Sốt xuất huyết có được tắm không

Sốt xuất huyết có được tắm không? Lưu ý cách tắm đúng cho người bệnh

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

Giám đốc Cơ sở 2 Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn


Sốt xuất huyết có được tắm không?” là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh này. Việc tắm rửa đúng cách không chỉ giúp cơ thể sạch sẽ, thoải mái mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng có thể tắm. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Bị sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Vậy sốt xuất huyết có được tắm không? Đối với người mắc sốt xuất huyết nhẹ, việc tắm rửa vẫn có thể thực hiện nhưng cần tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn. Theo khuyến nghị của chuyên gia, người bệnh không nên tắm nước lạnh hoặc nước quá nóng vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, dùng nước ấm hoặc lau người nhẹ nhàng bằng khăn ấm là phương pháp tốt nhất giúp duy trì vệ sinh cá nhân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tùy từng trường hợp, người mắc sốt xuất huyết có thể tắm nhưng cần tránh kỳ cọ quá mạnh lên da. Khi mắc bệnh này, cơ thể bị giảm tiểu cầu, làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới da, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nên che chắn phòng kín không có gió lùa cũng như không được ngâm với nước quá lâu để giảm nguy cơ cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.

Đối với những ca bệnh nặng thì bệnh nhân nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tắm gội. Việc này thường sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp làm sạch cơ thể phù hợp với bệnh nhân.

Người lớn bị bệnh sốt xuất huyết có được tắm không
Bài viết này sẽ giúp giải đáp băn khoăn về vấn đề làm sạch cơ thể trong thời gian sốt xuất huyết

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng không nên tắm khi bị sốt vì lo sợ bệnh trở nặng hơn. Tuy nhiên, điều này chưa có cơ sở khoa học. Nếu được thực hiện đúng cách, việc này không chỉ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mà còn hỗ trợ cơ thể loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn, giảm khả năng bị nhiễm trùng da.

Lợi ích bất ngờ của việc tắm khi bị sốt xuất huyết

Khi mắc bệnh truyền nhiễm, việc giữ cho cơ thể sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Điều này cũng áp dụng với bệnh sốt xuất huyết, khi một môi trường sống sạch sẽ kết hợp với chăm sóc cơ thể đúng cách có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng cơ thể hiệu quả hơn. Vì vậy, vấn đề bị sốt xuất huyết có được tắm không nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu không giữ bản thân sạch sẽ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, làm tăng phần trăm bội nhiễm, gây khó chịu và kéo dài thời gian phục hồi.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên gội rửa quá nhiều lần trong ngày, vì việc này sẽ dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc này còn làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, đồng thời làm suy giảm vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh cần lưu ý làm sạch cơ thể đúng cách để đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ nhưng vẫn an toàn cho quá trình điều trị bệnh.

Mới hết sốt xuất huyết có được tắm không
Việc giữ cơ thể luôn sạch sẽ cũng có nhiều tác dụng trong quá trình điều trị

Bệnh sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có được tắm không?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, người bị sốt xuất huyết kèm theo giảm tiểu cầu cần đặc biệt thận trọng trong việc tắm gội. Nguyên nhân là do trong thời điểm này, mạch máu người bệnh sẽ bị giãn, nếu như bạn dội nước lạnh trực tiếp lên cơ thể hoặc kỳ cọ quá mạnh có thể làm tăng khả năng bị tụ máu dưới da hoặc trong cơ, khiến cho bệnh tình trở nặng hơn.

Tình trạng sốt giảm tiểu cầu xảy ra khi lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (<150.000 tiểu cầu/micro lít máu) hoặc nghiêm trọng hơn là <50.000 tiểu cầu/micro lít máu. Thông thường, tiểu cầu giảm mạnh trong khoảng từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 của bệnh tình, dẫn đến các mức độ xuất huyết khác nhau:

  • Da xuất hiện các chấm đỏ hoặc vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng bất thường.
  • Xuất huyết dưới da tại các vị trí như mặt trước cẳng chân, mặt trong cánh tay, vùng bụng hoặc đùi.

Do đó, để giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết có tắm rửa được không thì người bệnh cần hạn chế dùng nước lạnh hoặc chà xát mạnh trên da trong giai đoạn này. Thay vào đó, có thể lau người nhẹ nhàng bằng khăn ấm để giữ cơ thể sạch sẽ mà vẫn đảm bảo an toàn, giảm khả năng gặp biến chứng nguy hiểm.

