Cách cắt Amidan tốt nhất: Tìm hiểu quy trình thực hiện chi tiết
Viêm Amidan là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt Amidan. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp cắt Amidan và quy trình cắt Amidan được thực hiện như thế nào.
Phẫu thuật cắt Amidan là gì?
Amidan được xem là một trong những thành phần của hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bao gồm các mô lympho tập trung thành hệ thống tại vùng mũi họng. Hệ thống này sẽ hỗ trợ cơ thể ngăn chặn các vi trùng thông qua đường mũi miệng xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống Amidan gồm có Amidan khẩu cái, Amidan vòm (VA), Amidan vòi (VA vòi tai) và Amidan đáy lưỡi tạo nên cung Waldayer.
Tuy nhiên, thường nhắc đến Amidan là nhắc về Amidan khẩu cái, nằm ở thành sau miệng, là Amidan to nhất về kích thước và dễ gặp tình trạng viêm nhất trong hệ thống Amidan. VA và VA vòi tai sẽ nằm ở vị trí cửa mũi sau và vòm họng, chỉ có thể thấy nhờ vào phương pháp nội soi. Amidan đáy lưỡi sẽ nằm sau lưỡi.
Phẫu thuật cắt Amidan là coi là một thủ thuật tiểu phẫu, quy trình cắt Amidan được thực hiện bằng việc tách khối Amidan ra khỏi bệnh nhân, mục đích là giúp việc cổ họng bị nhiễm trùng hoặc khó chịu giảm xuống. Việc được phẫu thuật dựa vào chỉ định của bác sĩ chữa trị, đa phần nếu bệnh nhân bị viêm Amidan không dứt, không chữa khỏi với những phương pháp điều trị thông thường hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biến chứng.
Nếu bệnh nhân khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường nào thì cắt Amidan không nằm viện, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật.
Những trường hợp phải phẫu thuật cắt Amidan
Viêm Amidan là tình trạng Amidan bị nhiễm trùng, sưng tấy, gây khó chịu cho người bệnh. Vì Amidan có tác dụng ngăn chặn tác nhân nguy hiểm nên không phải cứ có viêm Amidan là cần loại bỏ. Bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ khi điều đó có lợi hơn là giữ lại Amidan. Bác sĩ sẽ thường chỉ định cắt Amidan trong những trường hợp sau:
- Viêm Amidan tái phát nhiều lần, được chỉ định điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau họng, nuốt vướng, hơi thở có mùi, ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ…
- Viêm Amidan gây ra các biến chứng như viêm tấy, áp xe quanh Amidan, viêm phế quản, viêm xoang, bệnh thấp khớp, viêm cầu thận…
Phì đại amidan có thể do sinh lý hoặc thứ phát do nhiễm vi rút hoặc nhiễm vi khuẩn, dị ứng, chất kích thích và có thể là do trào ngược dạ dày thực quản. Phì đại nặng có thể gây tắc khoang hình phễu lỗ mũi sau (gây viêm xoang).
>>> Xem ngay bài viết sau để biết bạn có nên cắt amidan không? Khi nào cần cắt amidan
Những phương pháp cắt Amidan phổ biến
Trước đây, quy trình cắt Amidan được thực hiện bằng cách: bác sĩ sử dụng dao mổ được khử trùng tuyệt đối để cắt, thời gian thực hiện từ 1-2h. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, các phương pháp cắt Amidan được thực hiện nhanh chóng, an toàn, đỡ tổn thương, ít bị ảnh hưởng trước, trong và sau phẫu thuật hơn so với các phương pháp trước đây . Dưới đây là một số biện pháp thường dùng hiện nay.
Cắt Amidan bằng sóng Radio cao tần (máy Coblator)
Phương pháp sử dụng sóng Radio cao tần được coi là cách cắt Amidan tốt nhất hiện nay vì phương pháp này ít gây bỏng (đốt ở nhiệt độ 67 độ C) và ít tốn thương các mô xung quanh và đặc biệt là rất nhanh chóng (khoảng 5-7 phút), nếu tính luôn thời gian gây mê chỉ khoảng 15 – 30 phút.
