Mọc răng khôn hàm trên: Triệu chứng, nên làm gì, khi nào nên nhổ
Răng khôn là những chiếc răng mọc muộn nhất trong cung hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17-25. Đặc biệt, mọc răng khôn hàm trên có thể gây ra nhiều vấn đề như đau nhức, viêm nhiễm hoặc mọc lệch, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng khôn hàm trên mọc như thế nào? Làm sao để nhận biết các triệu chứng bất thường? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Răng khôn mọc ở hàm trên là như thế nào?
Thông thường, quá trình mọc răng khôn không diễn ra liền mạch mà chia thành nhiều giai đoạn. Khi răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ trong khoảng 2 – 3 đợt mọc đầu tiên. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc xéo, mọc ngang hoặc mọc ngầm dưới nướu, cơn đau có thể dữ dội hơn, kèm theo sưng viêm và tác động tiêu cực đến răng lân cận.
Trong nhiều trường hợp, mọc răng khôn ở hàm trên có xu hướng dễ dàng hơn so với hàm dưới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng không gây ra vấn đề. Một số người có thể gặp tình trạng viêm nướu, đau nhức hoặc răng khôn mọc xiêng nhẹ khiến hàm răng bị xô lệch. Trong khi đó, răng khôn hàm dưới lại có nguy cơ mọc ngầm hoặc mọc ngang cao hơn, dẫn đến áp lực lớn lên các răng bên cạnh, gây đau dữ dội và có thể cần can thiệp nha khoa để xử lý.

Khi nào cần nhổ răng khôn mọc ở hàm trên?
Không phải ai cũng cần phải nhổ răng khôn, tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc loại bỏ răng khôn là điều cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về răng miệng. Dưới đây là những tình huống phổ biến mà bạn nên cân nhắc nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài:
- Mọc răng khôn hàm trên hoặc hàm dưới bị lệch, mọc ngang: Khi răng khôn mọc sai vị trí, chúng có thể gây chèn ép và làm bị thương các răng lân cận. Điều này không chỉ làm xô lệch cấu trúc hàm mà còn gây đau nhức, khó chịu. Trong trường hợp này, nhổ răng khôn là giải pháp tối ưu để ngăn ngừa biến chứng như viêm lợi, sâu răng kế cận hay thậm chí là ảnh hưởng đến khớp cắn.
- Răng khôn gây viêm nhiễm tái phát: Một trong những vấn đề phổ biến nhất của răng khôn là gây viêm nướu, sưng lợi và nhiễm trùng định kỳ. Nếu bạn thường xuyên bị viêm quanh răng khôn kèm theo đau đớn, sốt hoặc có mủ, thì việc nhổ răng khôn sẽ giúp chấm dứt tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Nó còn giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như áp-xe hoặc viêm mô tế bào.
- Răng khôn gây đau nhức kéo dài: Khi răng khôn gây áp lực lên dây thần kinh hoặc mô mềm xung quanh có thể gây ra đau đớn kéo dài. Việc nhổ răng khôn trong trường hợp này sẽ giúp loại bỏ cơn đau tận gốc, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Răng khôn mọc không hoàn toàn: Răng khôn mọc một phần hoặc bị kẹt dưới nướu có nguy cơ tạo thành túi lợi. Nó chính là nơi vi khuẩn dễ dàng tích tụ, gây viêm nhiễm và sâu răng. Nếu răng khôn không thể mọc lên hoàn toàn, bạn nên cân nhắc việc nhổ bỏ để tránh các biến chứng nguy hiểm về răng miệng.

Dấu hiệu nhận biết răng khôn hàm trên
Khi răng khôn bắt đầu trồi lên, bạn có thể gặp phải một số tình trạng khó chịu. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất giúp bạn nhận biết mọc răng khôn hàm trên:
- Đau nhức vùng cuối hàm: Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào hướng mọc của răng khôn. Đôi khi, cảm giác đau có thể lan đến vùng thái dương hoặc tai.
- Sưng đỏ nướu quanh răng khôn: Khi răng khôn nhú lên, nướu xung quanh thường bị viêm, sưng tấy và có thể nhạy cảm khi chạm vào. Điều này khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.