Trẻ em phát ban sốt xuất huyết có được tắm không
Giữ cho cơ thể sạch sẽ đúng cách trong thời gian bệnh cũng sẽ giúp mau khỏi bệnh

Bao lâu thì được tắm sau khi khỏi bệnh?

Sốt do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes, thường diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau. Hiểu rõ từng giai đoạn giúp người bệnh nhận diện sớm triệu chứng và có hướng xử lý kịp thời, hạn chế tình trặng trở nặng hơn.

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, trung bình khoảng 4 – 7 ngày, tùy theo cơ địa, hệ miễn dịch và thể trạng của mỗi người. Trong giai đoạn này, vi rút Dengue sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua vết đốt của muỗi vằn sẽ đi vào máu và nhân lên, nhưng chưa gây ra triệu chứng rõ ràng.

Giai đoạn sốt

Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh bắt đầu mệt mỏi, sốt cao đột ngột 39 – 40°C, kéo dài từ 2 đến 7 ngày và khó hạ dù dùng thuốc. Các triệu chứng kèm theo gồm đau đầu, nhức mỏi cơ, phát ban, buồn nôn. Khi hạ sốt, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nguy hiểm với nguy cơ sốc Dengue, xuất huyết dưới da, chảy máu cam. Do đó, cần theo dõi sát các dấu hiệu để xử lý kịp thời. Trong suốt quá trình này, vấn đề làm sạch cơ thể cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến cơ thể và quá trình phục hồi.

Người lớn sau khi hết sốt xuất huyết có được tắm không
Nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ về vấn đề làm sạch cơ thể trong lúc sốt

Giai đoạn nguy hiểm

Từ ngày thứ 3 cho đến 1 tuần bị bệnh, người bệnh có thể bước vào giai đoạn nguy hiểm dù cơn sốt xuất huyết đã giảm. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh lúc này suy yếu đáng kể với các triệu chứng như bứt rứt, mệt mỏi, tay chân lạnh. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng bị tụ máu dưới da, ra máu cam, chảy máu ở chân răng, đi ngoài hoặc tiểu ra máu, cảnh báo tình trạng gặp biến chứng cao. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tắm nước lạnh hoặc kỳ cọ mạnh để tránh ảnh hưởng đến mạch lưu thông máu và bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn hồi phục

Nếu vượt qua giai đoạn nguy kịch, người bệnh sẽ dần hết sốt, huyết áp ổn định, thèm ăn trở lại. Quá trình phục hồi thể hiện qua sự ổn định của hồng cầu, tăng bạch cầu và tiểu cầu. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dần khỏe lại.

Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh có thể gội rửa bình thường, nhưng cần dùng nước ấm và không nên trong thời gian quá lâu, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Phòng tắm nên được đóng và che chắn kín gió để tránh nhiễm lạnh, giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.

Sai lầm cần tránh khi tắm đối với người bị sốt xuất huyết

Tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Người mắc sốt xuất huyết nên chuẩn bị nước với nhiệt độ ấm vừa phải hoặc dùng khăn ấm đề lau mình, việc này sẽ giúp đảm bảo tình trạng cơ thể và phục hồi bệnh tình nhanh hơn. Không nên sử dụng nước có nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Nước nóng khiến mạch lưu thông máu giãn nở, làm tăng nguy cơ mất nước, chóng mặt, mệt mỏi. Ngược lại, nước quá lạnh có thể gây co mạch, sốc nhiệt, làm cơ thể khó điều hòa thân nhiệt.

Người lớn sốt xuất huyết có được tắm gội đầu không
Tuyệt đối không dùng nước có nhiệt độ quá cao hay quá thấp

Ngâm mình quá lâu

Đã biết sốt xuất huyết có được tắm rửa không rồi thì bạn cũng nên lưu ý, cơ thể người bệnh thường yếu và nhạy cảm hơn, nên việc ngâm nước lâu có thể làm mất nhiệt, co thắt mạch lưu thông máu, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, da mềm và dễ tổn thương khi ngâm nước lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, làm tăng khả năng nhiễm trùng da.

