Ngứa Họng Ho Khan

Ngứa họng ho khan có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Ngứa họng là triệu chứng khởi phát dẫn đến ho khan. Ngứa họng ho khan kéo dài không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà tiếng ho còn khiến những người xung quanh cảm thấy phiền. Khi ho ngứa họng nhiều, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa dứt điểm bệnh ho ngứa họng qua bài viết sau đây.

Bệnh ngứa họng ho khan lâu dài nguyên nhân do đâu?

Xung quanh môi trường sống của chúng ta có rất nhiều tác nhân dễ tác động đến cơ thể gây ra ngứa họng và ho khan.

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngứa cổ họng. Viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi hoặc do tác động của các căn nguyên như bụi trong không khí, lông thú, phấn hoa, khói thuốc,….Các biểu hiện điển hình như ngứa mũi, ngứa họng và hắt xì liên tục. Ngứa họng nhiều gây ra ho khan rất mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ngứa họng ho khan
Ho khan viêm phế quản, viêm cổ họng và thanh quản do virus gây ra

Dị ứng với thực phẩm ăn thường ngày, phổ biến là hải sản, một số loại sữa, trứng và thịt,…. Những người bị dị ứng với những thực phẩm này thường ngứa ở khoang miệng và lan xuống ngứa họng.

Dị ứng với thuốc penicillin hoặc một số loại kháng sinh khác gây ra triệu chứng ngứa họng sau khi uống thuốc. Một số triệu chứng khác đi kèm với ngứa họng là phát ban, ngứa tai, buồn nôn và nôn, tiêu chảy,…. Ngoài ra, một số thuốc chữa bệnh cũng có tác dụng phụ là ngứa họng.

Nhiễm vi khuẩn và virus ở đường hô hấp, tuy nhiên hầu như ngứa họng do virus hay vi khuẩn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Điều trị sớm loại bỏ tác nhân gây bệnh là sẽ bình thường. Nhưng nếu để lâu không điều trị thì nguy cơ bội nhiễm rất cao. Lúc này cần bác sĩ khám và kê thuốc kháng sinh mạnh để trị dứt điểm. Các triệu chứng đi kèm với ho ngứa họng là sốt, đau nhức mình mẩy, đau đầu, ngạt mũi,…

Cơ thể mất nước do vận động quá sức hay không uống đủ nước cũng khiến cho cổ họng bị khô và gây ra ho khan.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản mạn tính có triệu chứng điển hình là ngứa cổ họng. Các triệu chứng khác của bệnh là khó nuốt, nóng rát ở cổ họng, viêm thanh quản, miệng ăn có vị lạ và men răng bị mòn đi,…

Ngứa họng liên tục gây ra kích ứng đường hô hấp và tiến triển thành ho khan, tình trạng ho khan khá khó tự điều trị do khó xác định nguyên nhân chính xác.

Ngứa cổ họng ho khan nghĩa là cảm giác khó chịu ở phía sau cổ họng, cảm giác có khối u, có vật gì đó mắc kẹt ở phía sau cổ họng hoặc có thể là cảm giác có bụi trong cổ họng.

>>> Tìm hiểu về một số bài họ trị ho, ngứa cổ họng qua tài liệu sau:

Nguồn: Pamela Colleen LaVinKa and Xingzhong Dong

Ngứa họng ho khan là triệu chứng của bệnh gì?

Ngứa họng ho khan là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, do đây là triệu chứng khá dễ thấy ở nhiều trình trạng bệnh lý. Đặc biệt là các bệnh lý xảy ra ở tai mũi họng.

Bị cảm lạnh

Khi nhiễm virus hay vi khuẩn từ các đợt giao mùa, bệnh nhân dễ mắc cảm cúm và biểu hiện bởi triệu chứng ho khan và ngứa họng. Khi bị cảm, người bệnh thường gặp các triệu chứng này vào buổi đêm hoặc ngay cả trong giấc ngủ. Kèm theo là sổ mũi, nhức đầu, sốt nhẹ,… Tuy nhiên, bệnh sẽ nhanh khỏi nếu như nghỉ ngơi và bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng.

