sốt xuất huyết kiêng gì

Sốt xuất huyết kiêng ăn gì? Kiêng làm gì? 13 thứ cần tránh để mau khỏe

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

BS.CKII. Ngô Thanh Thúy

Giám đốc Cơ sở 2 Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn


Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng cần người bệnh và gia đình lưu ý. Vậy sốt xuất huyết kiêng gì để bệnh mau khỏi? Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn.

Sốt xuất huyết kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh xa

1. Đồ ăn màu sẫm (nâu, đen, đỏ)

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống có màu sắc đậm như tiết canh, huyết động vật, củ dền, nước ngọt có màu đỏ,… có thể khiến phân hoặc chất nôn bị nhuộm màu tối. Điều này gây khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa – một biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết.

Để đảm bảo việc theo dõi sức khỏe được chính xác, bệnh nhân nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này.

bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì
Với câu hỏi người bệnh sốt xuất huyết kiêng ăn những thứ gì thì chính là các thực phẩm có màu đỏ sẫm như củ dền, tiết canh,…

2. Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gây đầy bụng, khó tiêu và làm giảm hiệu suất hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, chất béo bão hòa trong các món ăn này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tuần hoàn máu, cản trở quá trình hồi phục của cơ thể.

Thay vào đó, để quá trình chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhất nên ưu tiên các món ăn chế biến đơn giản như hấp, luộc để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

3. Đồ cứng, gây khó tiêu hóa

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn, thậm chí có triệu chứng buồn nôn. Việc tiêu thụ thức ăn cứng, khó nhai hoặc khó tiêu có thể làm tăng cảm giác khó chịu và gây rối loạn tiêu hóa.

Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm và chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.

4. Đồ uống có gas, đồ ngọt

Với thắc mắc bị sốt xuất huyết kiêng gì thì người bệnh còn cần phải kiêng cả những đồ uống có chứa ga và nước ngọt. Những loại đồ uống này gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, gây ra tình trạng mất nước và những chất điện giải.

sốt xuất huyết kiêng ăn những gì
Sốt xuất huyết nên kiêng gì không thể không kể đến các đồ uống có gas, đồ ngọt vì có thể gây đầy hơi, khó tiêu

5. Đồ uống có cồn, chất kích thích

Caffeine, rượu bia và các loại đồ uống có chứa chất kích thích nói chung đều có thể làm cơ thể mất nước, tăng nguy cơ xuất huyết nội và khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Đặc biệt, rượu bia có thể ảnh hưởng đến chức năng gan – một cơ quan quan trọng trong việc xử lý độc tố khi bị sốt xuất huyết. Vì vậy, người bệnh nên kiêng hoàn toàn các loại đồ uống này trong suốt thời gian điều trị và hồi phục.

6. Thức ăn, thức uống lạnh

Thực phẩm lạnh như kem, nước đá có thể làm rối loạn quá trình đông máu và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, nước đá hoặc đồ uống lạnh có thể gây co mạch đột ngột, làm giảm tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Do đó, bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống nước ấm hoặc nước lọc ở nhiệt độ phòng để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt nhất.

bệnh sốt xuất huyết cần kiêng gì
Các thực phẩm lạnh như kem và nước đá cũng cần phải được liệt vào danh sách người bị bệnh sốt xuất huyết kiêng gì không

Sốt xuất huyết kiêng làm gì? 7 điều cần tránh

1. Vận động, tập thể dục mạnh

Trong quá trình hồi phục, người bệnh nên ưu tiên nghỉ ngơi và chỉ thực hiện các bài tập nhẹ như đi bộ hoặc duỗi cơ đơn giản. Việc vận động quá sức có thể làm tăng nguy cơ suy giảm hemoglobin trong máu, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở và kéo dài thời gian hồi phục.

Khi mắc sốt xuất huyết, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng để chống lại virus, đồng thời có nguy cơ mất nước và suy nhược. Nếu tập luyện quá mức, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng chóng mặt, tụt huyết áp đột ngột, đau đầu, thậm chí là xuất huyết não. Vì vậy, trong giai đoạn này, người bệnh nên tránh các hoạt động thể chất cường độ cao như chạy bộ, tập gym, hoặc chơi thể thao.

