Khám Tiêu Hóa

Khám tiêu hóa là gì? Các bước cụ thể trong quy trình khám tiêu hóa

BS. Mai Thị Diệu Trinh

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Mai Thị Diệu Trinh

Bác sĩ Khoa Tiêu hóa Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn


Các bệnh về đường tiêu hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi khám tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp nhé!

Khám tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ dinh dưỡng và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi khám tiêu hóa để sớm phát hiện bệnh lý từ đó có hướng điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm về lịch sử và khám rối loạn tiêu hóa qua tài liệu sau:

Nguồn: MSD Manuals

Khám đường tiêu hóa là gì? 

Hệ tiêu hóa có vai trò tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể. Hệ tiêu hóa bao gồm rất nhiều cơ quan khác như:

  • Tuyến tụy
  • Túi mật
  • Gan
  • Đường tiêu hóa: tính từ miệng xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn

Khám tiêu hóa đó chính là khám tất cả các cơ quan bên trên để có thể phát hiện ra các bệnh lý thường gặp như: bệnh viêm thực quản, dạ dày, trĩ, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm tuyến tụy…

Khám tiêu hóa là gì
Khám tiêu hóa giúp phát hiện bệnh lý về đường tiêu hóa từ đó có phương pháp điều trị phù hợp

Khi nào cần đi khám tiêu hóa?

Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng nhanh chóng, kể cả những người trẻ tuổi do lối sống, chế độ ăn uống hoặc nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Nhiều người thường bỏ qua những triệu chứng rất nhẹ, khi đến khám thì bệnh đã trở nặng và gây khó khăn trong việc điều trị, nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.

Bạn hãy đi khám tiêu hóa nếu có những dấu hiệu dưới đây nhé:

  • Đầy hơi, chướng bụng: Đây có thể là dấu hiệu bất thường của các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày, thiếu men chuyển hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…
  • Đau bụng: Đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau, lúc âm ỉ lúc dữ dội. Bên cạnh đó, đau bụng bên phải kèm theo sốt, nôn có thể do viêm ruột thừa. Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa khi bị đau bụng đó là đại tràng, mật, gan…
  • Nôn và buồn nôn: Tình trạng này xảy ra khi ăn quá no hoặc vận động mạnh, đây là dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa…
  • Thói quen đại tiện thay đổi: Táo bón, tiêu chảy kéo dài, thời gian đi ngoài thay đổi, đi ngoài phân dạng táo bón nhưng sau lại lỏng.
  • Chán ăn, khó tiêu: Đây cũng là biểu hiện bất thường liên quan đến đường tiêu hóa có thể do loạn khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày, ung thư đường ruột… khiến nhiều người không có cảm giác muốn ăn và bị đầy bụng mặc dù ăn rất ít.

>>> Dấu hiệu đầy hơi chướng bụng là một trong những dấu hiệu của hội chứng rối loạn tiêu hóabạn cần không thể xem nhẹ

dấu hiệu nên khám tiêu hóa
Những dấu hiệu mà chúng ta cần nên đi khám tiêu hóa

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa

Tùy vào từng kết quả khám lâm sàng cũng như tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra hơi thở (test C13)
  • Xét nghiệm phân
  • X-quang
  • Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng hay nội soi đại tràng, trực tràng
  • Các xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa (cancer markers): AFP, CEA,…
  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT
Phương pháp nội soi tiêu hóa
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Trong đó, nội soi gây mê hoặc không gây mê được sử dụng phổ biến và là phương pháp mang lại hiệu quả, an toàn cao trong khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể phát hiện sớm các tổn thương nhỏ từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý đường tiêu hóa và ung thư đường tiêu hóa.

Khi xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh nhiễm Helicobacter pylori ở dạ dày, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu và gửi ngay đến phòng thí nghiệm trong vòng 4 giờ sau khi lấy. Cuối cùng, 0,5 cc của nước tiểu sẽ khuấy với 0,5 cc chất pha loãng bằng pipet.

