virus Zika taimuihongsg

Phòng chống dịch bệnh di virus Zika

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA

BS.CKII. Trần Cao Khoát – Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền (muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết). Virus này được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda, sau đó phát hiện trên muỗi Aedes tại nước này vào năm 1948. Năm 1952, phát hiện đầu tiên trên người tại Uganda và Tanzania thuộc khu vực Châu Phi.

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Bệnh do virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày, người mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, phát ban và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có khả năng hồi phục hoàn toàn, tuy vậy khoảng 80% trường hợp nhiễm virus không có biểu hiện triệu chứng.

Đáng chú ý là hiện nay đã có sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc bệnh Não nhỏ ở trẻ sơ sinh tại các khu vực có dịch bệnh do virus Zika lưu hành. Ngoài phương thức lây truyền chủ yếu của virus Zika qua muỗi Aedes, còn có một số bằng chứng cho thấy virus có thể lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh.

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

1. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ZIKA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

a. Trên Thế giới

  • Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trước năm 2007, không có ổ dịch lớn nào do virus Zika gây ra.
  • Năm 2007, vụ dịch đầu tiên xảy ra tai đảo Yap (Micronesia) với 185 trường hợp bệnh trong vòng 13 tuần.
  • Tháng 10/2013 ghi nhận vụ dịch lớn tại Polynesia của Pháp với khoảng 10.000 ca bệnh. Sau đó dịch lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter.
  • Năm 2013, tại Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do virus Zika tại một số tỉnh, thành phố. Thái Lan cho rằng virus Zika có thể đã lưu hành trong nước.
  • Năm 2015, các vụ dịch đã lan rộng ở khu vực Trung và Nam Mỹ, đặc biệt tại Brazil, đồng thời ghi nhận rải rác các ca xâm nhập được báo cáo tại một số nước các khu vực khác.
  • Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đến nay đã có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây truyền do virus Zika, trong đó có 11 quốc gia ghi nhận sự lây truyền từ người sang người qua đường tình dục. WHO cũng nhận định bệnh do virus Zika dễ dàng bùng phát thành dịch tại những nơi có véc-tơ truyền bệnh là muỗi vằn, trong đó có Việt nam.

b. Tại Việt nam

  • Đến nay nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm virus Zika tại Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh và Phú Yên, đây là những trường hợp đơn lẻ và chưa phát hiện các trường hợp nhiễm virus Zika khác ở khu vực xung quanh. Trước tình hình đó, để tăng cường giám sát bệnh do virus Zika, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tăng cường giám sát sử dụng Test Trioplex cùng lúc có thể phát hiện 3 tác nhân gây bệnh gồm: virus Zika, sốt xuất huyết Dengue, sốt Chikungunya.

2. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH DO VIRUS ZIKA.

  • Nhiễm virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch. Bệnh thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong.
  • Tuy nhiên, virus Zika có thể gây hội chững Não nhỏ ở trẻ sinh ra từ người mẹ bị mắc bệnh do virus Zika trong thời kỳ mang thai.
  • Đến nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh.

a. Đường lây truyền:

  • Do muỗi Aedes đốt.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: trong quá trình mang thai; vào thời điểm sinh con.
  • Lây qua đường truyền máu; quan hệ tình dục.

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

b. Triệu chứng lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến 1 tuần.
  • Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: Sốt nhẹ; Nổi ban sần trên da; Đau đầu, đau cơ, mỏi cơ khớp; Viêm kết mạc mắt.
  • Các triệu chứng lâm sàng thường nhẹ, kéo dài từ 2-7 ngày.
  • Có thể có các biến chứng thần kinh: Hội chứng Guillain Barrée; Hội chứng não nhỏ ở trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

c. Cận lâm sàng

  • RT-PCR: được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán xác định nhiễm virus Zika.
  • Huyết thanh chẩn đoán: Có thể phát hiện IgM từ ngày thứ 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. (Tuy nhiên xét nghiệm này có thể dương tính giả do phản ứng chéo với một số virus khác (ví dụ: Chikungunya, và các Flavivirus khác, .…)
  • Siêu âm thai: đối với phụ nữ có thai nghi nhiễm virus Zika để có thể phát hiện biến chứng não bé ở thai nhi.

d. Điều trị :

  • Điều trị triệu chứng: Nghỉ ngơi; Hạ sốt bằng Paracetamol. Không sử dụng Aspirin và các thuốc giảm đau NSAID ( ibuprofen…) khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết.
  • Bù nước và điện giải.
  • Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
  • Theo dõi các biểu hiện thần kinh như yếu, liệt cơ, .…
  • Đối với phụ nữ có thai cần hội chẩn chuyên khoa Sản để theo dõi bất thường trên thai nhi.

e. Phòng bệnh Zika

 *Phòng bệnh qua đường muỗi đốt:

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, thoa kem chống muối đốt, diệt loăng quăng, bọ gậy, .…

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

*Phòng bệnh lây qua đường truyền máu:  Khu vực đang có sự lây truyền mạnh của virus Zika:

  • Đảm bảo nguồn máu bằng tăng cường thu thập máu từ khu vực không bị ảnh hưởng bởi virus Zika.
  • Trì hoãn truyền máu trong vòng 28 ngày với các trường hợp: Người cho máu đã được khẳng định nhiễm virus Zika; Người cho máu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus Zika.
  • Xét nghiệm các mẫu máu truyền bằng các kỹ thuật phù hợp như RT-PCR.
  • Bất hoạt các tác nhân gây bệnh trong các chế phẩm máu (như kết hợp Vitamin B12 với tia Cực tím)
  • Trì hoãn truyền các chế phẩm máu (Hồng cầu: 7-14 ngày: Tiểu cầu: 3 ngày) cho đến khi khẳng định người cho không nhiễm virus Zika.
  • Ở khu vực không có sự lây truyền của virus Zika.
  • Tạm thời hoãn truyền máu trong vòng 28 ngày (gấp đôi thời gian ủ bệnh tối đa của virus) từ những người cho máu là người mới trở về từ vùng dịch tễ có virus Zika đang lây truyền.

*Phòng bệnh qua đường tình dục;

  • Tất cả các bệnh nhân nhiễm virus Zika và bạn tình cần được cung cấp thông tin về khả năng virus Zika có thể lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai, và quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.
  • Bạn tình của những phụ nữ có thai mà đang sống hoặc trở về từ khu vực có virus Zika lưu hành cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn hoặc kiêng quan hệ tình dục trong suốt thời gian thai kỳ.
  • Những người đang sống trong vùng dịch lưu hành cũng cần thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hoặc kiêng quan hệ tình dục.
  • Những người trở về từ vùng dịch lưu hành cũng cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn hoặc quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi trở về.

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+