nổi mụn nước trong khoang miệng 

Nguyên nhân gây nổi mụn nước trong khoang miệng và hướng xử lý

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn


Nổi mụn nước trong khoang miệng là vấn đề rất dễ bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nếu mụn tại khoang miệng do ung thư thì cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân của biểu hiện này như thế nào và có hướng xử lý ra sao, mời bạn cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Tại sao có mụn nước trong miệng?

Mụn nước trong khoang miệng là một tổn thương dạng sưng phồng, kích thước khá nhỏ, bên trong chứa dịch lỏng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau họng, nổi hạch hàm, hôi miệng… hoặc không kèm theo dấu hiệu khác.

Nguyên nhân thông thường là do virus, vi khuẩn hay gặp một số vấn đề ở miệng, suy giảm miễn dịch… Một số nguyên nhân cụ thể có thể kể đến dưới đây.

Nguyên nhân gây nổi mụn nước trong khoang miệng

Do nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một loại viêm nhiễm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn mà nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định. Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua ít nhất một lần bị nhiệt miệng trong suốt cuộc đời, và thường là do nguyên nhân nhiệt độ cao.

Ngoài ra, nhiệt miệng cũng có thể phát sinh từ căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết, viêm nha chu, hoặc tổn thương niêm mạc trong miệng. Ban đầu, nhiệt miệng sẽ xuất hiện dưới dạng những nốt nước, sau đó chúng sẽ vỡ và tạo thành các vết loét màu vàng hoặc trắng, gây đau rát và khó chịu.

Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong miệng như lưỡi, nướu, môi trong và má trong. Nếu không chăm sóc đúng cách, nhiệt miệng có thể dẫn đến viêm nhiễm cấp tính, gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau nhức và sưng hạch ở góc hàm. Để tránh tình trạng này, việc chăm sóc miệng đúng cách là rất quan trọng.

>>> Nhiệt miệng sẽ làm xuất hiện những nốt màu trắng (hoặc vàng) viền đỏ xung quanh trong khoang miệng, đọc ngay bài viết về tình trạng nổi nốt trắng khoang miệng qua bài viết: Nốt trắng trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

Nguyên nhân nổi mụn nước trong khoang miệng
Nhiệt miệng là một trong những nguyên nhân hay gặp khiến bạn bị nổi mụn nước trong khoang miệng

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là kết quả của nhiễm virus herpes, được chuyển truyền qua hoạt động tình dục hoặc sử dụng chung vật dụng với người bị bệnh. Nổi mụn nước trong khoang miệng có thể là dấu hiệu ban đầu, thường có màu hồng và lan rộng theo thời gian, thường tập trung ở lưỡi, môi, nướu và vòm miệng.

Trong mụn nước của bệnh herpes, chứa nhiều chất lỏng chứa virus, khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét đau nhức và sau đó hình thành vảy trong khoảng 7-10 ngày. Mặc dù đợt cấp tính đã kết thúc, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát khi hệ miễn dịch suy yếu.

>>> Mụn rộp sinh dục do virus herpes là một trong những nguyên nhân gây đau rát khoang miệng trên, đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về tình trạng đau rát khoang miệng trên: Nguyên nhân dẫn đến rát khoang miệng trên bạn cần phải lưu ý

Bị bạch sản niêm mạc

Bệnh bạch sản niêm mạc là một tình trạng y tế phát sinh khi mô tế bào trong khoang miệng tăng sinh quá mức. Đây là nguyên nhân gây ra sự hình thành của những nốt mụn nước màu trắng, lan rộng nhanh chóng và tạo thành các vết viêm loét. Mặc dù không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây rối loạn quá trình ăn uống của người bệnh.

>>> Bạch sản niêm mạc miệng còn là nguyên nhân gây viêm khoang miệng, tìm hiểu thêm về bệnh viêm khoang miệng qua bài viết: Loét khoang miệng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bị tay chân miệng

Khi gặp phải bệnh tay chân miệng, niêm mạc miệng thường xuất hiện các nốt mụn nước ở các vị trí như bên trong lưỡi, trong má, nướu,… Nguyên nhân chính của bệnh này thường do sự xâm nhập của virus Coxsackievirus và Enterovirus.

