Phẫu thuật nhổ răng khôn có đau không và nên đi nhổ vào thời điểm nào?
Răng khôn là điều tranh cãi của giới nha sĩ về tầm quan trọng của nó trong chức năng nhai của hàm. Trong một số trường hợp, việc nhổ răng khôn là bắt buộc để duy trì sức khỏe răng miệng. Vậy nhổ răng khôn có đau không và những biến chứng nào nguy hiểm nếu không nhổ răng khôn bị lệch?
Răng khôn là răng nào? Vị trí mọc?
Trong quá trình tiến hóa của con người, phần hàm nhỏ dần và chỉ đủ chỗ cho 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới (bao gồm 7 răng mỗi bên trái – phải). Răng khôn là răng mọc ở vị trí số 8 (phần dư của răng hàm) và ít có tác dụng trong việc cắn xé, nghiền nát thức ăn. Vì vậy, răng khôn (răng số 8) là vấn đề nhiều tranh cãi của giới nha khoa trên toàn thế giới vì việc nên giữ lại răng này hay nhổ đi để tránh gây phiền toái cho con người.
Răng khôn thường mọc vào giai đoạn từ 17 đến tầm tuổi 25 và không phải ai cũng mọc răng khôn. Có khoảng ⅓ số dân trên thế giới mọc thiếu hoặc không mọc chiếc răng khôn nào.
Tại sao khi mọc răng khôn sẽ gây đau nhức?
Có một vài lý do giải thích lý do mọc răng khôn sẽ gây đau nhức:
- Như mọi loại răng bình thường khác, khi mọc răng khôn sẽ đâm xuyên qua nướu, việc này sẽ phá vỡ cấu trúc nướu hiện tại gây ra hiện tượng đau trong suốt quá trình mọc răng.
- Do có giải thích ở phía trên, do quá trình tiến hóa nên răng khôn không còn không gian để mọc bình thường như các loại răng hàm khác nên thường phải xô lấn, chèn ép các răng mọc xung quanh, đặc biệt là răng hàm số 7. Chính vì vậy, các cơn đau răng khôn thường kéo dài nhiều ngày và cường độ đau sẽ nhiều hơn, khiến người bệnh rất khó khăn trong sinh hoạt và đời sống. Cơn đau hoàn toàn chỉ có thể được chấm dứt khi răng khôn đã mọc hẳn lên phía trên.
Thời điểm nên tiến hành nhổ bỏ răng khôn
Răng khôn mọc sai vị trí
Vì răng khôn mọc bị tranh chấp vị trí với răng hàm số 7 nên tình trạng mọc sai như: mọc dưới nướu, mọc lệch, mọc không thẳng hàng… khá phổ biến và chiếm tới gần ⅔ trường hợp phải nhổ răng khôn
Răng khôn mọc lệch có thể xô đẩy sang các răng kế bên cạnh gây đau đớn. Tình trạng nguy hiểm hơn là khi răng khôn mọc ngầm ở dưới nướu rồi đâm ngang qua rằng hàm số 7 bên cạnh gây sưng tấy, nhiễm trùng, đau nhức … ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Răng khôn bị sâu
Vì răng khôn nằm ở trong cùng của răng hàm nên khó quan sát nhằm vệ sinh sạch sẽ như các vị trí răng khác. Điều này gây khó khăn trong việc chăm sóc răng khôn. Thức ăn, mảnh bám bị mắc kẹt và bám vào răng lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng hoạt động.
Khi răng khôn bị sâu, các răng bên cạnh sẽ bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của vi khuẩn qua các răng.
Răng khôn gây viêm nướu
Đây là tình trạng hiếm gặp hơn khi được chỉ định nhổ răng khôn. Trong trường hợp này, răng khôn mọc chưa hoàn toàn và mắc kẹt ở phần nướu khiến nướu bị tổn thương và đau nhức. Trong quá trình ăn uống, phần thừa của thức ăn sẽ mắc kẹt ở vị trí nướu tổn thương gây nghiêm trọng hóa tình trạng khiến vị trí này biến thành ổ viêm nhiễm.
