Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ em & Cách chữa sổ mũi cho bé nên lưu ý
Sổ mũi ở trẻ em là triệu chứng thường gặp khi thay đổi thời tiết mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản… Vậy sổ mũi ở trẻ em do nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn nhé!
Trẻ bị sổ mũi hắt hơi do đâu?
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp bởi lúc này sức đề kháng yếu. Sổ mũi ở trẻ em là triệu chứng thường gặp nhất và nguyên nhân chính là do nhiễm lạnh. Trong Đông y, khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện. Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ có một số triệu chứng như sổ mũi trong, hắt hơi, nghẹt mũi,… còn ở giai đoạn nặng hơn trẻ sẽ bị ho nặng, suy yếu tạng phế.
Trong y học hiện đại, mũi được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp và phần hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc và được bao phủ bằng lớp thảm nhầy giúp giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn và bảo vệ mũi xoang. Nếu các biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có dị vật, hóa chất, khối u, viêm nhiễm … điều này khiến cho các tuyến tiết chế nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch từ đó xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi. Chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh, viêm tắc vòi tai, phế quản…
Viêm mũi, tiếng thông dụng là sổ mũi. Viêm mũi thường bị gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bao gồm cả chứng bệnh cảm lạnh thông thường do Rhinovirus, Coronavirus và virut cúm gây ra, một số khác gây ra bởi adenovirus, virut human parainfluenza, human respiratory syncytial virus, enterovirus
Ngoài ra, niêm mạc mũi có rất nhiều virus, vi khuẩn do đó khi gặp lạnh sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển gây ra tình trạng viêm mũi, họng. Sổ mũi ở trẻ em là triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm họng, phổi…
>>> Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Triệu chứng cho biết bé bị sổ mũi
Sổ mũi ở trẻ em có thể kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi và nguyên nhân chính đó là do virus. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị chảy mũi xanh, đặc có thể do bội nhiễm vi khuẩn. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả và xuất hiện triệu chứng nghiêm trong hơn như sốt cao trên 38,5 độ C, quấy khóc, bỏ chơi thì ba mẹ hãy cho bé đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.
>>> Tìm hiểu thêm về sổ mũi ở trẻ em qua tài liệu sau:
Nguồn: Paediatric Anaesthesia
Trẻ em bị sổ mũi có cần uống thuốc không?
Sổ mũi ở trẻ em có cần uống thuốc không là câu hỏi được rất nhiều ba mẹ quan tâm trên các diễn đàn sức khỏe. Thực tế, trẻ bị sổ mũi hoàn toàn có thể tự hết bằng những những phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng hơn như khó thở, ho trầm trọng, sốt cao, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi thì ba mẹ hãy cho trẻ đi khám ngay nhé!
Cách trị hắt hơi sổ mũi nhanh khỏi cho bé
Khi mới xuất hiện dấu hiệu sổ mũi, hắt hơi cần can thiệp sớm để điều trị dứt điểm. Sổ mũi ở trẻ có thể làm theo một số cách dưới đây:
Dùng nước muối sinh lý (NaCl) để nhỏ mũi cho trẻ
Trong trường hợp nước mũi của trẻ có màu trắng trong thì ba mẹ chỉ cần nhỏ nước muối 0,9%, mỗi bên mũi 3-4 giọt và thực hiện 4-5 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu nước mũi của bé màu vàng xanh rất có thể do bệnh lý nào đó chính vì vậy ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám tại bệnh viện chuyên tai mũi họng để có thể tìm ra nguyên nhân, mức độ của bệnh và điều trị sao cho phù hợp.
Cách nhỏ mũi cho trẻ:
- Ngâm lọ nước muối vào nước ấm trước khi nhỏ mũi
- Cho bé nằm ngửa đầu sao cho phần đầu thấp hơn so với chân
- Tiến hành nhỏ nước muối vào từng mũi, trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2-3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4-5 giọt
- Sau khi nhỏ đợi khoảng 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy bên trong phần hốc mũi
- Làm sạch hốc mũi: Với trẻ nhỏ không tự xì mũi được thì có thể dùng bóng hút để hút đờm bên trong hốc mũi còn với trẻ lớn hơn có thể tự xì mũi thì cho bé xì mũi ra một chiếc khăn sạch.
- Nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ít nhất 4 lần/ngày đến khi bé không còn dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi
Các biện pháp khác
Ngoài nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cha mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ tắm bằng nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch trong mũi
- Cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, các loại thức ăn dạng lỏng để giúp dịch mũi lỏng và dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ không nên ăn đồ có quá nhiều chất béo, dầu mỡ.