>>> Cổ họng bị đau, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngứa họng ho khan do cảm lạnh
Bị cảm lạnh là nguyên nhân gây ra ngứa họng ho khan

Viêm mũi dị ứng

Ở những người bị viêm mũi dị ứng, họ không chỉ bị khó chịu bởi tình trạng hắt hơi liên tục, ngứa mũi mà còn ngứa họng và ho khan nữa. Ho ngứa họng khiến cả mũi cả họng người bệnh đều khó chịu nên người trở nên rất mệt mỏi.

Viêm amidan

Viêm amidan khiến amidan sưng đỏ và tiết dịch, rất dễ gây ra khó chịu ở họng và biểu hiện thành ho khan, ngứa cổ họng. Thêm vào đó là các triệu chứng nóng sốt về chiều và chán ăn, nuốt vướng ở họng,….

>>> Các triệu chứng của viêm họng mãn tính, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Ngứa họng ho khan do amidan
Amidan cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ngứa họng ho khan

Bệnh viêm phổi và viêm phế quản

Các bệnh lý về hô hấp rất thường gặp triệu chứng ho, không chỉ ho khan mà cả ho có đờm. Bệnh nhân gặp khó khăn về hô hấp như ngứa rát họng, khó thở, thở khò khè và còn bị sốt thường xuyên.

Viêm phế quản gây ho khan
Viêm phế quản cũng là 1 trong những tình trạng gây ho khan

Bệnh hen suyễn

Hen phế quản là tình trạng khó thở từng cơn bởi sự co thắt phế quản và viêm mạc phế quản phù nề. Ho là triệu chứng đi kèm với khó thở, ngứa họng ho khan ở hen suyễn dễ gặp về đêm và đặc biệt khi gặp tác nhân khởi phát hen.

Dị ứng thực phẩm và thuốc

Dị ứng với thực phẩm và thuốc xảy ra rất thường xuyên. Các triệu chứng điển hình như ho khan, ngứa ngáy trong cổ họng, phù nề niêm mạc họng, phát ban chân tay thậm chí cả người.

Trào ngược dạ dày thực quản

Khi trào ngược dạ dày thực quản, acid ở dạ dày sẽ trào lên khiến kích ứng đến cổ họng gây ra ho. Khi acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc họng không chỉ gây ra ho khan mà còn gây viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản của bệnh nhân.

Trào ngược dạ dày thực quản
Ngứa họng ho khan do trào ngược dạ dày thực quản

Ngứa Họng Ho Khan có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Khi gặp vấn đề về sức khỏe, bất kỳ ai cũng sẽ mệt mỏi và khó chịu. Ho ngứa họng cũng vậy, ho nhiều khiến cơ thể chán nản, khó ngủ, chán ăn, phiền toái trong cuộc sống,…

Ở những người mắc bệnh lý biểu hiện ra ho khan, họ không những phải đối mặt với ho mà còn nhiều triệu chứng khác nữa. Thậm chí để lâu ngày, bệnh còn gây ra các biến chứng trầm trọng khác. Do vậy, sức khỏe và tâm lý của người bệnh đều sụt giảm nhiều.

Có thể kể đến một số biến chứng như: gãy xương ở bệnh nhân loãng xương, biến chứng ở vùng tai mũi họng như thay đổi giọng nói, đau thanh quản, biến chứng tim mạch,….