Nếu không được kiểm tra và phát hiện răng khôn gây ra viêm nướu, các ổ viêm sẽ tấn công vào chân răng, tủy răng và gây biến chứng hoại tử xương hàm.
Thông qua dấu hiệu như: đánh răng phát hiện nướu chảy máu, đau rát nướu răng, xuất hiện mùi hôi bất thường khi thở ra …, người bệnh có thể phán đoán về tình trạng viêm nướu để nhanh chóng tới các cơ sở y tế có chuyên môn về nha khoa nhằm giải quyết triệt để tình trạng răng khôn gây viêm nướu.
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn được xếp vào nhóm tiểu phẫu vì quá trình thực hiện không quá phức tạp và được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa (hay còn gọi là nha sĩ).
Vậy nhổ răng khôn có đau không? Với trình độ khoa học kỹ thuật trong y tế hiện nay, việc nhổ răng khôn đã có sự can thiệp bởi thuốc tê ngay khu vực nhổ nên người bệnh sẽ không có cảm giác đau khi đang nhổ. Sau khi nhổ khoảng 1,2 ngày, vùng răng khôn được xử lý sẽ có những cơn đau nhức. Những cơn đau này sẽ phục thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe lúc nhổ và sau nhổ, tay nghề của bác sĩ … nhưng thường sẽ hết sau 1 tuần tiểu phẫu và người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường.
Nếu người bệnh không gặp tác dụng phụ của các thành phần thuốc giảm đau, nha sĩ có thể kê sẵn thuốc giảm đau khi người bệnh gặp những cơn đau gây khó chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng cần hạn chế và đúng theo chỉ định vì những tác dụng phụ của nó.
Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng sưng to ở vùng răng hàm số 8, bị sốt hoặc sưng hạch thì có thể đã gặp tình trạng hậu nhổ răng khôn. Lúc này, người bệnh cần được đưa đến ngay cơ sở y tế đã tiểu phẫu răng khôn nhằm kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc yếu tố nào?
Cơ địa bệnh nhân
Cơ thể của mỗi người bệnh có sự phản ứng khác nhau với các tác nhân ngoại nhập nên việc nhổ răng khôn có đau không và quá trình lành vùng răng hàm số 8 nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Tình trạng răng miệng
Khi bắt đầu tiểu phẫu răng khôn, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng có bị mọc lệch hay mọc ngầm hay không, từ đó đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới vết thương sau khi phẫu thuật và mức độ, khả năng lành thương sớm hay muộn.
Kinh nghiệm của bác sĩ
Bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm sẽ tiểu phẫu kỹ các phần liên quan tới dây thần kinh, hạn chế làm tổn thương cấu trúc bên trong của hàm, vết thương phẫu thuật sẽ bé, từ đó, giảm thời gian lành vết thương và cơn đau sau khi nhổ răng sẽ được giảm bớt.
Công nghệ phẫu thuật
Với sự ra đời của các công nghệ nhổ răng hiện đại, đặc biệt là nhổ răng không đau bằng sóng siêu âm để từ từ tách các mô mềm xung quanh chân răng khôn và hệ thống giảm nhiệt của đầu mũi khoan khiến phần răng khôn và mô ít bị tổn thương, bởi tiểu phẫu, hạn chế đau đớn khi nhổ.
Chế độ chăm sóc hậu phẫu
Sau khi tiểu phẫu, người bệnh được chỉ định nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sĩ và chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương mau lành. Nếu tuân thủ kỹ càng và đúng mức, bệnh nhân sẽ hạn chế được mức độ đau đớn có thể gặp phải sau phẫu thuật.
Nhổ răng khôn ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Nhổ răng khôn là vấn đề còn gây tranh cãi của giới bác sĩ, khoa học y khoa về những mặt lợi và hại khi nhổ loại răng này. Về chức năng, răng số 8 không có nhiều tác dụng để nhai thức ăn và nếu răng khôn mọc bất thường thì sẽ ảnh hưởng tới nhiều chức năng khác của cơ hàm. Tuy nhiên, khi nhổ răng khôn cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất thường như: viêm ổ răng, tổn thương dây thần kinh tạm thời và đặc biệt là nhiễm trùng máu với nguy cơ gây sốc, suy đa tạng và tử vong. Chính vì điều này, các bác sĩ sẽ cân nhắc về tình trạng hiện tại của khu vực răng khôn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhằm đưa ra các y lệnh phù hợp để giảm thiểu đến mức tối đa nguy cơ biến chứng sau tiểu phẫu. Ngoài ra, sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cũng cần vệ sinh răng miệng theo chỉ định của nha sĩ.