- Có thể thoa dầu khuynh diệp, dầu tràm vào lòng bàn chân bé và massage, xoa dầu vào ngực, lưng của trẻ
- Khi ngủ cho bé nằm cao đầu giúp nước mũi không bị chảy ngược vào trong từ đó gây ra ngạt mũi
- Cho bé mang tất chân khi ngủ
- Day huyệt nghinh hương: Huyệt này có tác dụng thanh hỏa khí, thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt… giúp trị ngạt mũi, viêm mũi, chảy nước mũi. Huyệt nghinh hương nằm ở 2 bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 1cm và nằm trên rãnh mũi má. Cha mẹ dùng đầu ngón tay day bấm huyệt nghinh hương trong khoảng 1-2 phút và không nên dùng lực quá mạnh và thực hiện khoảng 5-7 lần/ngày tùy mức độ của bệnh.
Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm với sổ mũi, hắt hơi, cha mẹ hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Những điều cần lưu ý khi chữa sổ mũi cho bé
Trong quá trình điều trị sổ mũi ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi cho bé bởi điều này có thể lây mầm bệnh qua đường nước bọt. Nếu sử dụng dụng cụ hút mũi không nên chọc sâu vào mũi vì có thể khiến niêm mạc của bé bị tổn thương.
- Không nên nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé bởi nó có thể gây ra phù nề, nóng rát và làm bỏng niêm mạc mũi.
- Không lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi có chứa kháng sinh, corticoid hoặc các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ bởi nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
- Không nên rửa mũi cho bé quá nhiều lần trong ngày bởi điều này sẽ làm mất lượng chất nhầy tự nhiên có trong mũi khiến mũi bị khô, niêm mạc bị tổn thương,…
Phòng ngừa bệnh sổ mũi ở trẻ em
Để có thể phòng ngừa tình trạng sổ mũi ở trẻ em khi thời tiết thay đổi, cha mẹ cần:
- Giữ không gian nơi bé ngủ luôn sạch sẽ, thông thoáng
- Vào mùa đông hoặc khu thời tiết thay đổi cần giữ ẩm cho trẻ đặc biệt là ở vùng ngực, cổ, đầu, lòng bàn tay, chân…
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu vitamin trong chế độ ăn hàng ngày cho bé
- Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ không nên ăn các loại thực phẩm chiên rán, dầu mỡ
Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?
Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện do đó rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Trong trường hợp sổ mũi ở trẻ không có những dấu hiệu như sốt cao, ho kéo dài thì hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Một số biểu hiện cần đưa trẻ đi khám:
- Khó thở
- Sốt cao trên 38 độ
- Thay tã ít hơn so với mọi ngày
- Ho kéo dài
- Đau tai
- Nước mũi có màu xanh lá
- Mắt đỏ, tiết dịch mắt màu xanh hoặc vàng
- Trẻ khóc bất thường kéo dài
Những trường hợp cần cho trẻ đi viện nhanh chóng
- Ho có đờm
- Trẻ bỏ bú, bỏ ăn
- Ho nhiều dẫn đến nôn, thay đổi sắc tố da
- Trẻ khó thở, tím tái các đầu ngón hay hoặc môi
>>> Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tác nhân gây bệnh và cách điều trị
Khám cho trẻ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp như sổ mũi, ho, cảm lạnh, hắt hơi… Với những trường hợp nhẹ hoàn toàn có thể chữa tại nhà bằng các phương pháp trên nhưng ba mẹ không nên chủ quan mà hãy theo dõi sát sao nếu tình trạng trở nên nghiêm trong hơn hãy đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại khu vực Sài Gòn với gần 16 năm đi vào hoạt động và trở thành bệnh viện đi đầu trong lĩnh vực tai-mũi-họng.
Bệnh viện là nơi quy tụ ngũ y bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực tai-mũi-họng do đó cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Đặc biệt, bệnh viện đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị khám chữa bệnh hiện đại giúp nhanh chóng phát hiện bệnh lý từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm về lời khuyên khi trẻ bị sổ mũi qua video sau:
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh sổ mũi ở trẻ em
Trẻ bị sổ mũi kéo dài có nên cho con đi khám không?
Với trường hợp sổ mũi nhẹ, ba mẹ hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng cách sử dụng nước muối sinh lý, hút mũi hoặc những phương pháp khác. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi, nước mũi có màu xanh, vàng thì hãy cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Sổ mũi ở trẻ có tự khỏi được không?
Sổ mũi ở trẻ nếu được chữa đúng cách sẽ khỏi trong vòng 10-14 ngày mà không cần phải đi bác sĩ.
Chữa sổ mũi ở trẻ nên lưu ý điều gì?
Khi chữa sổ mũi ở trẻ, ba mẹ cần quan tâm đến điều sau:
- Không nhỏ nước muối sinh lý quá nhiều lần trong ngày
- Giữ cho phòng ngủ của bé luôn thông thoáng, sạch sẽ
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại đặc biệt là khói thuốc lá
- Không nên rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày
Hy vọng bài viết về sổ mũi ở trẻ em trên đây sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi con. Đừng quên liên hệ với Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được tư vấn và đặt lịch khám trong thời gian sớm nhất nhé!
Hotline: (028) 38 213 456
Website: https://taimuihongsg.com
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/