Ngoài miệng, nốt mụn nước do virus chân tay miệng gây ra cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn chân, bàn tay, đầu gối, mông. Bạn có thể áp lực lên chỗ này mà không đau, nhưng khi chúng vỡ ra, chúng sẽ gây ra sự loét đau đớn.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh chân tay miệng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhiễm chủng Enterovirus 71, cần phải cẩn trọng vì có thể phát triển thành các biến chứng như viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não,…

Trẻ em nổi mụn nước trong miệng
Ở trẻ em mắc bệnh lý tay chân miệng khiến mụn nổi nhiều trong khoang miệng, tay, chân…

Bị thủy đậu

Thuỷ đậu cũng là một bệnh lý khiến bạn bị nổi mụn nước trong khoang miệng. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp cũng như việc ăn uống bình thường. Do đó, bạn cần phải có chế độ chăm sóc và vệ sinh khoang miệng một cách hợp lý để hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bị ung thư khoang miệng

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khi xuất hiện mụn nước trong miệng, chúng ta không nên coi thường bệnh ung thư khoang miệng. Bệnh này có những triệu chứng khác nhau, bao gồm nổi bọng nước màu trắng trên niêm mạc má, lợi, hàm. Mụn nếu bị tổn thương thường khó lành, tạo thành cục cứng dưới niêm mạc với kích thước ngày càng lớn, gây đau tai, khó nuốt và làm hạch cổ phình lên…

Dù vậy, nhưng việc nhận biết và chẩn đoán sớm là rất quan trọng. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào tương tự, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe miệng và phòng ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Ung thư khoang miệng
Ung thư khoang miệng cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn trong khoang miệng

Cách điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà

Cách chữa nổi mụn nước trong khoang miệng sẽ khác nhau tùy theo đối tượng mắc phải là trẻ sơ sinh, trẻ em, hay người lớn. Áp dụng một số biện pháp sau đây tại nhà có thể đem lại hiệu quả.

Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng lan ra toàn thân có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, vì vậy không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần tới cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.

Đối với trường hợp nổi mụn nước trong miệng thông thường ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp tự điều trị tại nhà như sau:

  • Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày: Sử dụng gạc tiệt trùng nhúng vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng toàn bộ khoang miệng của bé. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm mát và giàu vitamin A, vitamin C vào khẩu phần như rau ngót, nước cam, cà chua, bông cải…
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước: Hãy đảm bảo rằng trẻ sơ sinh uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Một trẻ nặng 10kg cần khoảng một lít nước/ngày, bao gồm cả sữa. Đối với trẻ nặng hơn 10kg, cần bổ sung thêm 50 mililit nước cho mỗi kg thêm.
  • Lau người bằng nước mát thường xuyên: Trong mùa hè, cha mẹ nên thường xuyên lau người bé bằng nước mát để giúp cơ thể giải nhiệt và giảm cảm giác nóng trong miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý không lau quá lâu để tránh việc bé bị cảm lạnh.

Đối với trẻ em

Những trẻ trên 4 tuổi, nếu nổi mụn nước trong khoang miệng có thể sử dụng một số nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để điều trị như mật ong, nha đam.

Cách 1: Dùng nha đam: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tính chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Nha đam cũng giúp giảm đau và sưng tấy. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ gel nha đam (lô hội)
  • Bước 2: Thoa gel nha đam trực tiếp lên mụn nước trong miệng và để trong khoảng 1 tiếng.
  • Bước 3: Sau đó, dùng một tấm vải sạch nhúng vào nước ấm và lau sạch. Lưu ý: Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày. Hãy chọn sản phẩm gel nha đam có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cách 2: Dùng mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Nó giúp giảm đau và khó chịu do vi khuẩn gây ra. Thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng tăm bông lấy mật ong nguyên chất và bôi lên vị trí mụn nước trong miệng.
  • Bước 2: Giữ mật ong trong miệng từ 1-2 giờ để có hiệu quả tốt nhất. Mật ong không gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Bước 3: Rửa sạch mật ong và thực hiện đều đặn để thấy kết quả rõ rệt.
Cách chữa mụn trong khoang miệng
Mật ong có khả năng làm dịu những tổn thương tại khoang miệng

Đối với người lớn

Đối với người lớn, có nhiều cách chữa nổi mụn nước trong khoang miệng bạn có thể áp dụng như:

Cách 1: Dùng thuốc uống hoặc bôi tại chỗ.

  • Hiện nay có nhiều loại thuốc trên thị trường dùng để điều trị mụn nước trong miệng, bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi.
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì. Ngay cả khi sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn, việc sử dụng một cách không đúng cách có thể gây ra rủi ro.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc bôi như Oracortia, Kamistad, Orrepaste để giảm đau và kháng khuẩn tại chỗ.

Cách 2: Dùng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có có khả năng kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả như giấm táo hay chiết xuất từ cây phỉ Witch hazel, tinh dầu trà xanh, tinh dầu thầu dầu.  Cách áp dụng khá đơn giản, chỉ cần chọn một trong những nguyên liệu trên và thoa nhẹ nhàng lên vết mụn nước trong miệng, giữ chúng khoảng 1h trong khoang miệng sau đó súc miệng lại với nước.