Biện pháp hỗ trợ giảm đau sau khi nhổ răng khôn
Cắn miếng gạc 30 phút sau khi nhổ răng
Việc sử dụng gạc (hoặc bông gòn) giúp cầm máu và dịu đi những cơn đau sau khi hết thuốc tê. Thời gian cầm máu khoảng 30 phút cho một miếng gạc. Nếu sau thời gian này mà vẫn còn rỉ máu thì người bệnh cần thay thế miếng gạc mới để sử dụng.
Chườm lạnh – ấm
- Chườm lạnh: được sử dụng ngay sau khi nhổ răng khôn với tác dụng giảm sưng và đau. Có thể chườm bằng cách bỏ đá lạnh vào túi chườm hoặc dùng viên đá xoa nhẹ ngoài má.
- Chườm ấm: được sử dụng sau khi nhổ răng khôn vài ngày nhằm làm tan máu tụ và giảm tình trạng đau, ê buốt. Chườm ấm bằng cách cho nước theo tỉ lệ 1 phần nước nóng + 2 phần nước lạnh sau đó cho vào túi chườm và thực hiện tương tự như chườm lạnh.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau được dùng trong trường hợp các cơn đau gây quá khó chịu cho người bệnh. Việc sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua ở ngoài tiệm thuốc vì thuốc giảm đau nếu dùng không đúng liều lượng gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Phương pháp phẫu thuật nhổ răng khôn không đau nhức
Có hai phương pháp được áp dụng nhổ răng khôn là gây tê hoặc tiền mê không đau. Phương pháp gây tê có chi phí thấp hơn và bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo khi tiểu phẫu. Phương pháp tiền mê không đau có chi phí cao hơn khá nhiều và bệnh nhân được gây mê nội khí quản trong quá trình phẫu thuật.
Đối với những bệnh nhân có tâm lý dễ lo âu, sợ hãi và đang mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp … thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp tiền mê để đảm bảo an toàn và tỉ lệ thành công khi phẫu thuật.
>>> Mỗi phương pháp nhổ răng không sẽ có chi phí khác nhau, xem thêm qua bài viết: Nhổ răng khôn chi phí bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nhổ răng khôn
Lưu ý cần nắm sau phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn
- Trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật, không nên hút thuốc để tránh làm vỡ cục máu đông gây ra nhiễm trùng.
- Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian khi các hiện tượng sưng, đau bị kéo dài.
- Không sử dụng nước muối để súc miệng sau khi phẫu thuật vì sẽ khiến máu bị chảy ra nhiều hơn.
- Không thực hiện việc khạc nhổ trong vòng 6h đầu tiên sau khi phẫu thuật
- Không cố gắng tác động vào vị trí răng khôn được nhổ bỏ bằng lưỡi hoặc dụng cụ bên ngoài. Tránh nhai vào vị trí đó để không ảnh hưởng tới cục máu đông.
- Nên dùng thức ăn loãng như cháo, súp và uống nhiều nước.
- Tái khám răng miệng định kỳ để được nha sĩ theo dõi khả năng lành vết thương.
Uống nhiều nước sau phẫu thuật. Không uống đồ uống có cồn, chứa caffein, có ga hoặc nóng trong 24 giờ đầu tiên. Không uống bằng ống hút trong ít nhất một tuần vì hành động hút có thể làm vỡ cục máu đông ra khỏi ổ răng.
