Răng khôn

Răng khôn: Dấu hiệu, tác dụng, độ tuổi mọc, số lượng, khi nào nên nhổ?

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

Bác sĩ chuyên khoa Nha


Trung bình một người trưởng thành phát triển hoàn thiện sẽ có 4 chiếc răng khôn. Răng khôn xuất hiện là báo hiệu đây là những chiếc răng mọc cuối cùng của mỗi người. Tuy nhiên, chiếc răng này lại mang đến rất nhiều phiền toái cho nhiều người mỗi khi nó xuất hiện. Hãy cùng tìm hiểu xem răng khôn là gì, dấu hiệu để nhận biết mọc răng khôn ra sao, răng khôn có nguy hiểm không,… qua bài viết dưới đây.

Răng khôn là gì?

Trong quá trình tiến hóa của con người, phần hàm nhỏ dần và chỉ đủ chỗ cho 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới (bao gồm 7 răng mỗi bên trái – phải). Răng khôn là răng mọc ở vị trí số 8 (phần dư của răng hàm) và ít có tác dụng trong việc cắn xé, nghiền nát thức ăn.

Độ tuổi mọc răng khôn thường nằm trong giai đoạn từ 17 đến tầm tuổi 25 và không phải ai cũng mọc răng khôn. Có khoảng ⅓ số dân trên thế giới mọc thiếu hoặc không mọc chiếc răng khôn nào.

 

người bao nhiêu tuổi mọc răng khôn
Răng khôn thường sẽ mọc sau khi xương hàm đã phát triển hoàn toàn

Răng khôn khi mọc đúng cách thì sẽ không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch, kẹt trong nướu hoặc xương hàm thì có thể dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng, bệnh nướu răng và những vấn đề về sức khỏe răng miệng khác. Trong các trường hợp này, nha sĩ thường sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn.

Nếu răng khôn mọc hoàn toàn và đúng vị trí, chúng có thể bảo vệ xương hàm và hỗ trợ vòm miệng. Ở thời nguyên thủy của tổ tiên chúng ta, đồ ăn gồm rất nhiều loại thực vật sống, các loại hạt cứng và thịt dai, nên răng khôn xuất hiện và cần thiết để nghiền nát những thực phẩm này để dễ tiêu hóa.

Ngày nay, chúng ta không cần đến răng khôn vì việc chuẩn bị thức ăn và dụng cụ ăn uống hiện đại đã loại bỏ nhu cầu sử dụng răng khôn để nghiền nát thức ăn. Và khi đã quen với những thay đổi trong chế độ ăn uống này, cơ thể sẽ tự động có một số thay đổi tiến hóa nhỏ để thích nghi, ví dụ như hàm của chúng ta sẽ trở nên nhỏ hơn. Đây là lí do vì sao hàm nhiều người không có đủ chỗ để mọc răng khôn. Vì thế, răng khôn không có chức năng nhai hay tác dụng thẩm mỹ gì cả.

mọc răng khôn hàm trên thì sao
Một người trưởng thành có rất phát triển bình thường sẽ có 4 chiếc răng khôn

Vậy “Một người trưởng thành có bao nhiêu răng khôn?” Đối với những người trưởng thành có răng phát triển bình thường thì ngoài 28 chiếc răng thường, hàm trên và hàm dưới của mỗi người sẽ mọc thêm 2 chiếc răng khôn cho mỗi hàm, tổng cộng là 4 chiếc răng khôn. Tuy nhiên, như đã đề cập, nếu răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức thì sẽ phải loại bỏ ngay để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Dấu hiệu mọc răng khôn

Một vài người khi mọc răng khôn sẽ không có dấu hiệu gì hết. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít, hầu hết mọi người khi sắp mọc răng khôn cũng sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đỏ nướu, sưng nướu, chảy máu
  • Hàm đau nhức
  • Đau mặt, đặc biệt là phần ở hai bên hàm vì răng khôn mọc gây áp lực lên dây thần kinh
  • Xuất hiện những đốm trắng ở sau răng hàm cuối cùng. Đây có thể là khi răng mới nhú khỏi nướu
  • Có vị lạ trong miệng, hơi thở hôi
  • Khó mở hàm vì cảm giác đau đớn
  • Thường bị sốt nhẹ khi răng khôn chuẩn bị mọc
dấu hiệu mọc răng khôn là gì
Hầu hết mọi người khi mọc răng khôn sẽ có vài dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng

Các tình trạng mọc răng khôn phổ biến Tùy theo mỗi người mà răng khôn sẽ mọc khác nhau. Một số tình trạng mọc răng khôn phổ biến hiện nay thường đề cập đến như:

