Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch: Dấu hiệu, chẩn đoán & Cách điều trị
Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ đâu? Có thể điều trị dứt điểm bệnh trạng này không? Trên đây là một số các câu hỏi mà Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn thường xuyên nhận được về bệnh trạng giãn tĩnh mạch, nếu bạn cũng có những thắc mắc tương tự thì hãy thử xem qua bài viết này nhé.
Giãn tĩnh mạch là gì?
Để hiểu rõ về nguyên nhân giãn tĩnh mạch trước tiên ta cần phải hiểu rõ về tình trạng giãn tĩnh mạch. Khi van gặp vấn đề có thể sẽ tạo ra áp lực khiến cho quá trình lưu thông máu về tim rối loạn và chảy theo chiều ngược lại. Và khi áp lực này quá lớn, nó sẽ tạo thành áp lực lên tĩnh mạch khiến cho nó giãn ra và nổi lên bề mặt da.
Hay nói cách khác, khi thành tĩnh mạch bị suy yếu đi hoặc khi van một chiều của hệ tĩnh mạch gặp tình trạng tổn thương là lúc giãn tĩnh mạch xuất hiện.
Giãn tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều
Tìm hiểu nguyên nhân giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chủ yếu gây ra bởi tình trạng tĩnh mạch bị viêm nhiễm, tĩnh mạch bị trào ngược xuống chân, máu từ chân về tim bị cản trở dẫn đến tình trạng tuần hoàn bị ứ trệ, tĩnh mạch bị giãn to rồi từ đó dẫn đến các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu hay suy tĩnh mạch.
>>> Xem thêm: Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới – Nguyên nhân & Cách điều trị giãn tĩnh mạch
Bên cạnh đó vẫn có một số các nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch khác như:
- Thoái hóa do tuổi già
- Do thói quen sinh hoạt hàng ngày như đứng hoặc ngồi quá nhiều, vận động ít hoặc do môi trường ẩm thấp khiến cho tĩnh mạch gặp áp lực cao hơn và tình trạng này kéo dài sẽ khiến van bị tổn thương
- Thói quen ăn uống không lành mạch, cơ thể bị thiếu vitamin hay chất xơ
- Những người bị béo phì
Làm thế nào chẩn đoán giãn tĩnh mạch
Để xác định được nguyên nhân giãn tĩnh mạch một cách chính xác thì dưới đây là 2 cách chẩn đoán phổ biến và được hầu hết các bác sĩ chỉ định.
Khám lâm sàng
Các bác sĩ chuyên môn sẽ dự đoán tình trạng bệnh tình với một số các triệu chứng đặc thù, chẳng hạn như tình trạng mô dưới lớp mỏng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường và thậm chí sờ thấy, lớp tĩnh mạch này cũng có thể căng và giãn nhanh khi người bệnh đang nằm chuyển sang tư thế đứng.
>>> Tìm hiểu thêm các triệu chứng giãn tĩnh mạch qua bài viết: Các triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân và những điều bạn cần biết
Siêu âm Doppler mạch máu
Biện pháp này sẽ giúp xác định chính xác tình trạng tổn thương của van tĩnh mạch khi có thể ghi nhận dòng trào ngược qua van dài hơn 0.5 giây ở tĩnh mạch hiển cũng như tĩnh mạch sâu ở khu vực cẳng chân. Hoặc tĩnh mạch đùi khoeo với thời gian trên 0.1 giây.
Tình trạng tổn thương van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé hay tĩnh mạch sâu hoặc van tĩnh mạch xuyên đều có thể được xác định chuẩn xác bằng biện pháp này, từ đó giúp đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
>>> Tìm hiểu thêm về giãn tĩnh mạch qua tài liệu sau:
Nguồn: INTERNATIONAL JOURNAL OF PRACTICAL NURSING
Các phương pháp trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Xác định được nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Và cũng như nhiều căn bệnh khác, nếu phát hiện bệnh tình từ sớm và phối hợp với bác sĩ để chữa trị khi bệnh còn nhẹ thì khả năng trị dứt điểm cao hơn.
