Hội chứng rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường, xảy ra phổ biến ở đường tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bệnh gây khó chịu và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng này.
Hội chứng rối loạn tiêu hóa là gì?
Đây là hội chứng xảy ra khi hệ tiêu hóa có các biểu hiện bất thường về cấu trúc hoặc chức năng. Qua nghiên cứu và phân tích, rối loạn tiêu hóa được thành hai nhóm chính, bao gồm:
- Bệnh lý tiêu hóa thực thể: Xảy ra khi hệ tiêu hóa có bất thường về cấu trúc, gây ra những rối loạn như viêm loét dạ dày, viêm ruột, hoặc các khối u trong hệ tiêu hóa.
- Bệnh lý tiêu hoá chức năng: Xuất hiện khi hệ tiêu hóa có sự bất thường dù không phát hiện bất kỳ bệnh lý tiêu hóa thực thể nào. Những rối loạn chức năng này thường gặp phải trong các trường hợp như hội chứng ruột kích thích (IBS).
Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ phá vỡ và chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất cần thiết, hấp thu qua thành ruột và đưa vào máu. Quá trình này bắt đầu khi thức ăn được nhai và trộn với nước bọt tại miệng, sau đó dạ dày co bóp để nghiền nát. Khi thức ăn xuống đến ruột non, dịch tiêu hóa từ túi mật và tuyến tụy tiếp tục phân giải tiếp. Từ đó các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua thành ruột vào máu, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Những thành phần không được hấp thu sẽ di chuyển đến ruột kết, cộng với các tế bào chết và chuyển hoá thành phân.
Khi rối loạn tiêu hoá xuất hiện, một hoặc nhiều giai đoạn của quá trình tiêu hóa có thể bị tác động, dẫn đến các dấu hiệu khó chịu như đau bụng, đầy hơi, hoặc táo bón.
>>> Để biết thêm về các bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, xem ngay bài viết: Các bệnh thường gặp ở tiêu hóa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Bệnh này là một vấn đề phổ biến không phân biệt độ tuổi và đối tượng. Tuy nhiên, có những nhóm nguy cơ đặc biệt cần được lưu ý, bao gồm:
Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Rối loạn chức năng tiêu hóa và nhu động thường gặp ở trẻ sơ sinh đến thiếu niên 18 tuổi. Trong đó, rối loạn tiêu hóa chức năng chiếm 40-50%, chủ yếu liên quan đến đau bụng.
Người cao tuổi
Lão hóa là yếu tố quan trọng gây ra sự suy giảm toàn diện và rối loạn hệ tiêu hóa ở người cao tuổi. Sự diễn ra mạnh mẽ của quá trình này là nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa thường gặp ở nhóm này. Cụ thể:
- Thực quản: Khi tuổi tác cao, khả năng co bóp của thực quản và độ căng của cơ vòng trên suy yếu.
- Dạ dày: Người lớn tuổi có niêm mạc dạ dày kém bền vững hơn, dễ bị tổn thương, từ đó làm nâng cao khả năng bị viêm tá tràng. Ngoài ra, độ đàn hồi và sức chứa của dạ dày suy giảm, cùng với tốc độ tiêu hóa thức ăn chậm lại. Tất cả sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng.
- Ruột non: Sự thay đổi cấu trúc của ruột non theo tuổi tác làm giảm khả năng di chuyển và hấp thu dinh dưỡng. Từ đó khiến việc tiêu hóa không còn hiệu quả như trước.
- Nồng độ Lactase giảm: Người cao tuổi dễ gặp hối chứng này khi tiêu thụ sữa và các thực phẩm làm từ sữa. Từ đó gây nên các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy.
- Vi khuẩn phát triển mạnh: Ở người lớn tuổi, các vi khuẩn có xu hướng tăng mạnh trong đường tiêu hóa, khiến họ bị đau bụng, đầy hơi, thậm chí sụt cân. Điều này làm cản trở sự hấp thụ các dưỡng chất như Vitamin B12, Sắt,… và khoáng chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Các nhóm đối tượng khác
Ngoài hai nhóm đối tượng trên, rối loại tiêu hoá còn xuất hiện ở một số nhóm đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, tử cung có thể gây áp lực lên ruột và dạ dày, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Sự biến đổi của nội tiết trong cơ thể cũng có thể góp phần vào việc gây nên các rối loạn như đầy bụng, táo bón,…
- Người tham gia thể dục thể thao đòi hỏi sức bền: Các người này thường bị mất nước, chế độ ăn uống khắt khe, và rối loạn mạch máu do vận động mạnh. Những yếu tố này có thể tác động tiêu cực lên hoạt động tiêu hóa.