Cách chữa trị bệnh ngứa họng ho khan dứt điểm

Các cách khắc phục dứt điểm bệnh ngứa họng ho khan mà bạn có thể áp dụng như dưới đây:

  • Thay đổi thói quen và tư thế ngủ: ngủ dùng gối cao đầu lên, chú ý nên nằm nghiêng khi ngủ, tránh nằm ngửa vì nằm ngửa dễ tác động đến cổ họng gây ho hơn.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, nên uống nước ấm và hạn chế nước đá. Cần thiết bổ sung nước ép hoa quả, nước canh rau,… đây đều là loại nước uống giúp cơ thể tăng cường đề kháng, khỏe mạnh hơn.
  • Dùng những nguyên liệu như chanh, mật ong hoặc gừng pha nước ấm uống, giúp làm dịu cổ họng, chữa ho hiệu quả.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm vừa giúp dịu cổ họng vừa sạch chất nhầy lẫn vi khuẩn ở họng.
  • Nếu có điều kiện thì người bệnh có trang bị thêm cho phòng ngủ máy tạo độ ẩm để hít thở không khí ẩm lúc ngủ giảm kích ứng mũi họng.
Khắc phục bệnh ngứa họng ho khan
Một số biện pháp ngừa ngứa họng ho khan

Ngoài ra, phòng tránh các nguyên nhân gây ra ho ngứa họng cũng sẽ là cách để bảo vệ bản thân không bị bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc họng đúng cách, nên súc họng bằng nước ấm và nước muối sinh lý.
  • Tạo thói quen lành mạnh bảo vệ tai mũi họng như: đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi họng khỏi bụi bẩn, virus, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh bằng cách mặc áo ấm, quàng khăn và hạn chế uống nước đá lạnh, ăn đồ lạnh quá,…
  • Nên hình thành một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế sử dụng các chất có hoạt tính gây kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các ngày hè nóng nực.
  • Nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao vừa sức. Giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để không chỉ phòng bệnh ho ngứa họng mà còn phòng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi nào cần gặp bác sĩ thăm khám?

Bệnh ho khan, ngứa họng là tình trạng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu coi thường và không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh ho khan sẽ trở nên dai dẳng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Các dấu hiệu mà bạn cần lưu ý và đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng và chữa trị gồm:

  • Bệnh nhân bị đau họng kèm theo ho khan kéo dài hơn 10 ngày
  • Điều trị bệnh bằng thuốc tại nhà nhưng mãi không khỏi và giảm triệu chứng
  • Có triệu chứng khó thở và tiếng thở khò khè
  • Sốt cao thường xuyên trên 38 độ
  • Phát ban ở người, phát ban nhất là khi sốt.

>>> Xem thêm 5 cách trị ngứa cổ họng tại nhà an toàn, dễ thực hiện

Ho không rõ nguyên nhân ảnh hướng đến sức khỏe
Ho không rõ nguyên nhân cần gặp bác sĩ để thăm khám

>>> Xem video về Sống khỏe – Khàn tiếng của B.S Trần Cao Khoát

Một số thắc mắc thường gặp về bệnh ngứa họng ho khan

Ngứa cổ họng và ho khan kèm sốt có phải mắc Covid-19 không?

Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Do vậy để chắc chắn xác định được đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách, bạn nên đến bệnh viện để được khám kỹ càng và xác định căn nguyên gây bệnh nhé.

Hay ho ngứa họng về đêm thì có uống siro ho được không?

Siro ho giúp cho cổ họng được làm dịu nhanh chóng, giảm ho và ngứa họng giúp người bệnh dễ chịu hơn, dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe hơn thì nên thăm khám để biết cụ thể nguyên nhân và cách trị bệnh triệt để.

Thuốc nào dễ gây ra ho khan ngứa họng?

Hiện nay, đã có báo cáo về khả năng gây ho và ngứa họng của thuốc thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril, benazepril, lisinopril,… được kê cho bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch. Do vậy khi sử dụng các thuốc này và gặp triệu chứng ho thì bạn nên báo với bác sĩ kê đơn và đi khám sớm để được tư vấn.

Những bệnh nhân mắc chứng ngứa họng ho khan kéo dài trong nhiều ngày, và xuất hiện thêm các triệu chứng khó chịu khác thì cần được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời. Nếu như có thắc mắc cần giải đáp về tình trạng này, vui lòng liên hệ ngay đến số điện thoại (028) 38.213.456 của bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+