Các bước khám tiêu hóa và những điều cần lưu ý 

Quy trình khám tiêu hóa 

Khám tiêu hóa được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi để có thể đánh giá sức khỏe tổng quát và tình trạng đường tiêu hóa. Sau đó sẽ tiến hành:

  • Đo huyết áp, cân nặng
  • Kiểm tra lòng bàn tay, kiểm tra củng mạc mắt
  • Quan sát và khám vùng bụng
Đo huyết áp trước khi xét nghiệm
Đo huyết áp trước khi làm xét nghiệm

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi xem bệnh nhân hiện đang sử dụng loại thuốc nào, tiền sử bệnh lý, chế độ dinh dưỡng… để có thể chỉ định các bước thăm khám, kiểm tra tiếp theo.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng

Tùy theo từng thể trạng, trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp:

  • Xét nghiệm phân
  • Chẩn đoán hình ảnh: nội soi dạ dày, đại tràng và siêu âm ổ bụng tổng quát
  • Test hơi thở

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm và bác sĩ tư vấn điều trị

Dựa vào những triệu chứng, kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân có cần phải kiểm tra chuyên sâu hay không hoặc có thể đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Những điều cần lưu ý 

Để giúp quá trình khám tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo kết quả có tính chính xác cao, trước khi khám bệnh nhân cần lưu ý:

Trong trường hợp được chỉ định nội soi dạ dày

  • Nếu có bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiền sử dị ứng cần báo cho bác sĩ biết
  • Nhịn đói 6-8 tiếng, nhịn uống 2-3 giờ trước khi nội soi tránh bị sặc lên đường thở
  • Báo cho bác sĩ khi đang có thai hoặc nghi ngờ mang thai

Trong trường hợp được chỉ định nội soi đại tràng

  • Trước 3-4 ngày nội soi cần bổ sung chất xơ, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa
  • Kết thúc bữa tối trước 20 giờ trước ngày nội soi
  • Người có bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiền sử dị ứng cần báo cho bác sĩ
  • Nội soi sau kết thúc kỳ kinh
  • Nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai cần báo cho bác sĩ
  • Nên khám vào buổi sáng để có kết quả chính xác
  • Không sử dụng các loại nước có màu sẫm bởi điều này sẽ khiến cho việc quan sát đại tràng trở nên khó khăn

Ngoài những điều trên, khi khám tiêu hóa người bệnh cần mang theo các kết quả khám ở những lần trước để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán bệnh.
>>> Tìm hiểu về hệ tiêu hóa qua video sau:

Một số câu hỏi thường gặp về khám tiêu hóa

Có những bệnh lý tiêu hóa nào thường gặp?

  • Bệnh về răng miệng
  • Bệnh về vùng hầu, họng
  • Bệnh về thực quản
  • Dạ dày, tá tràng
  • Các bệnh đường ruột (như là ruột non và ruột già)
  • Các bệnh về gan
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Các bệnh về túi mật hay đường mật
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Táo bón mãn tính
  • Bệnh trĩ

Bị bệnh về hệ tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hệ tiêu hóa có chức năng vô cùng quan trọng do đó nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu về bệnh lý tiêu hóa thì hãy đi khám để được chẩn đoán sớm tránh trường hợp bệnh diễn biến nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Khám tiêu hóa ở đâu uy tín?

Tại khu vực TP.HCM, Hệ thống Đa Khoa Quốc tế Sài Gòn là địa chỉ khám tiêu hóa uy tín với 16 năm hoạt động, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành có chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

địa chỉ khám tiêu hóa uy tín
Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là địa chỉ khám tiêu hóa uy tín

Khám tiêu hóa theo định kỳ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để từ đó gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Để đặt lịch khám tiêu hóa và được bác sĩ tư vấn trực tiếp, bạn hãy liên hệ theo thông tin dưới đây nhé! Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+