Biến chứng nguy hiểm khi không nhổ răng khôn mọc lệch
Gây viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
Khi răng khôn bị mọc lệch, việc vệ sinh răng hàm gặp nhiều khó khăn nên xảy ra tình trạng viêm nhiễm, viêm nướu trùm, áp xe …Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan sang các vùng bên cạnh làm viêm nguyên vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng mang tai, má …
Gây sâu răng số 7 bên cạnh
Răng số 7 nằm cạnh răng khôn nên việc răng số 8 bị mọc lệch và bị sâu răng sẽ ảnh hưởng tới răng số 7. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai thức ăn và gây khó chịu trong sinh hoạt.
Gây u, nang thân răng
Một rủi ro hiếm gặp hơn của tình trạng răng số 8 mọc lệch là u xương hàm, nang chân răng do nhiễm trùng quanh thân răng kèm theo túi răng còn sót lại khi mọc không hết. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tiêu xương hàm và làm tăng nguy cơ bị gãy xương hàm.
Rối loạn cảm giác và phản xạ ở răng
Răng khôn mọc lệch có thể gây ra tình trạng chèn ép các dây thần kinh ở môi, da, niêm mạc, răng, khiến những khu vực này bị giảm hoặc mất cảm giác.
Ngoài ra việc nó mọc lệch và ngầm có thể dẫn tới sự xô đẩy và chen chúc giữa các răng. Ngoài ra, việc mọc lệch này cũng gây ra việc đau một bên mặt, ổ mắt bị phù, đỏ.
>>> Tìm hiểu thêm về biến chứng của răng khôn qua tài liệu dưới đây
Nguồn: The Journal of Contemporary Dental Practice, January-February 2014;15(1):34-36
Địa chỉ thăm khám, điều trị răng khôn uy tín
Trong những yếu tố để trả lời câu hỏi: Nhổ răng khôn có đau không là tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị cơ sở kỹ thuật hiện đại. Tại khoa Răng Hàm Mặt thuộc Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn, chúng tôi đã trang bị 4 ghế Nha của J Morita (Nhật) gồm:
- 2 ghế Nha khoa Tổng quát,
- 1 ghế Nha khoa Trẻ em,
- 1 ghế Nha khoa Thủ thuật (Implant)
Trực tiếp khám và điều trị răng khôn bị lệch là các Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo, giảng dạy và làm việc tại bv Răng Hàm Mặt TW, Răng Hàm Mặt TPHCM, Nguyễn Tri Phương, và đều từng tu nghiệp tại Đức, Pháp, Hoa Kỳ.
Khách hàng sử dụng dịch vụ chăm sóc và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt thuộc Hệ thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn được thanh toán bảo hiểm trực tiếp bởi các hãng bảo hiểm lớn như Bảo Việt, PVI, VBI (Vietinbank), Liberty, Insmart, Gras – Savoye, Blue Cross, PTI, Bảo Minh, v.v.
Sau khi nhổ răng khôn bác sĩ nha khoa và điều dưỡng sẽ chỉ dẫn tận tình phương pháp chăm sóc răng miệng, ăn uống và vệ sinh cho bệnh nhân đúng cách để vết thương nhanh lành và hạn chế tình trạng nhổ răng khôn bị đau.
>>> Xem thêm về nhổ răng khôn qua video dưới đây
Một số câu hỏi thường gặp về phẫu thuật nhổ răng khôn
Có nên nhổ răng khôn không
Nếu răng số 8 không ảnh hưởng tới chức năng nhai bình thường thì sẽ không cần nhổ, còn nếu răng khôn mọc lệch, răng bị sâu và gây viêm nướu thì người bệnh được chỉ định phải nhổ bỏ nằm đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng khôn có đau không
Nhổ răng khôn có đau không tùy thuộc vào: cơ địa bệnh nhân, tình trạng răng miệng, kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ nha khoa, công nghệ phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu.
Biến chứng của răng khôn bị mọc lệch là gì?
Nếu răng khôn bị mọc lệch có thể gây ra viêm nướu trùm, gây sâu răng số 7 (răng hàm cạnh răng khôn) và gây u, nang chân răng.
Qua bài viết trên hy vọng đã giúp độc giả hiểu rõ vấn đề nhổ răng khôn có đau không từ đó xử lý dứt điểm tình trạng này không để các cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn chăm sóc về răng để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/