PHẪU THUẬT CẮT MỘT PHẦN DÂY THANH VÀ SỤN PHỄU BẰNG SÓNG RADIO CAO TẦN ĐIỀU TRỊ LIỆT KHÉP DÂY THANH

Phẫu thuật cắt dây thanh & sụn phễu bằng sóng radio điều trị liệt khép dây thanh

TS.BS.CKII. Hoàng Lương

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Khàn tiếng là một biến chứng thường xảy ra sau mổ tuyến giáp. Trường hợp do phù nề chèn ép vào thần kinh hồi qui sẽ gây khàn tiếng vài ngày sau mổ và bệnh đỡ dần theo thời gian. Nếu khàn tiếng xảy ra ngay sau khi mổ, nhiều khả năng dây thần kinh hồi qui bị đứt trong khi mổ và hậu quả là người bệnh khó thở, sặc, ngủ ngáy rất to. Nguyên nhân do dây thần kinh hồi qui bị liệt khép, người bệnh bị thiếu oxy, người gầy ốm, đi bộ cũng mệt, không thể làm việc. Đây là biến chứng không thể phục hồi.

khàn tiếng

Chẩn đoán dựa vào tiền sử có mổ bướu cổ, khó thở, khàn tiếng, ngủ ngáy rất to, người gầy yếu.

Việc điều trị lâu nay vẫn làm là phẫu thuật qua đường cổ vào thanh quản kéo sụn phễu ra treo cố định vào sụn giáp, giúp cho người bệnh thở được, nhưng tiếng nói khàn. Cuộc mổ kéo dài khoảng 3 giờ. Người bệnh phải nằm viện 8 – 10 ngày.

HÌnh ảnh hai dây thanh bị liệt khép.
Hai dây thanh bị liệt khép.
Hình ảnh 1/3 sau dây thanh (T) và sụn phễu được cắt bằng sóng Radio cao tần
1/3 sau dây thanh (T) và sụn phễu được cắt bằng sóng Radio cao tần

Ngày nay với công nghệ tiên tiến, việc phẫu thuật điều trị liệt khép dây thanh do mổ bướu cổ nhẹ nhàng, do sử dụng sóng Radio cao tần thời gian mổ khoảng 30 phút, người bệnh có thể xuất viện sau 2 – 3 ngày.

Ngày 25/3/2014 bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn phẫu thuật một bệnh nhân nữ Campuchia, bị liệt khép dây thanh sau mổ bướu cổ 3 năm, bệnh nhân bị khó thở, đặc biệt là ngáy rất to khi ngủ, người gầy yếu. Sau khi khám, bệnh viện quyết định phẫu thuật thanh quản điều trị liệt khép dây thanh bằng sóng Radio cao tần. Phẫu thuật viên dùng máy Coblator cắt một phần ba sau dây thanh, cắt một phần sụn phễu tạo ra khoảng trống ở phía sau thanh môn giúp cho việc thở của người bệnh dễ dàng và vẫn giữ được tiếng nói cho người bệnh bởi 2/3 trước dây thanh vẫn có thể di động khi bệnh nhân nói.

Việc dùng sóng Radio cao tần phẫu thuật trường hợp liệt khép dây thanh hai bên mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, người bệnh có thể làm việc, nói bình thường.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+