Để người ướt sau khi tắm

Người bệnh cần đặc biệt chú ý lau khô cơ thể để tránh nhiễm lạnh và hỗ trợ phục hồi bệnh tình. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ bị cảm, thậm chí có khả năng dẫn đến viêm phổi hoặc nhiễm trùng da nếu không được giữ khô thoáng. Việc duy trì độ ẩm thích hợp cho da cũng giúp giảm nguy cơ kích ứng, vi khuẩn xâm nhập.

Sau khi tắm nước ấm, người bệnh nên sử dụng khăn mềm, thấm hút tốt để lau khô toàn bộ cơ thể, đặc biệt ở các vị trí dễ ẩm ướt như nách, bẹn, kẽ ngón tay, ngón chân. Điều này giúp cơ thể luôn sạch sẽ, thoải mái, góp phần hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.

Tắm trực tiếp

Trong giai đoạn giảm tiểu cầu, cơ thể người bệnh trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị bầm tím, tụ máu dưới da. Vì vậy, thay vì dội nước trực tiếp, lau người bằng khăn ấm là giải pháp an toàn giúp giữ ấm cơ thể, đồng thời tránh co mạch hoặc làm trầm trọng tình trạng tụ máu.

Bên cạnh đó, khăn ấm giúp giãn nở lỗ chân lông, hỗ trợ hạ sốt tự nhiên, đồng thời loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, giữ da sạch sẽ và tạo cảm giác dễ chịu. Khi lau mình, cần thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh, đặc biệt ở những vùng có vết bầm hoặc xuất huyết, để đảm bảo an toàn cho người bệnh và giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả hơn.

Người sau sốt xuất huyết có được tắm không
Ưu tiên lau người và hạn chế tắm trực tiếp với nước

Cách tắm đúng cho người bị sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn để hỗ trợ quá trình phục hồi, đồng thời giảm thiểu khả năng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Tắm ở nơi kín gió: Tránh tắm ở những nơi có gió để giữ ấm cơ thể, hạn chế bị nhiễm lạnh hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu bệnh.
  • Dùng nước ấm, tránh nước quá nóng hoặc lạnh: Nước quá nóng có thể khiến mạch máu giãn nở, làm tăng khả năng mất nước, chóng mặt. Ngược lại, nước quá lạnh có thể gây co mạch, sốc nhiệt, ảnh hưởng đến khả năng điều hòa thân nhiệt. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng nước có nhiệt độ vừa phải để đảm bảo an toàn.
  • Không ngâm mình trong nước quá lâu: Ngâm nước lâu có thể khiến cơ thể bị mất nhiệt, suy giảm sức đề kháng, đồng thời làm da dễ bị mềm, nứt nẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Dùng khăn riêng: Không dùng chung khăn để hạn chế khả năng lây nhiễm cho người khác. Sau mỗi lần sử dụng, cần giặt sạch và phơi khô khăn để đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh chà xát mạnh lên da: Trong thời gian mắc bệnh, da có thể xuất hiện phát ban, bầm tím, xuất huyết dưới da. Việc cọ xát mạnh có thể gây tổn thương, khiến da dễ bị viêm nhiễm hoặc chảy máu.

Lưu ý: Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, xuất huyết nhiều hoặc sốt cao kéo dài, người bệnh nên hạn chế tắm gội và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp.

Vừa sốt xuất huyết xong có được tắm không
Lưu ý các yếu tố trên để đảm bảo tình trạng cơ thể

Những câu thương gặp về Sốt xuất huyết có được tắm không?

Sốt xuất huyết tắm nước nóng được không?

Người bệnh không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, mà thay vào đó nên chọn nước nhiệt độ vừa phải. Việc tiếp xúc với nước quá nóng có thể khiến mạch máu giãn nở quá mức, làm tăng tình trạng xuất huyết, trong khi nước quá lạnh có thể gây co mạch đột ngột, dẫn đến sốc nhiệt và làm cơ thể mất nhiệt nhanh chóng. Cả hai trường hợp này đều có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình phục hồi, người bệnh nên sử dụng nước ấm vừa phải, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đồng thời, nên gội rửa nhanh và lau khô để hạn chế bị nhiễm lạnh. Nếu bạn đang thắc mắc “sốt xuất huyết có được tắm hay không?”, câu trả lời là có, nhưng cần thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Sốt xuất huyết có gội đầu được không?