- Khó há miệng, đau khi nhai: Răng khôn mọc lệch hoặc chen chúc có thể gây cảm giác khó mở miệng, đau khi nhai, đặc biệt là khi ăn thức ăn cứng hoặc dai.
- Hôi miệng, vị khó chịu trong miệng: Nếu răng khôn bị kẹt một phần dưới nướu, mảng bám và thức ăn có thể tích tụ gây viêm nhiễm, dẫn đến mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi: Một số trường hợp mọc răng khôn có thể đi kèm với sốt nhẹ do phản ứng viêm, khiến cơ thể uể oải, chán ăn.
- Giảm cảm giác ngon miệng: Tình trạng sưng nướu khiến việc nhai nuốt trở nên đau đớn, làm giảm cảm giác ngon miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày.
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp. Việc này giúp tránh các biến chứng về răng miệng không đáng có.

Thời gian mọc răng khôn hàm trên
Mọc răng khôn thường theo từng giai đoạn, không xuất hiện đồng loạt mà trồi lên từng đợt. Do đó, quá trình này kéo dài và có thể gây cảm giác đau nhức, khó chịu, đặc biệt nếu răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc ngang.
Thời gian mọc răng khôn hàm trên có sự khác biệt giữa từng người, dao động từ vài tháng đến vài năm. Trung bình, mỗi đợt nhú răng có thể cách nhau từ 1-2 tháng. Trong một số trường hợp, thời gian giữa các đợt mọc có thể kéo dài đến 1-2 năm. Quá trình hoàn thiện một chiếc răng khôn thường mất từ 4-5 năm.
Nếu răng khôn mọc thẳng, cơn đau chủ yếu xảy ra trong 2-3 đợt đầu tiên khi răng nhú lên, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, tình trạng đau nhức có thể kéo dài hơn, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhai và gây viêm nhiễm nướu.
Răng khôn hàm trên có gây nguy hiểm không?
Răng khôn mọc lệch là tình trạng phổ biến có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là một số nguy cơ thường gặp:
- Trong nhiều trường hợp, răng khôn không có đủ không gian để mọc thẳng, dẫn đến tình trạng mọc nghiêng, chen chúc hoặc chỉ trồi lên một phần. Điều này không chỉ gây áp lực lên các răng lân cận mà còn có thể làm sai lệch cấu trúc toàn bộ hàm răng.
- Mọc răng khôn hàm trên bị lệch thường gây đau nhức kéo dài, thậm chí có thể sưng viêm vùng lợi xung quanh. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Do vị trí nằm sâu trong cung hàm, răng khôn rất khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng, viêm nha chu và tình trạng hôi miệng dai dẳng. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể lây lan sang các răng khác, thậm chí gây mất răng.
- Một số trường hợp răng khôn hàm trên mọc chéo hoặc hướng vào răng số 7, tạo ra lực chèn ép mạnh khiến răng này bị thương tổn, yếu dần và có nguy cơ lung lay, gãy rụng.
- Khi răng khôn mọc không hoàn toàn, vùng nướu xung quanh có thể tạo thành túi lợi, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được kiểm soát, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng, ảnh hưởng đến cả xương hàm và các mô mềm xung quanh.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên khi mọc răng khôn hàm trên hãy đến ngay phòng khám nha khoa để được bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt thăm khám và tư vấn phương án điều trị kịp thời. Việc loại bỏ răng khôn mọc lệch sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Tại sao mọc răng khôn hàm gây đau, khó chịu?
Nhiều người thường băn khoăn tại sao khi răng khôn hàm trên mọc lại gây ra những cảm giác đau buốt và khó chịu kéo dài. Trên thực tế, thời điểm răng khôn bắt đầu nhú lên cũng là lúc cấu trúc xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, trở nên cứng chắc và lớp nướu dày bao phủ toàn bộ bề mặt.
Do đó, quá trình mọc răng khôn thường gây đau nhức âm ỉ, đôi khi dữ dội, kéo dài cho đến khi răng mọc hoàn thiện. Hơn nữa, vì các răng khác trên cung hàm đã sắp xếp ổn định từ trước, không gian dành cho răng khôn rất hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc xiên, thậm chí mọc ngầm hoặc bị kẹt dưới nướu. Những trường hợp này không chỉ làm tăng mức độ đau nhức mà còn gây cản trở trong việc ăn uống, vệ sinh răng miêng. Nó còn có thể dẫn đến viêm nhiễm, sưng nướu hoặc sâu răng.