Coblation (một từ được tạo ra từ cụm từ “controlled ablation”) là một phương pháp sử dụng sóng radio tần số thấp và dung dịch muối để nhẹ nhàng và chính xác loại bỏ các mô tổn thương. Nguy cơ tổn thương đến các mô xung quanh thấp hơn nhiều so với phương pháp tiêu điện, và bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường nhanh chóng.
Cách thức cách cắt Amidan bằng Radio cao tần này có thể diễn giải như sau:
- Tạo ra một lớp dịch giữa điện cực và mô tế bào từ thiết bị radio ở tần số thích hợp.
- Dòng điện giúp ion hóa các nguyên tử, sau đó tạo thành hạt tích điện khi chạy qua lớp dịch.
- Lớp dịch (lúc này coi là trường plasma) kết hợp với phần đầu dò để tìm kiếm vừa tưới nước, vừa bóc tách phần Amidan bị viêm nhiễm khỏi cổ họng người bệnh.
Thời gian hồi phục nhanh chóng, khoảng 4h là người bệnh có thể xuất viện ra về (cắt Amidan không nằm viện). Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần nằm một đêm để theo dõi, ngày hôm sau sẽ về.
>>> Nếu bạn đang cần một địa chỉ cắt amidan uy tín, mau chóng và mau hồi phục, đọc ngay bài viết: Cắt amidan giá bao nhiêu? Địa chỉ cắt amidan uy tín
Cắt Amidan bằng Laser
Phương pháp cắt Amidan bằng laser là sử dụng năng lượng của bước sóng ánh sáng (tia laser) nhằm phá hủy các mô Amidan bị tiêm nhiễm. Với biện pháp phẫu thuật này thường không gây đau cho bệnh nhân, thao tác và thời gian thực hiện nhanh. Ánh sáng Laser có tính diệt khuẩn tốt, không hoặc ít gây chảy máu cả trong và sau khi phẫu thuật. Loại sóng năng lượng này an toàn được sử dụng rộng rãi trong y học và hiện nay được áp dụng nhiều trong các cơ sở y tế.
Cách thức của cách cắt Amidan bằng laser được diễn giải như sau:
- Gây mê tại chỗ
- Sử dụng tia laser để cắt Amidan ra khỏi phần trụ.
- Kiểm tra hốc Amidan lần cuối và tiến hành cầm máu.
Thời gian phục hồi của phương pháp cắt Amidan này cũng tương đối nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng nửa ngày là người bệnh có thể xuất viện, tuy nhiên cách thức này có rủi ro là dây thanh quản bị ảnh hưởng, có thể gây ra việc khàn giọng.
Cắt Amidan bằng dụng cụ Sluder
Một phương pháp cắt Amidan thường dùng cho trẻ nhỏ là cắt bằng dụng cụ Sluder. Phương pháp này được sáng chế bởi ông Greenfield Sluder – giáo sư đại học Saint Louis ở Hoa Kỳ. Phương pháp này phù hợp với viêm Amidan lớn, dễ bóc tách.
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, dễ trang bị cho các phòng khám, bệnh viện. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ sót các tổ chức Amidan và gây tổn thương các mô xung quanh.
Phương pháp bóc tách và thòng lọng (Anse)
Phương pháp này phù hợp để tách Amidan cho người lớn do có thể áp dụng đối với Amidan viêm mạn tính, hố Amidan có nhiều tổ chức xơ. Phương pháp này cũng như Sluder có ưu điểm là chi phí thấp hơn so với các phương pháp Coblator hoặc Laser, tuy nhiên lại dễ gây chảy máu Amidan do giả mạc bong, rụng trong quá trình lành hốc mổ.
Ngoài ra, còn 2 phương pháp nữa là phẫu thuật bằng dao mổ siêu âm hoặc dao điện, 2 phương pháp này giúp cầm máu khá nhanh nhờ vào việc dùng lưỡi dao tần số cao bóc tách Amidan, tuy nhiên chi phí cao và vết mổ hậu phẫu lâu lành nên ít được nhiều bệnh nhân sử dụng.
Quy trình cắt Amidan bao gồm những bước nào
Chuẩn bị trước khi tiến hành phẫu thuật cắt Amidan
- Thông thường, khi có chỉ định cắt Amidan, để đảm bảo cho một quy trình cắt Amidan diễn ra thành công, người bệnh sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm liên quan, chụp X Quang phổi.