- Người thường xuyên chịu áp lực và căng thẳng: Tình trạng tâm lý không ổn định và không thoải mái có thể gây rối loạn đường tiêu hóa. Mối liên kết giữa tâm trạng và hệ tiêu hóa là rất mạnh mẽ.
- Người bệnh mãn tính như tiểu đường ( loại II), đau nửa đầu, suy giáp: Những bệnh mãn tính này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn tiêu hóa
Dưới đây là các nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh rối loạn tiêu hoá như:
- Viêm đại tràng: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh này. Đến từ lỵ amip, shigella và các tác nhân khác gây ra hội chứng ruột kích thích.
- Bệnh lý dạ dày: Các tình trạng như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và các bệnh tương tự liên quan đến hệ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
- Hệ vi sinh vật trong đường ruột mất cân bằng: Hệ vi sinh này bao gồm vi khuẩn đường ruột có lợi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình tiêu hóa và lên men trong ruột. Khi mất cân bằng, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị rối loạn. Dùng kháng sinh quá mức cũng là yếu tố thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
- Chế độ ăn uống: Thức ăn và đồ uống kém vệ sinh, không chất lượng có thể ảnh hướng đến hệ tiêu hóa. Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa cũng góp phần gây ra hội chứng này.
- Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến ở người trưởng thành. Việc sử dụng rượu bia làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, làm giảm hoạt động của các men tiêu hóa, gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa thực phẩm.

Triệu chứng nhận biết rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng thường thấy và có nhiều triệu chứng khác nhau, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều phần khác nhau trong hệ tiêu hóa. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến mà bạn có thể gặp phải:
- Chướng bụng: Cảm giác đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng, đặc biệt là sau bữa ăn. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết có thể gây tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa.
- Buồn nôn, nôn mửa: Các kích thích trong đường ruột có thể tạo cảm giác buồn nôn và nôn ói.
- Ợ hơi, ợ nóng: Rối loạn đường tiêu hoá gây ra các triệu chứng ợ hơi và ợ nóng. Nếu bạn thường xuyên gặp phải các dấu hiệu này, có thể hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.
- Đau bụng âm ỉ: Hầu hết những người bị bệnh này đều mắc phải. Cơn đau có thể xuất hiện ở dạ dày và vùng bụng trên hoặc dưới. Lúc đầu, cơn đau thường nhẹ, nhưng sau đó nhiều hơn và có thể lan rộng. Đặc biệt sau khi người bệnh ăn các thực phẩm cay, chua hoặc khi bị ngộ độc thực phẩm.
- Đại tiện bất thường: Các biểu hiện thường thấy bao gồm tiêu chảy, táo bón và đi vệ sinh nhiều lần. Nguyên nhân là do sự bất ổn trong chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Nếu triệu chứng này kéo dài, nhất là tiêu chảy, người bệnh có thể bị đuối sức và suy nhược.
- Mất cảm giác thèm ăn: Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, bạn có thể thấy đắng miệng, mất khẩu vị và chán ăn.
Những triệu chứng này thường đi kèm với rối loạn tiêu hóa. Khi nhận biết chúng sẽ giúp bạn hiểu, đối phó với tình trạng này một cách hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiêu hóa
Nếu rối loạn tiêu hóa không được phát hiện và điều trị đúng lúc, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Nguy cơ bệnh lý cấp tính: Ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, thủng dạ dày.
- Nguy cơ về các bệnh lý đường ruột nguy hiểm: Viêm đại tràng, thiếu máu cục bộ và ung thư đường ruột.
- Các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm và khẩn cấp: Tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy cấp
Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:
- Bụng đau dữ dội và kéo dài không ngừng
- Nhịp tim nhanh
- Huyết áp thấp
- Ra nhiều mồ hôi, đầu óc lờ đờ, thiếu tỉnh táo
- Vùng bụng bị sưng
- Chạm nhẹ vào bụng bị đau
Rối loạn đường tiêu hóa có gây nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn tiêu hoá có thể đe doạ đến sức khoẻ cơ thể nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể đang đối mặt với các vấn đề tiềm ẩn ở dạ dày, đại tràng hoặc đường ruột. Dù nguyên nhân chính là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, việc thiếu kiểm soát vẫn có thể gây biến chứng nghiêm trọng như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày và các vấn đề tiêu hóa.
Phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn đường tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ quan trong hệ thống tiêu hóa, từ dạ dày đến ruột. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng và đánh giá sức khỏe tâm lý (nếu cần). Các phương pháp chẩn đoán có thể bao gồm:
- Các xét nghiệm tổng quát được thực hiện nhằm đánh giá chức năng của các cơ quan như gan và thận, cùng các chỉ số huyết học và sinh hóa máu, giúp kiểm tra tình trạng trào ngược hoặc nồng độ axit trong cơ thể.
- Nội soi đường tiêu hóa.
- Nội soi ổ bụng.
- Đo áp lực nhu động, đo trở kháng thực quản.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
- Siêu âm.
- Chụp CT và MRI.
- Chụp X-quang.
Các phương pháp này hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác các rối loạn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Một số xét nghiệm cần bệnh nhân nhịn ăn hoặc vệ sinh đường tiêu hóa, trong khi những xét nghiệm khác có thể tiến hành mà không cần chuẩn bị nhiều. Người bệnh nên thảo luận chi tiết với bác sĩ để hiểu rõ quy trình thực hiện.
Một số trường hợp ít gặp có thể xảy ra biến chứng như chảy máu hoặc tổn thương sau khi xét nghiệm. Do đó, hiểu rõ về lợi ích và nguy cơ trước khi tiến hành các thủ thuật này là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ người bệnh.
Cách điều trị hội chứng rối loạn tiêu hóa
Do tình trạng này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, phương pháp điều trị cũng cần được điều chỉnh dựa trên từng trường hợp riêng biệt. Sau đây là một số cách điều trị giúp bạn có thể xử lý hiệu quả cho tình trạng này:
- Chế độ dinh dưỡng: Chọn mua sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tránh thức ăn cay nóng, chua, giàu đạm và mỡ. Hãy ăn chín và uống nước sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Tăng cường thêm men tiêu hóa và thức uống hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc: Chỉ dùng kháng sinh theo đúng hướng dẫn để điều trị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa. Khi có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn và điều trị kịp thời.
- Điều trị tại bệnh viện: Trong trường hợp bệnh trở nặng, hãy đến ngay bệnh viện để được chăm sóc chuyên sâu. Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn là địa chỉ tin cậy để thăm khám khi bị rối loạn đường tiêu hóa. Tại đây bạn có thể được bác sĩ chỉ định truyền dịch để khắc phục tình trạng mất nước do buồn nôn hoặc tiêu chảy. Và hỗ trợ chăm sóc để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau rối loạn tiêu hóa.
>>> Để hiểu rõ hơn về quy trình khi khám tiêu hóa, đọc ngay bài viết sau: Quy trình khám tiêu hóa – Khám tiêu hóa nên lưu ý những gì?

Một số cách phòng ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Xây dựng lối sống khoa học chính là giải pháp hiệu quả giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Áp dụng các lời khuyên dưới đây để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh:
- Chế độ ăn uống: Ăn uống đủ chất và đảm bảo thực phẩm được chín và nước uống được sôi. Tránh các thức ăn gây kích thích đường ruột và tiêu chảy. Bổ sung chất xơ và rau xanh cho người thường xuyên bị táo bón. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các thức uống có cồn như rượu và bia.
- Bổ sung men vi sinh và lợi khuẩn tốt để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hoá.
- Xây dựng thói quen đi vệ sinh khoa học, cố gắng đi vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại các yếu tố gây rối loạn tiêu hóa.
Những thắc mắc thường gặp về hội chứng rối loạn tiêu hoá
Làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán chính xác rối loạn tiêu hóa?
Để phát hiện và chẩn đoán rối loạn đường tiêu hóa, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như kiểm tra sinh lý tiêu hóa, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và siêu âm.
Rối loạn tiêu hóa bao lâu thì hết?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tình trạng này có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần hoặc thậm chí còn lâu hơn. Dựa vào triệu chứng cụ thể để có biện pháp điều trị sớm.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài có sao không?
Theo các chuyên gia, thông thường rối loạn tiêu hóa có thể được chữa khỏi và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài có thể gây chán ăn và mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể. Đặc biệt, trong những trường hợp bệnh kéo dài và gây mất nước mà không được bù điện giải có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Như vậy bài viết trên đã tổng hợp tất cả các kiến thức, thông tin cần thiết về rối loạn tiêu hóa và các biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa hãy liên hệ ngay với bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị hiệu quả.
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/