PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM BỆNH SỞI
PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM BỆNH SỞI
Dịch sởi được cho rằng khởi phát từ phía Nam Trung Quốc sau đó xâm nhập vào Việt Nam từ đầu tháng 02/2014. Theo thống kê của Cục trưởng Cục y tế dự phòng (25/04) tính từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 3.647 trường hợp mắc sởi xác định trong số 10.227 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố.
1. KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA VI RÚT SỞI
Trong giai đoạn ban đầu và một thời gian ngắn sau khi phát ban, vi rút sởi có thể được tìm thấy trong dịch tiết mũi hầu, máu và nước tiểu. Vi rút có thể hoạt động sau khi để 34 giờ ở nhiệt độ phòng.Vi rút bệnh sởi dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ ở 560°C, nó bị phá huỷ trong 30 phút. Nó bị bất hoạt bởi ánh sáng, siêu âm và một số tác nhân lý hoá khác. Có thể sống sót nhiều ngày ở nhiệt độ 360°C, ở 220°C sống được 2 tuần.
Tất cả những người chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh sởi có thể gặp ở bất kỳ người nào chưa được tiêm ngừa, trong đó có cả trẻ em và người lớn.
Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc bệnh sởi là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccin. Trẻ đã tiêm vaccin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch. Thanh niên do chưa từng mắc bệnh sởi hoặc tiêm vaccin trước đây.
Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vaccin sởi.
Bệnh sởi là một bệnh cực kỳ dễ lây lan qua 2 đường hắt hơi, khi ho qua những hạt nhỏ li ti được bắn ra từ bệnh nhân hoặc qua quá trình chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế tiếp xúc với dịch tiết, chất tiết (nước mắt, nước mũi, nước bọt…) của người bệnh. Ngoài ra bệnh còn phát tán mạnh nhất là vào giai đoạn tiền triệu khi chưa được chẩn đoán, do đó cũng chưa có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
2. TRIỆU CHỨNG BỆNH SỞI
- Trẻ sốt cao 39-40 độ, ho khan nhiều, chảy nước mũi, mắt lèm nhèm, có thể có tiêu lỏng vài lần trong ngày.
- Bệnh thường xuất hiện từ ngày thứ ba của sốt, bắt đầu từ vùng sau tai, trán, mặt, lan dần xuống cổ, thân mình và chân tay.
3. BIẾN CHỨNG BỆNH SỞI
- Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi là viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não.
Chính các biến chứng này làm kéo dài thời gian bệnh, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Hậu quả là suy dinh dưỡng, lại là tiền đề cho các bệnh nhiễm trùng phát sinh. Đây là vòng lẩn quẩn bệnh lý thường gặp.
4. ĐIỀU TRỊ
- Triệu chứng gồm hạ sốt bằng Paracetamol, nghỉ ngơi tại giường, bù nước – điện giải, phát hiện biến chứng kịp thời.
- Điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn. Các thuốc kháng vi rút hiện nay không có tác dụng.
5. PHÒNG BỆNH
- Tiêm vaccin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt nam thực hiện. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vaccin sởi. Mũi tiêm sởi thứ nhất lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai vào lúc trẻ 18 tháng tuổi nhằm tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau mũi tiêm thứ nhất hoặc chưa được tiêm vaccin sởi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh đạt đến 90 – 95%. Nếu tiêm phòng đủ 2 mũi sẽ có miễn dịch suốt đời và đủ kháng thể truyền cho con. Có nhiều loại vaccin sởi, vaccin đơn hoặc vaccin phối hợp (sởi- rubella) (sởi – quai bị – rubella). Trong tiêm chủng chiến dịch thực hiện tiêm vaccin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vaccin sởi là 1 tháng.
- Một số lưu ý khi tiêm vaccin sởi:
- Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm.
- Phụ nữ mang thai không được tiêm vaccin sởi.
- Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccin vì kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
- Đối với trẻ < 9 tháng tuổi, chưa đến tuổi tiêm ngừa. Trẻ vẫn còn sức đề kháng của mẹ truyền cho – miễn dịch tự nhiên (nếu mẹ đã có chích ngừa sởi hay đã mắc bệnh sởi).
- Đối với trẻ chưa có miễn dịch tự nhiên. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi nên bổ sung vitamin A, sắt. Tăng cường vệ sinh cá nhân, bàn tay, vệ sinh môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
- Đặc biệt là không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi đang bị sởi, thậm chí người khỏe mạnh đi từ bệnh viện về.
- Tại cơ sở y tế khi phát hiện trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh nên cách ly trẻ ở bệnh viện, hạn chế tiếp xúc từ ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc đến ngày thứ 5 sau khi xuất hiện ban sởi, bởi giai đoạn này là giai đoạn lây lan mạnh. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.
6. LÂY TRUYỀN QUA TIẾP XÚC BỆNH
Nguyên có thể sống trong vài giờ hay thậm chí vài ngày trên bề mặt môi trường (ví dụ: tay nắm cửa). Bệnh nguyên có thể lây truyền khi sờ vào tay bệnh nhân, tay nhân viên y tế, hay bề mặt môi trường bị nhiễm. Tay có thể lây truyền vi sinh vật do sờ vào bề mặt nhiễm, sau đó tiếp xúc với bề mặt cơ thể như niêm mạc mũi hay kế mạc mắt, hay lây nhiễm với khu vực trung gian khác.
Phòng ngừa lây lan bệnh. Che miệng mũi bằng khăn giấy và bỏ khăn giấy trong thùng rác hoặc bằng mặt trong khuỷu tay khi ho hay hắt hơi. Rửa tay sau khi tiếp xúc với chất tiết. Dùng khẩu trang. Vệ sinh hô hấp
7. KHUYẾN CÁO
- Không nên cho trẻ đến những chỗ tập trung đông người khi không cần thiết.
- Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh (đang mắc sởi hay nghi ngờ mắc sởi).
- Không cho trẻ đến nơi đang có dịch, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Đối với người thân chăm sóc trẻ cũng không nên tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh sởi hoặc nghi sởi.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ẵm, chăm sóc bé.
- Đảm bảo vệ sinh và chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ.
1 | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn |
2 | Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn |
3 | Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) |
4 | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) |
5 | Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp |
Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/ |
|
028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng |
|