- Trước khi tiến hành cắt Amidan, người bệnh cần ngưng sử dụng một số loại thuốc chống viêm trước đó 2 tuần. Nguyên nhân vì những loại thuốc này có thể gây chảy máu trong và sau quá trình phẫu thuật.
- Để giảm nguy cơ gây buồn nôn do thuốc gây mê gây ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định là không ăn trong vòng vài tiếng đồng hồ trước khi phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật cắt Amidan
- Gây mê: Để bệnh nhân không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê nội khí quản.
- Tiến hành cắt Amidan: Tùy theo phương pháp cắt Amidan đã nêu ở trên sẽ thực hiện cắt Amidan khác nhau. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, chúng tôi chỉ thực hiện cắt Amidan được coi là tốt nhất hiện nay là phương pháp cắt bằng Coblator.
Hậu phẫu và tịnh dưỡng
- Sau khi cắt Amidan, tùy thuộc vào phương thức (phương pháp hiện đại thì thời gian hậu phẫu khoảng 4h, phương pháp cũ như Anse hay Sluder khoảng 12-24h) bệnh nhân sẽ được theo dõi xem có biểu hiện bất thường nào không, nếu không có thì sẽ được xuất viện.
- Sau khi phẫu thuật, bác sĩ thường kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng
- Trong vòng 1 tuần đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định ăn đồ ăn mềm, đồ ăn nguội để đảm bảo phần Amidan không bị tổn thương.
- Khoảng 1 tháng sau khi cắt Amidan, người bệnh sẽ hết cảm giác đau nhưng vòm cong ngay lưỡi gà vẫn sẽ có cảm giác cứng và vướng. Tuy nhiên điều này bình thường. Sau 3 tháng, phần hố mổ sẽ mềm trở lại và sẽ hết cảm giác vướng víu.
Nên ăn và kiêng gì sau khi cắt Amidan
Nên ăn/uống gì sau khi phẫu thuật cắt Amidan
Sau khi thực hiện quy trình cắt Amidan, người bệnh nên ăn uống những thực phẩm sau đây (các thực phẩm mềm):
- Mỳ ống mềm
- Chuối
- Khoai tây nghiền
- Các loại súp
- Trà ấm
- Nước táo
Không nên ăn/uống gì sau phẫu thuật cắt Amidan
Người bệnh cần tránh ăn những đồ cứng, có cạnh cứng, có chứa axit citric, đồ quá nóng và các chế phẩm từ sữa (đối với người có tiền sử hoặc đang bị đau dạ dày). Một số các thực phẩm, đồ uống không nên sử dụng như sau:
- Bánh quy
- Cà chua
- Súp hoặc đồ uống nóng
- Nước chanh
- Nước ép cà chua
- Cà rốt
Phẫu thuật cắt Amidan có xảy ra biến chứng gì không
Trong quá trình cắt Amidan
Trong quy trình cắt Amidan, người bệnh có thể gặp một số biến chứng với việc tiêm thuốc tê, thuốc mê (bị ngộ độc, sốc thuốc tê, thuốc mê) và tình trạng chảy máu ở Amidan khi phẫu thuật, các rủi ro chấn thương ở xung quanh vùng phẫu thuật như răng, thành vòm họng, thanh quản…
Sau khi cắt Amidan
- Chảy máu sau khi phẫu thuật: với các phương pháp cắt Amidan truyền thống (phương pháp bóc tách), rủi ro việc chảy máu cao hơn nhiều so với các phương pháp hiện đại (coblator, laser), điều này nguy hiểm khi không được phát hiện kịp thời sẽ gây thiếu máu cấp và rối loạn huyết động, đặc biệt với những người có tiền sử máu khó đông.
- Nhiễm trùng vị trí mổ: rủi ro của trường hợp này là khá thấp vì vị trí mổ (hốc mổ) nằm khá sâu trong họng người bệnh nên những tác nhân bên ngoài khó có thể tác động vào khu vực này. Tuy nhiên, đối với những bệnh có sức đề kháng kém hoặc không tuân theo các chỉ định của bác sĩ sau khi phẫu thuật thì có thể gặp các dấu hiệu: sốt cao, đau họng nhiều, hơi thở có mùi hôi… thì phải thông báo ngay cho bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Việc lựa chọn cách cắt Amidan tốt nhất là cắt bằng coblator sẽ tránh nhiều biến chứng, rủi ro cho người bệnh.
