Phân loại Amidan

Phân loại Amidan

Viêm Amidan cấp: là tình trạng tổn thương viêm sung huyết, viêm chứa mủ…Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Các triệu chứng kèm khởi phát nhanh và đột ngột, làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu…. Viêm Amidan cấp thường được điều trị khỏi sau 2 tuần nếu tuân theo đúng lời dặn của bác sĩ.

Viêm Amidan cấp ở trẻ em

Trẻ nhỏ là lứa tuổi dễ bị viêm Amidan, chiếm tới 80% các bệnh thường gặp ở trẻ. Bệnh thường gặp ở giai đoạn từ trẻ nhỏ tới vị thành niên (từ 5 – 15 tuổi). Chúng ta rất dễ nhầm lẫn các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn cấp tính với các bệnh khác như cảm cúm, sốt siêu vi, viêm họng… Một vài trường hợp trẻ bị viêm Amidan nặng dẫn đến tình trạng Amidan chứa mủ  ( hay còn lại là Viêm Amidan cấp mủ ) gây ra tình trạng sốt cao, thở khò khè, buồn nôn, nôn…, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Viêm Amidan cấp ở trẻ em

Viêm Amidan mạn tính ở trẻ em

Nếu trẻ bị viêm Amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm Amidan mãn tính. Khi Amidan sưng to (gọi là viêm Amidan quá phát) có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Viêm Amidan mạn tính ở trẻ em

Viêm Amidan cấp ở người lớn

Viêm Amidan cũng thường gặp ở người lớn, tuy nhiên chúng thường xuất hiện với hình thức trên nền của viêm Amidan mãn tính. Bệnh tái phát nhiều lần gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Tùy theo mức độ và cách xử lý mà bênh có thể thuyên giảm hoặc phát triển nghiêm trọng hơn.

Viêm Amidan cấp ở người lớn

Viêm Amidan mạn tính ở người lớn

Khi cấp tính tái phát nhiều lần, Amidan phình to và các hốc xuất ngứa và vướng họng, khạc nhổ do xuất tiết, hôi Amidan sung to, thậm chí khó nuốt, khó thở, ngưng thở khi ngủ.

Viêm Amidan mãn tính được chia làm 3 thể sau

  • Viêm Amidan quá phát: hai bên Amidan sưng to và va chạm vào nhau khiến bệnh nhân ngáy to, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm Amidan xơ teo: Amidan nhỏ và teo dần sau các lần viêm nhiễm, bề mặt Amidan bị xơ hoặc xuất hiện nhiều mủ bã đậu.
  • Viêm Amidan hốc mủ: là tình trạng viêm Amidan mủ, gây ra tình trạng đau rát, hôi miệng, bật mủ ra ngoài khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi…
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+