Tình trạng giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu có thể được cải thiện hiệu quả khi thay đổi thói quen sinh hoạt chẳng hạn như hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế, bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C và chất xơ giúp tăng cường cho sức bền thành mạch, mặc trang phục rộng rãi,… Kết hợp cùng các loại thuốc giúp tăng cường trương lực tĩnh mạch và sử dụng vớ y tế.
Tuy nhiên đối với trường hợp giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng hơn thì các biện pháp trên dường như chưa đủ mà cần phải thay thế với các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn như đốt tĩnh mạch với laser hoặc sóng cao tần, chích xơ tĩnh mạch, dùng keo sinh học để dán thành tĩnh mạch. Mặc dù giúp tiết kiệm thời gian cũng như trị dứt điểm bệnh tình thế nhưng các biện pháp này lại có chi phí khá cao, không phù hợp với tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân.
Trong trường hợp bệnh tình quá nặng thì có thể thực hiện phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch với tỷ lệ thành công lên đến trên 95%.
>>> Để biết cách chữa trị giãn tĩnh mạch tại nhà, xem ngay qua bài viết sau: 9 Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà an toàn và hiệu quả nhất
Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả
Dựa vào các nguyên nhân giãn tĩnh mạch vậy nên ta cũng có thể đưa ra một vài biện pháp để phòng ngừa căn bệnh này:
- Đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh
- Hạn chế các thói quen xấu gây ra bệnh và nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể thao thể dục đều độ nhất là sau khi đứng yên một chỗ hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu
- Hạn chế mang giày cao gót và trang phục bó sát cơ thể nếu không cần thiết
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất xơ giúp phòng ngừa tình trạng suy giảm tĩnh mạch như các loại trái cây, rau củ. Bên cạnh đó cũng nên chia thực phẩm thành các bữa ăn trong ngày giúp cơ thể hấp thụ được tối đa dưỡng chất
- Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc tăng trương lực cho tĩnh mạch ở giai đoạn đầu hoặc tiến hành phẫu thuật khi bệnh tình nặng hơn
- Nhân viên văn phòng nên đi lại khoảng 30 phút một lần, không nên ngồi yên một chỗ quá lâu
Hệ thống Đa Khoa Quốc tế Sài Gòn – Địa chỉ khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Nếu bạn muốn tìm cho mình một địa điểm để thăm khám cũng như điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch thì Hệ Thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn sẽ là một địa điểm đáng cân nhắc cho bạn. Không chỉ xác định nguyên nhân giãn tĩnh mạch chính xác mà các bác sĩ dày dặn chuyên môn của chúng tôi sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh nhân sẽ được điều trị với điều kiện tốt nhất mà vẫn giữ được mức kinh phí phù hợp cho từng cá nhân.
>>> Xem video để biết thêm về tình trạng suy giãn tĩnh mạch hình thành như thế nào:
Một số thắc mắc về nguyên nhân giãn tĩnh mạch bạn thường gặp
Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh này?
Từ các nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch ta có thể thấy rằng đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này là nhân viên văn phòng thường phải ngồi một chỗ, nhân viên bán hàng phải đứng thường xuyên, phụ nữ đã mang thai nhiều lần, người lớn tuổi hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh này.
Làm sao để xác định mình có bị bệnh này hay không?
Bạn có thể xác định được căn bệnh này qua các nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch dễ thấy như thường xuyên tê rần hai chân, phù chân, chuột rút, tình trạng căng tức kéo dài, tĩnh mạch nổi rõ và có hình dạng ngoằn ngoèo bên dưới da.
Làm sao để điều trị bệnh tình này?
Giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nhẹ có thể cải thiện với việc thay đổi thói quen sinh hoạt và bổ sung thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên nếu bệnh tình đã trở nặng thì nên đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp để tránh dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn. Và nếu vẫn chưa tìm được bệnh viện uy tín thì vẫn có thể cân nhắc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để thăm khám nhé.
Trên đây là tất cả các thông tin về nguyên nhân giãn tĩnh mạch cũng như cách phòng tránh và chữa trị cho căn bệnh này mà Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn muốn gửi đến bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác về bệnh trạng này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/