2. Tự ý dùng thuốc

Việc dùng thuốc trong quá trình điều trị và theo dõi sức khỏe khi bị sốt xuất huyết cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả với những loại thuốc hạ sốt thông dụng như paracetamol, người bệnh cũng cần sử dụng đúng liều lượng để tránh tác động tiêu cực đến gan.

Người bị sốt xuất huyết có cần kiêng gì không? Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không nên dùng Aspirin và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Những loại thuốc điều trị này có thể làm giảm kết tập tiểu cầu, gây rối loạn đông máu và làm tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

sốt xuất huyết nên kiêng những gì
Các loại thuốc giảm đau người bệnh sốt xuất huyết không được phép tự ý sử dụng

Bên cạnh đó bệnh nhận cũng không được tự dùng thuốc kháng sinh nếu không chỉ định của bác sĩ. Vì sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng trừ khi có nhiễm trùng kèm theo. Việc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận.

Thay vì tự ý dùng thuốc, bệnh nhân nên chườm ấm, uống nhiều nước và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát.

3. Cạo gió, xông hơi

Sốt xuất huyết khiến người bệnh bị suy giảm tiểu cầu và tổn thương mao mạch gây thoát huyết tương, do đó cạo gió có thể gây bầm tím dưới da hoặc xuất huyết nặng hơn. Tương tự, việc xông hơi có thể làm giãn mạch máu, dẫn đến nguy cơ chảy máu cam hoặc xuất huyết nội tạng.

4. Tự ý truyền nước

Một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi mắc sốt xuất huyết là không tự ý truyền nước tại nhà. Nếu truyền dịch không đúng cách hoặc quá mức, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng hoặc suy tuần hoàn. Việc truyền dịch chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.

trẻ sốt xuất huyết kiêng gì
Người bệnh cũng không được tự ý tự truyền nước ở nhà nếu không có sự chỉ định của bác sĩ

5. Tắm, gội bằng nước lạnh

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên hạn chế tối đa việc tắm rửa bằng nước lạnh. Bởi vì có thể khiến các mạch máu trên da co rút đột ngột, trong khi các mạch máu bên trong lại giãn nở, làm tăng nguy cơ xuất huyết. Thay vì tắm, bệnh nhân nên dùng khăn ấm để lau người nhằm duy trì vệ sinh mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

6. Tiếp xúc với gió trời và nằm máy lạnh

Người mắc sốt xuất huyết thường sốt cao, cơ thể yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Việc tiếp xúc với gió mạnh hoặc nằm trong phòng máy lạnh quá lâu có thể làm cơ thể bị sốc nhiệt, co mạch đột ngột, gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nếu sử dụng quạt hoặc máy lạnh, nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và không để gió thổi trực tiếp vào người bệnh.

7. Để muỗi cắn

Muỗi là tác nhân chính truyền bệnh sốt xuất huyết, và người mắc bệnh thường có mùi hương thu hút muỗi nhiều hơn bình thường. Khi bị muỗi đốt, virus có thể lây lan sang người khác, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.

Vì thế việc tự giác ngăn ngừa và phòng chống muỗi cắn rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp hạn chế việc bệnh trở nặng thêm mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.

bệnh sốt xuất huyết cần kiêng những gì
Muỗi chính là tác nhân chính truyền bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Uống nhiều nước

Sốt xuất huyết khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là do sốt cao và ra mồ hôi nhiều. Vì vậy, việc cung cấp nước kịp thời và đầy đủ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì cân bằng điện giải và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc, đồng thời có thể bổ sung nước ép từ trái cây như cam, bưởi, chanh, nước dừa hoặc nước canh, nước súp để tăng cường vitamin C, khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện độ bền của thành mạch máu. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng, người bệnh nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, bún, phở hạn chế các thực phẩm khó tiêu, giàu mỡ.

Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, mẹ nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng tự nhiên. Với trẻ lớn hơn, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ép ăn quá nhiều một lúc.

Ngoài ra, nên bổ sung thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt nạc, sữa cũng như thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, gà, hải sản) để giúp cơ thể nhanh chóng khỏe lên.

bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì
Thức ăn giàu kẽm chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Sau khi khỏi sốt xuất huyết, cơ thể vẫn cần thời gian để khỏe hoàn toàn. Trẻ nhỏ rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn bù bằng các thực phẩm giàu vitamin A, D, kẽm, sắt và khoáng chất cần thiết.

