Gợi ý những cách chữa bệnh rối loạn tiền đình và cách phòng ngừa
Rối loạn tiền đình là vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại và càng ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Bệnh nhân rối loạn tiền đình nên làm gì để chữa được và phòng tránh căn bệnh này. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp chữa rối loạn tiền đình giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho những người đang gặp phiền toái với các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Bệnh rối loạn tiền đình rất cần được điều trị đúng cách để tránh các di chứng như:
- Thường xuyên mất thăng bằng, choáng váng và dễ té ngã. Điều này có thể khiến bệnh nhân xảy ra các chấn thương.
- Bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Bệnh kéo dài và các triệu chứng khiến cuộc sống bị đảo lộn, người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, thấy mình có thể trở thành gánh nặng cho gia đình.
- Tăng nguy cơ bị tai biến, đột quỵ do tổn thương dây thần kinh, cũng có thể do phát hiện bệnh muộn và không chữa rối loạn tiền đình đúng phác đồ.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn chức năng tiền đình trung ương nghiêm trọng là đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở hố sau, nơi chứa thân não và tiểu não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính chiếm tới 25% số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng tiền đình trung ương
Khi bị bệnh rối loạn tiền đình nên làm gì?
Hiện nay, cách chữa bệnh rối loạn tiền đình chủ yếu là điều trị nội khoa bằng thuốc và hướng dẫn bệnh nhân thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị về đơn thuốc kê, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Người bệnh sẽ được các nhân viên y tế tư vấn chi tiết về những vấn đề như rối loạn tiền đình nên làm gì hay nên bổ sung chế độ ăn uống nghỉ ngơi thế nào. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để tự điều trị các triệu chứng khi mắc bệnh về tiền đình. Như vậy, việc chữa bệnh mới có thể tối ưu, hiệu quả nhanh và hạn chế nguy cơ tái phát về sau. Nhất là với những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên.
>>> Để biết thêm chi tiết các nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình, xem ngay qua bài viết sau: 5 Nhóm thuốc uống trị rối loạn tiền đình có hiệu quả cao
Trong trường hợp cấp tính, bệnh nhân đột ngột có biểu hiện chóng mặt, nôn mửa, choáng váng và mất thăng bằng thì cần xử lý như sau:
- Dìu bệnh nhân vào phòng có không gian yên tĩnh, mát mẻ và có ánh sáng nhẹ.
- Cho bệnh nhân nằm đầu để thấp, giữ cho vùng đầu không dịch chuyển nhiều.
- Có thể dùng thuốc chống nôn bằng đường tiêm tĩnh mạch. Cách này cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.
- Bù nước và điện giải cho bệnh nhân và để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị rối loạn tiền đình
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng người mắc rối loạn tiền đình nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin thiết yếu thông qua chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
Những thực phẩm giúp bổ sung chất xơ giúp chữa rối loạn tiền đình bao gồm: các loại rau có màu xanh đậm như cải xanh, măng tây, đậu bắp, cải bó xôi, súp lơ, …. Các loại hoa quả tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch như cà chua, bí ngô, cam, chanh, quýt, bưởi….
Những thực phẩm giúp bổ sung các vitamin thiết yếu giúp hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm bớt các triệu chứng do rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Thêm vào đó là khắc phục tình trạng xơ cứng tai thường gặp ở bệnh tiền đình. Bổ sung những vitamin sau đây rất tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình:
- Axit folic (vitamin B9): bao gồm rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu trắng, lạc… góp phần tăng cường sức khỏe và phục hồi hệ thống tiền đình.
- Vitamin B6: có trong các loại ngũ cốc, thịt gà, thịt cá và các loại trái cây như táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân…. Đây là vitamin có vai trò quan trọng trong phục hồi tổn thương thần kinh. Kết hợp cùng vitamin B9 giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ rất hiệu quả.
- Vitamin C: có nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa và các loại rau quả như rau cải xoăn, súp lơ xanh, cà chua và ớt đỏ. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại hoạt động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
- Vitamin D: có thể bổ sung từ thịt lợn, thịt bò, thịt cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc và các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành….
Bên cạnh đó, các thực phẩm có chứa các chất kích thích không tốt cho sức khỏe cần hạn chế tối đa cũng là cách điều trị rối loạn tiền đình phải được khuyến cáo đến bệnh nhân:
- Cafein: uống cà phê chứa cafein làm tăng chứng ù tai ở người bệnh do tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
- Rượu và bia: tác nhân làm nặng thêm các cơn đau đầu. choáng váng cho bệnh nhân.
- Thuốc lá: trong thuốc lá chứa nicotine làm giảm lượng máu cung cấp đến tai gây ù tai, đau tai và nghe kém.
