Nhiễm sán lá gan

Nhiễm sán lá gan

Phân loại:

  • Sán lá gan có 2 loại: Sán lá gan lớn do ấu trùng Fasciola Gigantica gây ra, có kích thước 30X 10-12mm, trứng sán khoảng 80-140 mm là loài giun đẹp sống chủ yếu ở nhu mô gan sau đó mới chu vào đường mật của động vật ăn cỏ (Trâu, bò, dê, cừu, chó, mèo..v..v.). F.Gigantica được Lannca phát hiện năm 1978; Gobbold phát hiện năm 1856 tại Nhật Bản. Bệnh lưu hành ở Châu Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam…) và Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha, Nam Mỹ …). Theo WHO năm 1995 có khoảng 2 triệu người mắc bệnh; Năm 1998 có 2,4 triệu người mắc bệnh sán lá gan lớn ở 61 Quốc gia, có nước tỷ lệ nhiễm 60% dân số. Tại Việt Nam bệnh sán lá gan lớn đã phát hiện ở 45 tỉnh với khoảng 4500 bệnh nhân.
  • Sán lá gan nhỏ (Clonorchis Sinensis), Sán có chiều dài 10-20mm, rộng 2-4mm. Vật chủ là Cá ốc, nghêu, sò..v.v.., đặc điểm là chỉ thường trú ở đường mật của ký chủ hiếm thấy ở gan và thuốc điều trị Praquantene có hiệu quả.

Sán lá gan

Chu trình phát triển của Sán

  • Ấu trùng sán lá gan ở phân của động vật ăn cỏ (Trâu, bò, dê ..v.v.) thải ra môi trường, đặc biệt là nước chúng nở ra Ấu trùng Lông. Ở trong nước ấu trùng long ký sinh bám vào ốc, sò, cá, rong, rêu …(là ký chủ trung gian) và phát triển thành Ấu trung Đuôi.
  • Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc vào nước bám vào các loại thực vật sống trong nước trở thành Nang trùng, phát triển thành ấu trùng Fasciola Gigantica. F.Gigantica bám vào rau, rêu (rau cải, rau cần, rau ngỗ, rau muống…), ký sinh trên ốc, sò, cá .v..v..
  • Nếu vệ sinh không tốt, nấu không chin, rau rửa không sạch, người ăn phải là vật chủ ký sinh ngẩu nhiên nhiễm sán lá gan lớn.
  • Trong cơ thể người, khoảng 3-4 tuần lễ, F.Gigantica vào dạ dày, tá tràng của người các vỏ nang bị phá hủy, xuyên qua thành ruột vào gan, đục thủng bao gan chui vào nhu mô gan sinh trưởng và phát triển, sau 2-3 tháng ở trong gan FG phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng, đủ khả năng gây bệnh cho người. Tại gan sán tiết ra độc tố phá hủy nhu mô gan làm hoại tử tế bào gan, một số sán trưởng thành chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng, trong khoảng 10 năm không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư đường mật.
  • Tuy nhiên có một số ấu trùng di chuyển tại chỗ chúng không đến gan mà đến một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, thành dạ dày và gây bệnh ở đó.

Chu trình phát triển của Sán

Chu trình phát triển của Sán
Triệu chứng lâm sàng:

  • Rất khó nhận biết mình bị nhiễm sán lá gan vì không có triệu chứng lâm sang rõ ràng hoặc nghèo triệu chứng hoặc có nhưng không rầm rộ như các bệnh gan khác (Áp xe gan).
  • Thường chỉ biểu hiện mệt mỏi rất thường gặp.
  • Sốt, có thể sốt nhẹ, gặp ở 60-70% bệnh nhân, đôi khi sốt cao nhưng hiếm.
  • Dị ứng da chiếm 20-30% bệnh nhân: nốt sẩn trên da đùi, mông, lưng, ngứa ngáy khó chịu.
  • Các triệu chứng có thể gặp: Họ kéo dài, đau ngực; vàng da, nhất là khi sán chui vào đường mật.

Triệu chứng ho kéo dài

Khám lâm sàng:

  • Gan to 2-3 cm dưới bờ sườn phải, ấn đau nhẹ, chiếm 20% bệnh nhân.
  • Lách to (hiếm gặp)
  • Khám túi mật thường không to.

Xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan lớn:

  • Công thức máu: tăng bạch cầu ái toan EOS (Eosinophine) gặp ở 90% Bệnh nhân. Có thể thiếu máu nhẹ.
  • Xét nghiệm phân tìm trứng sán (phải làm 3 lần).
  • Xét nghiệm CNG (SGOT, SGPT) tăng nhẹ gấp 2-3 lần bình thường, nhưng tỷ lệ người có tăng men gan rất hiếm.
  • Huyết thanh miễn dịch (Elisa): Tìm kháng thể IgG và IgE.
  • Siêu âm gan.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) gan.

Biến chứng: (Gần như Áp xe gan)

  • Vỡ vào màng phổi gây viêm phổi.
  • Vỡ vào màng bụng gây nhiễm trùng, viêm phúc mạc.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Ung  thư gan: Bạch cầu ái toan không tăng, AlphaFetoProteine (+).
  • Áp xe gan do Amibe, do vi khuẩn.
  • Áp xe đường mật do sỏi, do giun.
  • U đại tràng.
  • Áp xe vú.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối.

Điều trị nhiễm sán lá gan lớn:

Thuốc hiện nay thường sử dụng là TRICALABENDAZOLE 250mg, uống liều duy nhất sau ăn là 10mg/kg/ngày. Một số thuốc có thể sử dụng khi không có Triclabendazole là:

  • Emetine hoặc Dehydroemetine.
  • Bithionol
  • Artesunat
  • Praziquantel: Chỉ có hiệu quả cho điều trị sán lá gan nhỏ mà thôi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+