  • Răng mọc đúng hướng (vertical impaction): răng mọc thẳng và đúng vị trí ở hàm, không gây sưng tấy, đau nhức hay viêm nướu. Điều này chứng tỏ hàm răng có đủ không gian để răng khôn phát triển bình thường.
  • Răng mọc lệch trái hoặc phải (mesial/distal impaction): đây là tình trạng rất phổ biến khi mọc răng khôn. Vì hàm không có đủ không gian để chứa răng khôn mới nên khiến răng mọc lệch hướng, gây ảnh hưởng đến các răng lân cận. Khi ăn thức ăn cũng dễ bị mắc vào giữa nướu và răng khôn khiến việc làm sạch vô cùng khó khăn, lâu ngày gây ra sâu răng, hôi miệng,…
  • Răng chỉ mọc một phần (partial impaction): có một số trường hợp răng khôn chỉ phát triển một phần, vô tình tạo ra một khoảng trống giữa răng khôn và các răng khác. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và mảng bám hình thành, dẫn đến tình trạng hôi miệng, viêm sưng nướu.
  • Răng khôn mọc ngang hoặc nghiêng (horizontal impaction): có một số trường hợp răng khôn mọc nghiêng hoặc nằm ngang, tạo áp lực lên nướu gây cảm giác đau đớn, khả năng bị xung huyết ở những vùng xung quanh.
tình trạng mọc răng khôn phổ biến
Tùy theo mỗi người mà tình trạng mọc răng khôn cũng sẽ khác nhau

Biến chứng của răng khôn mọc lệch có thể xảy ra

Răng khôn nếu mọc sai vị trí hoặc chỉ mọc một phần có thể gây ra những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: khi răng mọc xuyên qua nướu, xung quanh phần đỉnh răng có thể bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng và viêm sẽ gây đau, sưng và cứng hàm, khiến việc mở miệng sẽ rất khó khăn và thậm chí là đau đớn khi nuốt thức ăn. Nhiễm trùng cũng gây hôi miệng và có vị lạ ở trong khoang miệng.
  • Đau: răng khôn mọc lệch có thể chèn ép và gây áp lực nên các răng lân cận, gây ra cảm giác đau đớn. Tình trạng đau đớn ở hàm cũng có thể bị kéo dài khi răng khôn nhiễm trùng.
  • Xuất hiện u nang: răng khôn mọc lệch lâu ngày có thể gây ra u nang xung quanh và làm răng lung lay. U nang cũng có thể phá hủy cấu trúc xương răng và làm hỏng răng và nướu ở lân cận.
  • Lở loét vùng khoang miệng: răng khôn mọc lệch khỏi nướu sẽ cọ xát với vùng da trong khoang miệng, gây tổn thương và tạo thành vết loét bên trong khoang miệng.
  • Gây tổn thương lên các răng khác: răng khôn mọc không đúng sẽ gây áp lực và có thể làm tổn thương răng hàm thứ hai, tăng nguy cơ nhiễm trùng các răng ở phía bên trong hàm, khiến răng mọc chen chúc, lệch hàm và phải điều trị chỉnh nha.
  • Sâu răng: thức ăn có thể bị mắc kẹt ở giữa răng khôn và răng hàm kế bên, nếu không được làm sạch kỹ lâu ngày sẽ tích tụ và tạo thành mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi phát triển.
  • Viêm nướu: khi răng khôn mọc ngầm, mọc một phần gây khó khăn trong việc làm sạch thì nguy cơ bạn sẽ phải đối diện với tình trạng viêm nướu vô cùng đau đớn, nó còn thường được gọi là viêm quanh thân răng.
bị đau răng khôn uống thuốc gì
Răng khôn khi mọc lệch sẽ gây ra một vài biến chứng khá nguy hiểm

Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn nên được loại bỏ sớm khi chúng thuộc những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch hoặc sai vị trí, gây biến chứng đau đớn, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, gây u nang và ảnh hưởng đến các răng khác.
  • Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh nên cần loại bỏ răng khôn sớm đề phòng ngừa biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, không bị cản bởi bướu và xương nhưng lại không có răng ăn khớp ở đối diện. Điều này khiến cho răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện, gây tình trạng nhồi nhét thức ăn và lở nướu hàm đối diện.
  • Răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, không bị cản trở nhưng hình dáng bất thường cũng sẽ khiến thức ăn bị mắc vào với răng bên cạnh, tương lai dễ bị sâu răng và viêm nha chu răng.
  • Răng khôn bị sâu răng hoặc có bệnh nha chu.
  • Răng khôn cần nhổ khi làm chỉnh hình, làm răng giả,…
nhổ răng khôn có bị sao không
Răng khôn mọc sai vị trí, mọc chỉ một nửa,… nên loại bỏ sớm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau

Còn với những trường hợp sau thì không nhất thiết phải nhổ răng khôn, như:

  • Răng khôn mọc thẳng bình thường, đúng vị trí, không gây biến chứng, không bị kẹt bởi nướu và mô xương.
  • Bệnh nhân có các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, máu không đông,…
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến những cấu trúc như xoang hàm, dây thần kinh,…

Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất theo các chuyên gia khuyên là từ 18 tuổi đến 25 tuổi. Đây là giai đoạn chân răng đã hình thành được 2/3. Nếu trên 35 tuổi mà phẫu thuật răng khôn thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì xương đã cứng và đặc hơn.