Cách 3: Dùng nước ấm: Nước ấm có thể giúp dẫn lưu hoặc thu nhỏ mụn nước trong miệng bằng cách làm giảm độ dày của chất lỏng trong mụn nước. Sử dụng nước ấm là một biện pháp chữa mụn nước tại nhà đã được nhiều người áp dụng và đánh giá cao về hiệu quả.

  • Bước 1: Đun nước sạch cho đến khi ấm lên, không để nước sôi hoặc chờ cho nước nguội trước khi thực hiện bước tiếp theo.
  • Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ nước để đảm bảo an toàn trước khi chườm.
  • Bước 3: Làm ẩm một miếng vải sạch với nước ấm và chườm lên vùng mụn nước trong khoảng thời gian 20-30 phút.
  • Lưu ý: Lặp lại quy trình này một vài lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

Nổi mụn nước trong khoang miệng khi nào cần thăm khám bác sĩ

Đa số những trường hợp nổi mụn nước trong khoang miệng sẽ biến mất trong vài ngày mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi, khi cần thiết phải tới gặp bác sĩ nếu phát hiện những vấn đề bất thường như:

  • Số lượng munj nước mọc nhiều hơn và kích thước lớn hơn, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Mụn mọc nhiều kèm theo sốt, nổi hạch hoặc đau nhiều.
  • Mụn nước mọc phía trong khoang miệng kèm theo khó nuốt, cảm giác nghẹn ở họng.
  • Mụn nước mọc đồng thời ở miệng và tay, chân, mông…
  • Mụn nước kéo dài trên 15 ngày.
Mụn bất thường trong khoang miệng
Khi có những dấu hiệu bất thường của mụn trong khoang miệng cần phải đi khám sớm

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là do nhiệt miệng, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống nhiều đồ mát kèm theo vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngược lại, nếu mụn nước là do bệnh lý của cơ thể, sẽ cần phải có phương pháp điều trị phù hợp mới đem lại hiệu quả.

Khi đi khám, bạn có thể phải thực hiện một số xét nghiệm tìm nguyên nhân, thậm chí có thể phải làm sinh thiết nếu có nghi ngờ bệnh lý nguy hiểm.

Địa chỉ thăm khám khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng uy tín

Nếu gặp phải những biểu hiện bất thường khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng, bạn cần đến các cơ sở y tế có uy tín để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời. Hệ thống đa khoa quốc tế Sài Gòn là một trong những cơ sở uy tín giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh lý khác nhau, nhất là các bệnh lý vùng tai mũi họng.

Một số ưu điểm của Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn có thể kể đến như:

  • Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.
  • Hệ thống máy móc xét nghiệm đạt chuẩn ISO, máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình chẩn đoán với tỷ lệ chính xác cao như hệ thống chụp X-Quang kỹ thuật số, hệ thống nội soi, siêu âm, chụp CT SCan, MRI…

Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh. Hệ thống đa khoa Quốc tế Sài Gòn là một trong những đơn vị y tế được đông đảo người dân trên khắp cả nước tin tưởng, lựa chọn để thăm khám, điều trị nhiều loại bệnh lý và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác trong gần 20 năm hoạt động.

>>> Xem thêm: Quá trình tiêu hoá ở khoang miệng – Cách thức ăn được tiêu hóa ở khoang miệng như thế nào?

Những câu hỏi thường gặp khi bị nổi mụn nước trong miệng

Làm cách nào để phòng ngừa vấn đề nổi mụn nước trong khoang miệng? 

Để ngăn ngừa hình thành mụn nước trong khoang miệng, quan trọng nhất là cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày vào sáng và tối kết hợp súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn cần hạn chế ăn đồ ăn cay nóng và những thức ăn, đồ uống có khả năng gây kích ứng mạnh.

Nổi mụn trong khoang miệng nhưng không gây đau có sao không?

Nổi mụn trong khoang miệng, đặc biệt là mụn trắng, có thể không đau có thể là nhiệt miệng hoặc là biểu hiện sớm của bệnh lý sùi mào gà. Nếu như nhiệt miệng không nghiêm trọng và có thể khỏi sau vài ngày thì sùi mào gà lại nguy hiểm hơn và có khả năng lây lan. Vì thế, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế nếu bạn thấy cảm thấy mụn trong khoang miệng có những dấu hiệu bất thường.

Nổi mụn nước trong khoang miệng có tự khỏi được không?

Mụn nước trong khoang miệng có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài  làm bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn, khó nuốt… ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì việc tham vấn với các bác sĩ sẽ rất hữu ích.

Mặc dù chỉ là những nốt mụn li ti thông thường nhưng khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng, bạn cũng không nên chủ quan mà bỏ qua bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì thế, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị một cách hiệu quả và an toàn nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ qua địa chỉ:
Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+