liệt dây thanh quản qua tài liệu sau:

Nguồn: MSD Manual

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khàn giọng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của liệt dây thanh quản. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ qua triệu chứng này và lầm tưởng rằng đây chỉ là biểu hiện bình thường của đau họng, nói quá nhiều… và không đi khám cho đến khi bệnh phát nặng hơn.

Trong trường hợp bị khàn giọng kéo dài từ 2-3 tuần không rõ nguyên nhân hoặc có sự thay đổi về giọng nói hãy đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh. Rất nhiều trường hợp đi khám thì đã vào giai đoạn muộn và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Nếu có những biểu hiện liệt dây thanh quản hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn
Nếu có những biểu hiện liệt dây thanh quản hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Cách phòng ngừa bệnh liệt dây thanh quản

Theo các chuyên gia, để phòng tránh liệt dây thanh quản bạn cần chú ý những điều sau:

Khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ giúp sớm phát hiện bệnh để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời tránh trường hợp biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, rất nhiều người thường bỏ qua việc này và hậu quả để lại rất nặng nề. Cũng giống như thận, tim, gan… tai mũi họng cũng đóng vai trò quan trọng và cần được thăm khám theo định kỳ hàng năm.

Hạn chế tối đa nói nhiều, nói liên tục trong thời gian dài

Nói quá nhiều với âm lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng khàn tiếng. Nếu không điều chỉnh lại kịp thời sẽ gây ra những tổn thương cho dây thanh quản. Với những người có công việc đặc thù phải nói nhiều như kinh doanh, giáo viên, ca sĩ… cần đặc biệt chú ý.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, bạn cũng nên chú ý chế độ ăn uống bằng cách hạn chế các chất kích thích, tăng cường rau củ, hoa quả, uống nhiều nước.

Những điều cần chú ý phòng tránh liệt dây thanh quản
Những điều cần chú ý phòng tránh liệt dây thanh quản

Chăm sóc người bị liệt dây thanh quản như thế nào?

Liệt dây thanh quản ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày do đó việc chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi cũng rất quan trọng, nhất là với những trường hợp phải thực hiện phẫu thuật.

Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị liệt dây thanh quản:

  • Động viên tinh thần: Để giúp người bệnh yên tâm hơn trong quá trình điều trị, hãy động viên tinh thần và chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nhắc nhở luyện tập âm ngữ hàng ngày: Việc thực hiện luyện tập âm ngữ theo chỉ định của bác sĩ giúp cải thiện khả năng nói và thở do đó cần phải theo dõi hàng ngày.

>>> Xem video về Sống Khỏe – Viêm thanh quản của B.S Minh Hải Kỳ

Các câu hỏi thắc mắc về tê liệt dây thanh quản

Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp và giải đáp về liệt dây thanh quản cho bạn tham khảo:

Liệt dây thanh quản có nói được không?

Trong những trường hợp nghiêm trọng, liệt dây thanh quản khiến cho người bệnh bị hụt hơi, nói không thành tiếng. Tuy nhiên, thông thường nếu ở giai đoạn nhẹ thì vẫn có thể nói được nhưng giọng nói có thể bị khàn, khó nghe do đó việc phát hiện bệnh sớm là điều vô cùng quan trọng.

Liệt dây thanh quản có nguy hiểm không?

Liệt dây thanh quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tùy theo từng trường hợp sẽ có người bệnh gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau.

Nếu triệu chứng nặng, người bệnh sẽ phải đối diện với các vấn đề về hô hấp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Liệt dây thanh quản có hồi phục được không?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Liệt dây thanh quản hoàn toàn có thể phục hồi được bằng các điều trị bằng giọng nói hoặc phẫu thuật.

Địa chỉ điều trị liệt dây thanh quản tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Khi xuất hiện những dấu hiệu liệt dây thanh quản hay những vấn đề về tai mũi họng, bạn hãy nhanh chóng đến các các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, bệnh liệt dây thanh quản hoàn toàn có thể điều trị khỏi giúp người bệnh nhanh chóng lấy hồi phục.

Tại khu vực TP.HCM, bạn có thể đến khám trực tiếp tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn ở các chi nhánh trên đường Trịnh Văn Cấn, Quận 1 và Lê Văn Lương, Quận 7.

Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn có nhiều năm kinh nghiệm
Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn có nhiều năm kinh nghiệm

Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện chẩn đoán bệnh lý dây thanh bằng máy Stroboscope của hãng Xion (Đức) và là bệnh viện đầu tiên thực hiện khám nội soi thường quy cả 3 vùng Tai – Mũi – Họng. Đặc biệt, bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn sử dụng hệ thống máy nội soi của Olympus (Nhật)  và Karl – Storz (Đức) giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Ngoài ra, Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn còn quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tai mũi họng đầu ngành, có tâm với nghề luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp bệnh viên yên tâm hơn trong quá trình khám và điều trị.

Liệt dây thanh quản hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện kịp thời. Để được tư vấn và đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn theo thông tin dưới đây nhé!

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+