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Chế độ ăn uống

Sau khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn chỉ nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa để hạn chế hoạt động của xương hàm.  Bên cạnh đó, bạn không được ăn đồ quá cứng, quá mặn, quá chua hay cay,… Cũng không được uống nước có ga hay các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… trong ít nhất là 3 ngày sau khi mổ.

thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên kiêng đồ cứng, cay, chua,… ít nhất 3 ngày sau khi nhổ

Chăm sóc vết mổ Việc chăm sóc vết mổ đúng cách sẽ giúp khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Những điều bạn cần làm sau khi phẫu thuật răng khôn là:

  • Cắn chặt bông gạc tại chỗ sau khi nhổ răng khoảng 30 – 45 phút. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy đau và chảy máu từ 1-2 ngày. Má cũng sẽ bị sưng lên và xuất hiện máu tụ tại vị trí nhổ. Hãy dùng túi đá chườm lên má sau khi nhổ răng để giảm đau và sưng.
  • Uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để giảm đau. Nếu máu ngay phần răng nhổ vẫn chảy thì hãy dùng gạc vô trùng đặt vào và giữ chặt trong khoảng 15 – 20 phút để máu đông thành hình.
  • Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và không có dấu hiệu ngưng thì bạn cần quay lại bệnh viện ngay để kiểm tra. Tuyệt đối không súc miệng cho đến khi máu đông thành hình. Bên cạnh đó, không được mút, đá lưỡi, thọc tay,… vào vết thương nếu không muốn bị nhiễm trùng.
thuốc giảm đau khi mọc răng khôn
Chăm sóc vết mổ đúng cách sau khi loại bỏ răng khôn sẽ giúp bạn mau chóng hồi phục hơn

Dịch vụ nhổ răng khôn tại SIGC

Việc nhổ răng khôn có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ và trang thiết bị cơ sở kỹ thuật hiện đại. Sử dụng dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha khoa thuộc Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC), bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc chu đáo với:

  • Trang thiết bị nha khoa hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Nhật với: 2 ghế Nha khoa tổng quát, 1 ghế Nha khoa trẻ em và 1 ghế Nha khoa Thủ thuật (Implant).
  • Các bác sĩ trực tiếp điều trị đều có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành, được đào tạo, giảng dạy và làm việc tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Răng Hàm Mặt TPHCM, BV Nguyễn Tri Phương và đều có thời gian tu nghiệp tại Pháp, Đức, Hoa Kỳ.
  • Khách hàng khi điều trị tại Nha khoa thuộc Hệ thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn (SIGC) đều được thanh toán bảo hiểm từ những đơn vị bảo hiểm lớn như PVI, Bảo Việt, VBI, Liberty, Insmart,…
  • Sau khi nhổ răng khôn, các bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn phương pháp chăm sóc răng miệng, ăn uống và cách vệ sinh đúng cách để vết thương nhanh lành, hạn chế tối đa tình trạng đau đớn khi nhổ răng khôn.

FAQ

Có ai không mọc răng khôn không?

Có. Theo nghiên cứu thì khoảng 20-25% dân số có từ 1-3 răng khôn và đến 35% dân số không có răng khôn nào cả. Vì vậy, việc mọc hay không mọc răng khôn là việc hoàn toàn bình thường.

Quá trình mọc răng khôn

Tất cả răng đều hình thành từ trong xương hàm. Khi chân răng phát triển, thân răng sẽ từ từ trồi lên khỏi nướu và mọc xuyên qua nướu. Sau khi răng đã mọc, chân răng sẽ tiếp tục dài ra bám sâu vào nướu. Phải mất rất nhiều năm chân răng mới phát triển hoàn thiện. Xương hàm cũng sẽ trở nên dày và cứng hơn theo thời gian.

Chăm sóc răng khôn thế nào?

Răng khôn rất khó vệ sinh sạch nên rất dễ bị sâu răng. Khi mọc răng khôn, để giảm nguy cơ nhiễm trùng của nướu bạn có thể làm các cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ ngày. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sẽ giúp giảm vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả hơn.
  • Uống nhiều nước giúp hỗ trợ việc loại bỏ thức ăn và vi khuẩn khỏi răng và nướu.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt vì đường có thể kẹt trong kẽ răng, tạo thành mảng bám, lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Tóm lại, răng khôn không cần phải nhổ nếu chúng mọc đúng vị trí và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc không đúng vị trí, gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt thì nên tìm đến địa chỉ khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+