Cách giảm nhẹ cơn đau của răng khôn hàm trên
Khi mọc răng khôn hàm trên, bạn có thể cảm thấy đau nhức, sưng viêm và khó chịu. Để giảm nhẹ các triệu chứng này, một số biện pháp sau có thể giúp ích:
- Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách: Thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để không gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Dùng thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu răng khôn hàm trên bị nhiễm trùng, bạn có thể gặp các triệu chứng như sưng tấy, đau nhức kéo dài hoặc có mủ. Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Chườm lạnh để giảm đau và sưng: Chườm đá lạnh là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm viêm và đau răng. Bạn chỉ cần đặt vài viên đá vào túi chườm hoặc khăn sạch, sau đó áp nhẹ lên vùng má gần vị trí răng đau trong khoảng 2 phút. Thực hiện 5-10 lần mỗi ngày sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Cần làm gì khi mọc răng khôn hàm trên?
Mọc răng khôn hàm trên thường đi kèm với cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí có thể gây viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiều người băn khoăn không biết phải làm gì để giảm đau và hỗ trợ quá trình mọc răng khôn diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là những cách giúp bạn chăm sóc răng miệng khi mọc răng khôn hiệu quả:
Thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa
Nếu bạn bị sưng đau kéo dài khi mọc răng khôn, tốt nhất nên đến phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng. Việc thăm khám giúp xác định liệu răng khôn có mọc lệch, mọc ngầm hay không và đưa ra phương án xử lý phù hợp. Bác sĩ cũng có thể tư vấn về chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng để hạn chế viêm nhiễm và giảm thiểu cơn đau.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Duy trì vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa vi khuẩn tấn công vùng lợi đang mọc răng khôn. Bạn nên:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng làm sạch răng để tránh tổn thương vùng nướu nhạy cảm.
- Sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ để loại bỏ mảng bám ở các kẽ răng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch khoang miệng, giảm sưng viêm.
- Hạn chế dùng tay chạm vào vùng răng khôn đang mọc để tránh nhiễm khuẩn.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Thực phẩm bạn tiêu thụ có ảnh hưởng lớn đến quá trình mọc răng khôn hàm trên. Để giảm đau và tránh tổn thương vùng răng đang mọc, bạn nên:
- Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa, sinh tố hoa quả giúp bổ sung dinh dưỡng mà không gây áp lực lên răng.
- Tránh ăn thực phẩm cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm vùng nướu thêm đau nhức.
- Không nhai thức ăn trực tiếp ở khu vực mọc răng khôn để tránh gây đau và kích thích viêm nhiễm.
Dấu hiệu răng khôn hàm trên mọc bất thường
Nếu bạn gặp các dấu hiệu bất thường khi mọc răng khôn hàm trên, hãy nhanh chóng thăm khám nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn hướng xử lý phù hợp. Việc chậm trễ có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số triệu chứng cần đặc biệt lưu ý:
- Răng khôn gây đau nhức dữ dội kèm sưng tấy, viêm nhiễm: Đây có thể là dấu hiệu của viêm lợi trùm hoặc nhiễm trùng vùng nướu xung quanh răng khôn.
- Chán ăn, ăn uống khó khăn do răng khôn mọc sai vị trí: Khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, áp lực từ răng có thể làm đau nướu, gây khó chịu khi nhai.
- Cứng hàm, khó mở miệng hoặc đau lan sang tai, đầu: Nếu cảm thấy căng cứng khớp hàm, khó há miệng hoặc đau lan rộng, có thể răng khôn đang chèn ép dây thần kinh hoặc gây viêm khớp thái dương hàm.
Những câu hỏi thường gặp về vấn đề mọc răng khôn hàm trên
Răng khôn hàm trên mọc khi nào?