Sốt xuất huyết có được tắm gội không? Câu trả lời là có thể, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Việc gội đầu khi sốt cần được cân nhắc dựa trên tình trạng cơ thể và thời điểm bệnh để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Nếu bệnh vẫn ở mức nhẹ, sức khỏe ổn định, không bị sốt cao kéo dài, vẫn có thể gội đầu nhưng cần thực hiện đúng cách.

Lưu ý quan trọng khi gội đầu khi bị sốt xuất huyết:

  • Chỉ sử dụng nước có nhiệt độ vừa phải để tránh cơ thể bị sốc nhiệt
  • Gội đầu nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để không làm tổn thương vùng da có xuất huyết dưới da hoặc cơ.
  • Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, tránh đứng quá lâu vì có thể gây chóng mặt, choáng váng do huyết áp giảm.
  • Lau khô tóc ngay sau khi gội, đặc biệt với người có tóc dài, cần sấy khô hoàn toàn để tránh nhiễm lạnh.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng đầu, bằng khăn hoặc mũ mềm sau khi gội.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết (thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7), có dấu hiệu sốt cao hoặc đang điều trị tại bệnh viện, bác sĩ thường không khuyến khích gội đầu vì có thể làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng khả năng biến chứng. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên lau người bằng khăn ấm để giữ vệ sinh thay vì dội nước trực tiếp.

Sốt xuất huyết dengue có tắm được không?

Nhiều người thường thắc mắc bị sốt xuất huyết dengue có tắm được không, họ vẫn có thể gội rửa nhưng cần tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình hồi phục. Sử dungk nước có nhiệt độ vừa phải giúp làm sạch cơ thể, giảm cảm giác khó chịu và hạ nhiệt. Tuy nhiên, không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì điều này có thể gây co mạch hoặc giãn mạch quá mức, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và tình trạng bệnh. Ngoài ra, cần tránh ngâm mình trong nước quá lâu để không làm cơ thể mất nhiệt hoặc nhiễm lạnh. Sau khi tắm, nên lau khô cơ thể và giữ ấm để tránh nhiễm lạnh.

Phát ban sau sốt xuất huyết có được tắm không?

Phát ban là một dấu hiệu phổ biến sau khi mắc sốt xuất huyết, gây ra sự xuất hiện của các nốt đỏ trên da. Việc tắm rửa trong thời điểm này không chỉ giúp duy trì vệ sinh mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh làm trầm trọng thêm tình trạng da, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Sử dụng nước có nhiệt độ phù hợp: Nước ấm giúp làm sạch cơ thể mà không gây kích ứng da. Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì điều này có thể làm tăng cảm giác khó chịu và gây co mạch máu.
  • Thời gian hợp lý: Hạn chế thời gian tắm, không nên ngâm mình quá lâu để tránh làm da bị khô và giảm tình trạng bị nhiễm trùng.
  • Lau khô nhẹ nhàng: Sau khi tắm, sử dụng khăn mềm để thấm khô da một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh lên vùng da bị phát ban để không gây tổn thương thêm.

Ngoài ra, nếu cảm thấy da khô hoặc ngứa, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để làm dịu và bảo vệ da. Việc tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp người bệnh duy trì việc chăm sóc cơ thể mà không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau sốt xuất huyết.

Trẻ bị sốt xuất huyết có tắm được không?

Trẻ bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm, nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình hồi phục. Việc tắm giúp giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ, giảm khả năng nhiễm trùng da và mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong thời điểm sốt cao hoặc khi trẻ có dấu hiệu suy nhược nên ưu tiên lau mình với khăn ấm để đảm bảo cho cơ thể.

Nếu trẻ có dấu hiệu giảm tiểu cầu hoặc xuất huyết dưới da, nên hạn chế dội nước và chỉ lau người bằng khăn ấm để tránh tổn thương da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Việc tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp trẻ duy trì vệ sinh mà không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe khi mắc sốt xuất huyết.

Bài viết trên đây đã trả lời đầy đủ và chi tiết cho câu hỏi sốt xuất huyết có được tắm không. Việc tắm khi bị sốt xuất huyết cần được thực hiện đúng cách để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh nên sử dụng nước ấm, tắm nhanh trong môi trường kín gió và lau khô ngay sau đó. Nếu sức khỏe yếu hoặc đang trong giai đoạn nguy hiểm, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+