Một số thực phẩm tốt nên bổ sung trong giai đoạn này gồm thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin như cam, quýt, dâu tây. Điều này giúp bé nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cải thiện khẩu vị và phát triển thể chất tốt hơn sau thời gian ốm.

Rau xanh, trái cây tươi

Ngoài nước lọc và nước ép trái cây, người bệnh sốt xuất huyết cũng nên bổ sung các loại nước ép rau củ như cà rốt, dưa chuột, rau xanh (rau má, rau diếp cá). Những loại nước ép này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, giảm viêm, mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.

Những câu hỏi thường gặp về sốt xuất huyết kiêng gì?

Sốt xuất huyết có được tắm không?

Người mắc sốt xuất huyết vẫn có thể tắm, tuy nhiên cần lưu ý một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn. Việc tắm cần thực hiện nhanh chóng, tránh ngâm mình trong nước quá lâu. Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng nước lạnh để tắm hoặc gội đầu, vì có thể làm cơ thể mất nhiệt đột ngột, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với những bệnh nhân sốt xuất huyết có tình trạng hạ tiểu cầu, cần đặc biệt cẩn trọng khi tắm. Tránh kỳ cọ mạnh, vì điều này có thể dẫn đến xuất huyết dưới da hoặc trong cơ, gây nguy hiểm. Trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, tốt nhất người bệnh nên hạn chế tắm gội để tránh giãn thành mạch, làm tăng nguy cơ xuất huyết. Thay vào đó, có thể dùng khăn ấm lau cơ thể để giữ vệ sinh và giảm cảm giác khó chịu.

bị sốt xuất huyết cần kiêng những gì
Người bị sốt xuất huyết vẫn có thể đi tắm nhưng phải tắm nhanh và không sử dụng nước lạnh để tắm

Sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Việc gội đầu khi bị sốt xuất huyết phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên gội đầu hay không. Nếu sức khỏe ổn định, không còn sốt cao và không thuộc giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thì có thể gội đầu nhưng cần thực hiện nhanh chóng, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.

Ngược lại, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn nguy hiểm, sốt cao liên tục hoặc đang được điều trị tại bệnh viện, thì nên hạn chế gội đầu để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục. Nếu cảm thấy khó chịu, có thể sử dụng khăn ấm lau vùng đầu thay vì gội trực tiếp bằng nước.

người sốt xuất huyết kiêng kị gì
Việc gội đầu không nằm trong danh sách cần kiêng gì khi bị sốt xuất huyết nhưng nó phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và sức khỏe bệnh nhân

Sốt xuất huyết có nên đánh răng không?

Người bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể đánh răng, nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc miệng, hạn chế nguy cơ xuất huyết. Vệ sinh răng miệng là điều quan trọng, ngay cả khi bị bệnh, nhưng cần thực hiện đúng cách. Những bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ, không có biến chứng, có thể tiếp tục đánh răng như bình thường nhưng cần sử dụng bàn chải mềm và thao tác nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, có nguy cơ xuất huyết cao, bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối sinh lý thay vì đánh răng. Điều này đảm bảo vệ sinh miệng mà không gây nguy cơ chảy máu. Đặc biệt là đối với những ai bị tình trạng máu không đông có thể bị mất máu dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Sốt xuất huyết có được đắp chăn không?

Người bệnh sốt xuất huyết có thể đắp chăn, nhưng cần lựa chọn loại chăn mỏng, nhẹ và có khả năng thoáng khí tốt. Chất liệu vải như cotton là lựa chọn lý tưởng vì giúp lưu thông không khí, tránh tình trạng quá nhiệt hoặc đổ mồ hôi nhiều.

Không nên đắp chăn quá dày hoặc trùm kín người, vì triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột. Việc đắp chăn quá kín có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều, gây khó chịu và làm trầm trọng hơn các triệu chứng như phát ban nhiệt. Điều này có thể kéo dài thời gian hồi phục và làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn.

sốt xuất huyết phát ban kiêng gì
Người bị sốt xuất huyết nên sử dụng chăn mỏng, thoáng khí

Hi vọng với những thông tin tổng hợp trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc sốt xuất huyết kiêng gì. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ người thân của mình bị sốt xuất huyết, cách an toàn và tốt nhất là hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà nếu không muốn tình trạng trở nặng hơn.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

+