Răng khôn hàm trên mọc khi cung hàm đã phát triển hoàn chỉnh và các răng vĩnh viễn khác đã ổn định. Tuy nhiên, do không gian còn lại trên cung hàm thường rất hạn chế, cùng với mô nướu dày và chắc, răng khôn dễ gặp tình trạng mọc lệch, mọc ngầm hoặc không trồi lên đúng vị trí. Điều này có thể gây ra các vấn đề như sưng viêm, đau nhức và ảnh hưởng đến cấu trúc răng kế cận.

Răng khôn mọc lệch không gây đau có nên nhổ
Mọc răng khôn hàm trên dù không gây đau ngay lập tức, nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng, như viêm nhiễm, sâu răng hoặc làm xô lệch hàm. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo nên nhổ răng khôn sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn, hạn chế đau nhức và rủi ro viêm nhiễm, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật răng khôn.
Nhổ răng khôn hàm trên có đau không
Cảm giác đau khi nhổ răng khôn sẽ khác nhau ở từng người, tùy vào ngưỡng chịu đau và tình trạng răng miệng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức trong suốt quá trình nhổ răng. Đối với nhiều người, việc nhổ răng khôn diễn ra khá nhẹ nhàng, gần như không đau. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cảm thấy ê buốt hoặc khó chịu nhẹ sau khi thuốc tê hết tác dụng.
Nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên giá bao nhiêu
Tại Khoa Nha của Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIG), chi phí nhổ răng khôn thường dao động trong khoảng 2.500.000 – 4.000.000 VNĐ/răng hoặc có thể cao hơn, tùy thuộc vào độ khó của răng, hướng mọc cũng như tình trạng răng miệng hiện tại. Một số trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc viêm nhiễm có thể khiến chi phí điều trị tăng lên do cần can thiệp phức tạp hơn.
Để biết chính xác mức giá nhổ răng khôn phù hợp với tình trạng của mình, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chụp X-quang và tư vấn cụ thể.
Dịch vụ nhổ răng khôn tại SIG đảm bảo an toàn và chuyên nghiệp với các tiêu chuẩn hàng đầu. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ Nhật Bản. Đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn đồng thời đã tu nghiệp tại Pháp, Đức, Mỹ. Bên cạnh đó, khách hàng còn được hỗ trợ thanh toán bảo hiểm từ các đơn vị lớn như PVI, Bảo Việt, VBI, Liberty, Insmart,… giúp giảm bớt áp lực tài chính. Sau khi nhổ răng khôn, khách hàng được hướng dẫn chi tiết về chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống và vệ sinh đúng cách, giúp vết thương nhanh lành, giảm đau và hạn chế biến chứng.

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hàm trên
Sau khi nhổ răng khôn hàm trên, việc chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp vết thương mau lành mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ:
- Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên áp túi đá lạnh lên vùng má ngoài vị trí nhổ răng khoảng 15-20 phút mỗi lần, nghỉ 5-10 phút rồi tiếp tục. Điều này giúp giảm sưng, hạn chế tình trạng bầm tím và giảm đau hiệu quả.
- Trong ngày đầu tiên, không nên súc miệng quá mạnh hoặc khạc nhổ nhiều để tránh làm bong cục máu đông tại vị trí nhổ răng. Thay vào đó, sau 24 giờ, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha muối loãng để giữ vệ sinh khoang miệng.
- Ưu tiên các loại thức ăn mềm như cháo, súp, sữa chua, khoai tây nghiền để tránh tác động mạnh lên vùng vết thương. Tránh ăn đồ cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm kích thích và gây đau nhức.
- Không nhai trực tiếp ở vùng răng vừa nhổ để tránh làm tổn thương mô nướu.
- Nên kiêng hút thuốc lá và rượu bia ít nhất 5-7 ngày sau khi nhổ răng.
- Uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo đúng chỉ định để kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp vào vùng vừa nhổ răng.
- Nếu có dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, đau nhức dữ dội hoặc sưng viêm, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Mọc răng khôn hàm trên là một giai đoạn tự nhiên trong quá trình phát triển răng miệng. Tuy nhiên, nếu không theo dõi kỹ lưỡng, răng khôn có thể gây đau nhức, sưng viêm và nhiều biến chứng khác. Hiểu rõ về dấu hiệu mọc răng khôn, các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm cần can thiệp nha khoa sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/