- Chất béo và các thức ăn chế biến chứa nhiều dầu mỡ: như mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem… những thức ăn này dễ khiễn cơ thể tích mỡ, tăng mỡ máu khiến cholesterol trong máu tăng cao làm tắc mạch, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
>>> Tìm hiểu thêm về dấu hiệu rối loạn tiền đình qua bài viết sau: Biểu hiện rối loạn tiền đình – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Chế độ nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp với người bị rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình điển hình bởi triệu chứng mất thăng bằng và đột ngột hoa mắt chóng mặt nên ngoài việc phải dùng thuốc, bệnh nhân còn cần phải thay đổi lối sống sao cho hạn chế xuất hiện đột ngột triệu chứng gây nguy hiểm:
- Bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn khoa học.
- Khi ngủ nên để đầu thấp, không kê gối cao giúp dễ lưu thông máu hơn.
- Phòng ngủ và chỗ nằm nghỉ phải thông thoáng, tránh bật đèn chói sáng quá mức nên có rèm cửa tránh ánh sáng chói từ bên ngoài. Không gian hạn chế ồn ào và tiếng la hét lớn.
- Tập vận động nhẹ và tập các bài thể dục như bài tập dưỡng sinh, yoga với cường độ vừa phải để giúp lưu thông máu tốt cũng là cách chữa bệnh rối loạn tiền đình cho bệnh nhân.
- Nhẹ nhàng xoa nắn vùng thái dương, mát xa mặt bằng tay.
- Cân bằng cuộc sống, thư giãn và tránh căng thẳng, làm việc vừa sức, nghỉ ngơi đúng giờ.
- Nên ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày, tránh thức khuya.
- Nên lạc quan vui vẻ, tránh tâm trạng buồn phiền vì căng thẳng kéo theo những rối loạn về nội sinh, khiến cho các triệu chứng rối loạn tiền đình ngày càng trầm trọng.
>>> Cuộc sống nhiều áp lực và phải trải qua stress lâu dài khiến nhiều người trẻ bị rối loạn tiền đình, tìm hiểu thêm qua bài viết: Bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ – Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
>>> Xem tài liệu sau để hiểu rõ hơn về rối loạn tiền đình được phân loại như thế nào
Nguồn: Article in Journal of Vestibular Research · October 2009
Gợi ý một số cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình
Bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tiền đình rất dễ tái phát khi không biết cách phòng ngừa bệnh đúng cách. Một số trường hợp không kiểm soát được có thể diễn tiến rất nặng, cần phải nhập viện để bác sĩ điều trị.
>>> Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào? Và các phương pháp khám rối loạn tiền đình, xem ngay: Các bước khám rối loạn tiền đình – Khám rối loạn tiền đình ở khoa nào?
Như vậy, để phòng ngừa tốt rối loạn tiền đình nên làm gì? Mọi người cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, chọn bộ môn phù hợp với điều kiện và sở thích của mình. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động cho vùng đầu, cổ gáy. Mát xa mặt và thái dương nhẹ nhàng. Chú ý không nên thực hiện động tác quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Đặc biệt là khi vừa thức dậy vào buổi sáng, không được bật dậy mà cần mở mắt, xoay người và từ từ ngồi dậy đi ra khỏi giường.
Đối với những người phải làm việc trong văn phòng ngồi lâu trong ngày thì nên thay đổi tư thế ngồi thường xuyên, nên đứng dậy đi lại một lúc và quay trở lại làm việc tiếp, tránh ngồi và nhìn quá lâu trước máy tính.
Bên cạnh đó, khi nghi ngờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, cần đi khám bác sĩ tại chuyên khoa tai mũi họng và thần kinh để được chẩn đoán chính xác bệnh tiền đình và có phương án điều trị kịp thời.
>> Xem video sau để biết thêm phương pháp trị chóng mặt khi bị đau nhức đầu
Những thắc mắc thường gặp về vấn đề rối loạn tiền đình nên làm gì?
Bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình có truyền nước được không?
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiền đình, nếu để cơ thể gặp tình trạng mất nước sẽ rất nguy hiểm.
Do đó, trong trường hợp khẩn cấp, khi bệnh nhân đang chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng tư thế có thể bù nước điện giải qua đường truyền để có hiệu quả nhanh chóng nhất.
Rối loạn tiền đình khi mang thai có uống thuốc được không?
Người mẹ trong thời kỳ mang thai mà mắc rối loạn tiền đình cần đến khám và theo dõi bởi bác sĩ. Tùy theo triệu chứng và tình trạng của thai nhi mà bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc chỉ hướng dẫn người mẹ các biện pháp xử lý khi gặp triệu chứng mà không cần dùng tới thuốc. Bởi vì khi mang thai, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc.
Rối loạn tiền đình nên làm phương pháp nào để điều trị dứt điểm được nhanh chóng?
Mức độ bệnh ở mỗi người là khác nhau nên việc điều trị cũng sẽ dựa vào biểu hiện của các cá nhân người bệnh. Tốt nhất là tuân theo chỉ dẫn mà bác sĩ đã kê và thực hiện lối sống lành mạnh. Tránh căng thẳng lo âu sẽ khiến quá trình điều trị trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Như vậy, bệnh rối loạn tiền đình là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị đúng cách để bệnh nhân được cải thiện chất lượng cuộc sống. Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp bạn có thêm hiểu biết về rối loạn tiền đình nên làm gì. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ đến bệnh viện Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ bạn kịp thời nhé.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/