Phân biệt các loại tật khúc xạ ở mắt
Tật khúc xạ hiện nay khá phổ biến, đó là mắt không thể tập trung nhìn rõ các hình ảnh ở môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như nhược thị, bong võng mạc, mắt không còn nhìn thấy ánh sáng.
Các tật khúc xạ phổ biến bao gồm:
- Cận thị
- Viễn thị
- Loạn thị
Khái niệm để phân biệt bệnh tật khúc xạ?
Cận thị
- Là mắt nhìn xa không rõ và nhìn gần rõ
- Nhìn hay nghiêng đầu và nheo mắt lại.
- Lúc đọc hoặc viết thường cúi sát xuống bàn.
- Cận thị nặng hơn 6 độ (-6D) là bệnh cận thị, thoái hóa hắc võng mạc có nguy cơ cao bong võng mạc giảm, mất thị lực.
- Thường gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Viễn thị
- Là mắt nhìn xa và nhìn gần đều không rõ
- Ở trẻ em, phần lớn khi sinh ra có độ viễn nhẹ, nhưng thủy tinh thể điều tiết bù trừ độ viễn. Sự phát triển nhãn cầu to dần giảm hết độ viễn, mắt sẽ chính thị. Nếu nhãn cầu phát triển không ngừng dẫn đến viễn thị.
- Người bị viễn thị thường phải nheo mắt để nhìn thấy rõ ràng.
- Đôi khi hay mỏi mắt, đau trong mắt và xung quanh mắt.
Loạn thị
- Có cả viễn loạn và cận loạn, do bán kính cầu mắt không đều
- Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó; có hiện tượng mỏi mắt; nhức đầu.
- Đôi khi, loạn thị phát triển sau khi chấn thương mắt, bệnh tật hoặc sau phẫu thuật.
- Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị, thực tế người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người trẻ.
Lão thị
- Lão thị thường xuất hiện ở tuổi già
- Thủy tinh thể là kính (trung bình+ 20D)
- Nhìn xa: +20D
- Nhìn gần: +23D (mắt phải điều tiết +3D)
- Hơn 40 tuổi, thủy tinh thể bị lão hóa phải dùng kính lão (từ +0,25 – +3D)
Lưu ý: Viễn thị nếu phát hiện chậm sẽ bị nhược thị, mắt nhìn kém khi được mang kính đúng độ.
Nguyên nhân gây bệnh?
Do bẩm sinh, do di truyền từ bố mẹ.
Mắc phải do làm việc với những thói quen:
- Sai tư thế: ngồi quá gần hoặc quá xa so với tầm nhìn của mắt
- Ánh sáng: độ sáng không thích hợp, sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt.
Cách chăm sóc mắt như thế nào?
- Mang kính: để bảo vệ mắt và khi cần nhìn rõ, khi sinh hoạt hoặc thư giãn thì có thể tháo kính.
- Gọng kính bằng nhựa: để che gió và che bụi tốt khi sinh hoạt, lái xe, tránh mang kính với tròng kính bằng thủy tinh vì khi có tác động mạnh sẽ dễ vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, gây chấn thương vỡ nhãn cầu.
- Càng kính nhỏ không che khuất tầm nhìn hai bên mắt, tránh mang gọng với càng hai bên to sẽ thu hẹp tầm nhìn của mắt, lái xe gây nguy hiểm.
- Tròng kính: trong suốt nên lau kính thường xuyên.
- Khi đeo kính phải đúng (tâm, trục, độ) mắt, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn khi khám đo độ và làm kính.
Lưu ý: Mang kính khi lái xe an toàn giao thông
Contact lenses: Chú ý độ ngấm nước 55%
Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa viễn thị và lão thị, không hiểu rõ cận – viễn – loạn, trên đây phần nào giúp bạn phân biệt được rõ tật khúc xạ mà mắt mình đang gặp phải và có hướng điều trị tốt nhất. Đặc biệt, bạn nên thường xuyên khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần, nếu mắt tăng độ nhanh thì cần phải khám 3 tháng/1 lần.
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|