Các biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật cắt Amidan
Ngoài những biến chứng đã đề cập ở phần trên, một số triệu chứng ít gặp hơn như:
- Đau cổ họng trong 1-2 tuần
- Đau tai, đau cổ
- Buồn nôn và gây ra tình trạng ói mửa
- Hôi miệng kéo dài trong một khoảng thời gian
- Gây rối loạn giấc ngủ khiến ngủ không ngon hoặc mất ngủ
>>> Sau khi cắt amidan có bị đổi giọng không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi được chỉ định cắt amidan, cùng bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn giải đáp qua bài viết: Cắt amidan có thay đổi giọng nói không? Một số điều lưu ý khi thực hiện
>>> Tìm hiểu thêm về các vấn đề đau sau khi phẫu thuật amidan qua tài liệu sau:
Nguồn: Prospect Guideline For Tonsillectomy: Systematic review and procedure-specific postoperative pain management recommendations – Anaethesia Volume76, Issue7 Pages 947-961
Một số lưu ý về các vấn đề sau khi phẫu thuật cắt Amidan có thể xảy ra
Để việc phục hồi trở nên nhanh chóng, người cắt Amidan cần thực hiện một số lưu ý sau đây:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1,2 ngày đầu sau khi phẫu thuật
- Sau một vài ngày, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ để tránh ảnh hưởng đến hốc mổ phẫu thuật
- Tránh tiếp xúc nhiều với người khác trong vòng 2 tuần đầu để không bị lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp như: viêm họng, cúm mùa…
- Hạn chế nói chuyện trong vòng 2 tuần để tránh chảy máu vết mổ.
>>> Xem thêm về phương pháp cắt amidan bằng Coblator tại video sau:
Các thắc mắc về phẫu thuật cắt Amidan thường gặp
Ai nên cắt Amidan?
Không phải ai có vấn đề về Amidan đều cắt, chỉ những trường hợp được bác sĩ chỉ định cắt mới nên cắt Amidan.
Phương pháp nào là tốt nhất để cắt Amidan?
Cắt bằng coblator là phương pháp được coi là tốt nhất để cắt vì thời gian cắt rất nhanh (5 – 7 phút) và ít tổn thương mô nhất.
Thời gian hậu phẫu sau khi cắt Amidan?
Đối với phương pháp truyền thống mất khoảng 12-24h, phương pháp hiện đại khoảng 4h
Người bệnh sau khi cắt Amidan nên và không nên ăn uống gì?
Nên ăn đồ mềm, uống đồ ấm, không nên ăn đồ cứng, đồ cay nóng và chế phẩm từ sữa (nếu bệnh nhân có vấn đề về dạ dày).
Những biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt Amidan?
Chảy máu hoặc nhiễm trùng ở vị trí mổ thường sẽ gặp nhiều nhất, đặc biệt ở các phương pháp cắt Amidan truyền thống.
Người bệnh có nên nói chuyện ngay sau khi cắt Amidan không?
Theo khuyến cáo là không để tránh chảy máu vết mổ.
Có thể đi làm ngay sau khi cắt Amidan không?
Không nên đi làm ngay sau khi cắt, cơ thể phải được nghỉ ngơi hoàn toàn 1,2 ngày để phục hồi.
Nên cắt Amidan ở đâu?
Hãy đến các bệnh viện, phòng khám có chuyên môn, tay nghề cao về điều trị Amidan để được tư vấn về quy trình cắt Amidan. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, chúng tôi sẽ tiến hành phẫu thuật theo phương pháp hiện đại là Coblator để đảm bảo yếu tố an toàn cho bệnh nhân.
Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin chi tiết về quy trình cắt Amidan. Tuy đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, nhưng để hạn chế tối đa những biến chứng gây hại cho sức khỏe bạn nên nắm rõ kiến thức và nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra. Điều quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn cho mình cơ sở cắt Amidan uy tín như bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/