NGUY HIỂM TỪ BA LOẠI CÚM
NGUY HIỂM TỪ BA LOẠI CÚM
Ba loại cúm: Cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 và cúm A/H7N9 là những phân nhóm có khả năng lây nhiễm cao của chủng loại cúm gia cầm. Thông thường, những virus ba loại cúm này lan truyền bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là những chủng virus không gây chết. Tuy nhiên, chủng virus của ba loại cúm này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao gây chết người, như đại dịch cúm ở Tây Ban Nha vào năm 1918 do virus H1N1, và hiện nay là H5N1 và H7N9 tại các nước châu Á.
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi và con người..Cơ chế lây lan sang người chủ yếu là từ chất thải của gia cầm, tiếp xúc hoặc ăn gia cầm bệnh và chết. Nhưng đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây lan từ người sang người.
Cũng như những nhóm virus Cúm đột biến khác, cúm A/H7N9 có mức độ nguy hiểm cao. Tuy vẫn chưa phát hiện tại Việt Nam nhưng là một mối nguy cơ lớn. Theo trả lời của Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương trong chương trình Sống Khỏe Mỗi Ngày trên VTV2, ở Trung Quốc đã công bố gần 40 ca mắc bệnh và đã có 10 trường hợp tử vong do Cúm A/H7N9, các biểu hiện của bệnh cũng tương tự như người nhiểm Cúm H5N1 hay H1N1 sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết , ở những trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp cấp, hai phổi bị thâm nhiễm toàn bộ, nồng độ oxi sinh ra quá nhanh dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.
Ở Việt Nam sau đợt bùng phát dịch cúm gia cầm năm ngoái, năm nay ta lại có trường hợp tử vong do virus Cúm A/H5N1 tại Cao Lãnh _ Đồng Tháp và tử vong do virus Cúm A/H1N1 tại Yên Bái. Như vậy, Việt Nam đang cùng một lúc đối mặt với Cúm A/H1N1, Cúm A/H5N1 trong nước và cúm A/H7N9 tại nước lán giềng Trung Quốc.
Trong tình hình dịch cúm diễn biến phức tạp, người dân chúng ta nên làm theo khuyến cáo của Bộ y tế để tránh mắc phải những loại virus nguy hiểm trên.
- Giữ vệ sinh cá nhân va vệ sinh nơi sinh sống như: rửa tay sạch trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với gia cầm, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
- Không dùng những sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. Cẩn thận khi chế biến các loại gia cầm như nấu chín kỹ thịt gia cầm, rửa sạch tay và dụng cụ giết mổ.
- Khi trở về từ vùng có dịch phải có thông báo đến cơ quan chức năng để quản lý và kiểm tra.
- Khi có những biểu hiện như: ho, sốt, khó thở… phải dến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, nếu mắc bệnh sẽ phải cách ly để chữa trị kịp thời.
( Tham khảo từ chương trình Sống khỏe Mỗi Ngày, Báo Xã luận và Trang tin tức Wikimedia)